Mít là loại quả ngon, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. Tuy nhiên, một số người ăn mít có thể sẽ gặp phải một số tác hại cho sức khỏe.
1. Những tác hại của mít đối với sức khỏe
Khi ăn mít, bạn sẽ được bổ sung năng lượng, tốt cho mắt và da, giúp nhuận tràng, ngừa thiếu máu, ung thư... Tuy nhiên, mặc dù có nhiều lợi ích nhưng bạn vẫn phải cân nhắc đến một số tác hại của mít đối với sức khỏe.
Khi ăn mít không đúng cách hoặc ăn quá nhiều, bạn sẽ phải đối với một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:
- Làm tăng đông máu ở những người mắc chứng rối loạn đông máu.
- Ảnh hưởng đến việc ổn định lượng đường huyết trong ở thể ở người bị tiểu đường.
- Làm giảm ham muốn tình dục, giảm cảm giác khi bị kích thích... từ đó cản trở đến quá trình mang thai ở những người mong muốn có con.
- Hàm lượng chất xơ cao có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn khi ăn quá nhiều.
2. Ăn mít bao nhiêu là hợp lý?
Để tránh gặp phải những tác hại của mít, bạn chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm từ 1- 2 tiếng, vì chúng chứa nhiều đường, nếu ăn lúc đói có thể sẽ khiến lượng đường trong máu của cơ thể bị tăng cao đột ngột.
Những người mắc các bệnh mãn tính chỉ nên ăn tối đa 3 – 4 múi/ngày (khoảng 80gr). Khi ăn, hãy ăn cùng với các loại hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu dưỡng chất cho cơ thể.
Xem thêm: Ngán ăn mít tươi, biến tấu ngay thành 6 món ăn ngon 'tuyệt cú mèo'
Ngoài ra, nếu bạn đang bị nóng trong người, hay nổi mụn nhọt chỉ nên ăn mít với lượng, khi ăn mít cần bổ sung thêm nước và rau xanh.
Lưu ý: Ăn mít không gây nóng trong người, tuy nhiên, những người đang bị mụn nhọt, rôm sảy hay chắp lẹo mắt thì không nên ăn nhiều, vì sẽ làm tăng lượng đường trong máu, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển – nguyên nhân gây tình trạng mụn nhọt, chốc lở.
3. Ai không nên ăn mít?
Mít tuy tốt, nhưng những người mắc bệnh sau đây tốt nhất không nên ăn mít vì nó có thể khiến bệnh càng thêm trầm trọng.
3.1 Bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường cần có một chế độ ăn uống “kiêng chất đường”. Trong khi đó, mít chứa nhiều đường, khi ăn vào cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng.
3.2 Gan nhiễm mỡ
Mít chứa nhiều đường cũng không tốt cho người bị bệnh gan và còn dễ khiến cơ thể bị nóng. Do đó, nếu bạn đang bị gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng nên tránh ăn trái cây có chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như mít.
3.3 Suy thận
Bệnh nhân bị suy thận nên tránh những loại thức ăn giàu kali như mít. Khi bị suy thận, kali sẽ bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, quá nhiều có thể dẫn đến tử vong do ngừng tim mà không có dấu hiệu báo trước.
3.4 Suy nhược cơ thể, sức khỏe yếu
Những người đang bị suy nhược cơ thể, sức khỏe yếu nếu ăn mít sẽ dễ bị đầy bụng, khó chịu, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp.
Với những người đang có bệnh mãn tính, chỉ nên ăn mít ở mức rất hạn chế. Khi ăn mít cần làm sạch nhựa, nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối. Với trẻ em và người cao tuổi nên cắt nhỏ và nghiền nhuyễn trước khi ăn.
Mít là loại trái cây mang đến nhiều lợi ích, nhưng cũng tồn tại nhiều rủi ro sức khỏe khi ăn quá nhiều. Do đó, khi ăn mít hãy ăn với mức độ vừa phải để không phải đối mặt với những tác hại không muốn từ loại quả này.