Thế nào là “đói sinh lý” và “đói tâm lý”?

VOH - Giới “cú đêm” thường xuyên cảm thấy đói bụng vào lúc giữa đêm, nếu nhịn ăn thực sự rất khó chịu, nhưng khi thực sự không thể nhịn được thì nên ăn như thế nào để tránh gây gánh nặng cho cơ thể?

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu mọi người muốn ăn vào lúc nửa đêm, bước đầu tiên là xác định xem mình đang “đói sinh lý” hay “đói về mặt tâm lý”.

Khi đói về mặt sinh lý, mọi người có thể ăn một ít protein để tăng cường cảm giác no (vượt qua cơn đói thật sự). Còn khi đang đói về mặt tâm lý, mọi người có thể ăn một số đồ ăn nhẹ có hàm lượng calo thấp để nâng cao tâm lý về cảm giác no (vượt qua tâm lý đói bụng).

Thế nào là “đói sinh lý” và “đói tâm lý”? 1
Chống đói nửa đêm, mọi người cần ăn uống chừng mực, không ăn quá nhiều, tránh gây gánh nặng cho dạ dày - Ảnh: TVBS

 “Cú đêm” hoặc đơn giản gọi là “cú” là từ để chỉ những có xu hướng thức khuya đến tận đêm muộn hoặc thậm chí là đến rạng sáng hôm sau.

Một số người sẽ cảm thấy năng động hơn trong các hoạt động khi màn đêm buông xuống, bởi tâm trí của họ hoạt động nhạy bén và hiệu quả nhất vào thời điểm này.

“Đói sinh lý” mới thực sự là đói

Liu Yahui, chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm người Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, “đói sinh lý” mới là cơn đói thực sự, nghĩa là cơ thể cần thức ăn để sản sinh ra năng lượng, lúc này sẽ xảy ra các trạng thái như sau:

Bụng đói cồn cào.

Mắt bị nhòe mờ và không thể tập trung.

Cơ thể bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt.

Ở trạng thái “đói sinh lý”, sau khi ăn mọi người sẽ có cảm giác no liền, bụng sẽ dễ chịu hơn. Tuy nhiên vì đã là nửa đêm, nên mọi người vẫn cần phải hạn chế ăn uống và ăn uống chừng mực không ăn quá nhiều.

Khuyến cáo mọi người nên chọn thực phẩm nguyên mẫu được chế biến thấp hoặc thực phẩm giàu protein. Nó sẽ hỗ trợ tốt cho cảm giác no, chẳng hạn như chawanmushi (là một món trứng sữa hấp với hạt bạch quả của ẩm thực Nhật Bản), trứng trà, đậu edamame ít muối, các loại hạt không có tẩm gia vị hoặc hương liệu…

“Đói tâm lý” chỉ là cơn đói giả

Chuyên gia Liu Yahui cho rằng, “đói tâm lý” chỉ là cơn đói giả, không phải là thiếu năng lượng mà là nhu cầu do “căng thẳng” và “cảm xúc” gây ra cho cơ thể, lúc này sẽ xảy ra các trạng thái như sau:

Không có lý do gì đặc biệt và cụ thể, chỉ muốn ăn thế thôi.

Thèm ăn một số loại đồ ăn.

Rõ ràng là bụng đã no nhưng vẫn muốn ăn.

Chuyên gia Liu Yahui khuyến cáo, đừng ăn những đồ ăn có hàm lượng calo cao để thỏa mãn bản thân khi đang “đói tâm lý”, lúc này khả năng phát hiện cảm giác no của cơ thể rất yếu và không thể kiểm soát được lượng thức ăn ăn vào dẫn đến ăn quá nhiều, gây gánh nặng cho dạ dày.

Thay vào đó, mọi người nên sử dụng các loại thực phẩm ít calo, cần nhai kỹ để nâng cao nhận thức về cảm giác no, chẳng hạn như ăn các loại rong biển, các loại đậu khô hoặc mì Konjac (là một món ăn Nhật Bản được cắt thành các dải giống như sợi mì), để tránh vô tình ăn quá nhiều ngoài tầm kiểm soát, sẽ không tốt cho sức khỏe.

Bình luận