7 tác dụng của nước lá tía tô cực tốt cho sức khỏe

(VOH) – Tía tô là loại rau ăn quen thuộc với nhiều người. Không chỉ làm nguyên liệu chế biến món ăn, nước lá tía tô cũng vô cùng tốt cho sức khỏe. Vậy uống nước lá tía tô có tác dụng gì?

Lá tía tô được sử dụng khá nhiều trong ẩm thực, ngoài ra đây cũng là loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh và làm đẹp hiệu quả. Do đó, nhiều người dùng lá tía tô để nấu nước uống tốt cho sức khỏe và giúp giải khát mùa hè.

1. Uống nước lá tía tô có tác dụng gì?

Uống nước lá tía tô không chỉ giúp giải khát mà còn giúp mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng của nước lá tía tô có thể bạn chưa biết:

1.1 Giúp hạ sốt

Uống nước lá tía tô có thể giúp bạn hạ sốt trong những trường hợp bị sốt nhẹ, sốt do cảm lạnh, sốt nhẹ do côn trùng cắn. Uống nước lá tía tô trước khi tiêm phòng cũng có tác dụng giảm sốt hiệu quả. Tuy nhiên, với những trường hợp sốt do cảm nóng, sốt kèm theo ra nhiều mồ hôi thì tuyệt đối không nên uống nước lá tía tô hạ sốt.

1.2 Làm đẹp da

Một trong những tác dụng của nước lá tía tô là giúp bạn có được làn da trắng sáng và ngăn ngừa lão hóa. Trong lá tía tô có chứa hoạt chất priseril giúp thanh lọc và cải thiện màu sắc da, đồng thời còn giúp loại bỏ tế bào chết, từ đó giúp da được trắng sáng và đều màu.

uong-nuoc-la-tia-to-co-tac-dung-gi-voh-0
Uống nước lá tía tô giúp làm đẹp da (Nguồn: Internet)

Uống nước lá tía tô cũng giúp bổ sung vitamin E cho cơ thể. Vitamin E có tác dụng rất tốt trong việc duy trì và tăng cường độ ẩm cho da, giúp da thêm mịn màng, tươi trẻ.

Ngoài ra, thành phần chất chống oxy hóa trong nước lá tía tô cực kỳ cao, giúp hỗ trợ ngăn ngừa và chậm quá trình lão hóa làn da.

1.3 Giúp giảm cân

Uống nước lá tía tô thường xuyên là một biện pháp giúp bạn giảm cân hiệu quả. Lá tía tô chứa nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin cùng các protein thực vật, có tác dụng rất tốt trong các hoạt động của dạ dày, giúp đẩy nhanh chuyển hóa và trao đổi chất, từ đó giúp làm tăng hoạt động đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể.

1.4 Giảm mề đay, mẩn ngứa

Người bị nổi mề đay mẩn ngứa thường vô cùng khó chịu, thế nhưng bạn có thể tận dụng nước lá tía tô để làm giảm cảm giác ngứa ngứa, khó chịu do mề đay gây ra. Cụ thể, sau khi đun nước uống, bạn lấy phần bã lá tía tô đắp lên vùng da nổi mẩn ngứa sẽ giúp cải thiện tình trạng.

1.5 Hỗ trợ điều trị bệnh về dạ dày

Lá tía tô chứa 2 hoạt chất glucosamine và tanin có trong lá tía tô có thể giúp chống viêm nhiễm, tăng cường khả năng làm lành vết thương, làm liền sẹo nhanh chóng nếu bạn gặp tổn thương về dạ dày. Vì thế, một trong những công dụng của nước lá tía tô là giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày.

1.6 Tốt cho người bệnh gout

Một số hoạt chất trong lá tía tô có thể giúp làm giảm đáng kể enzym xanthin oxidase vốn là một trong những nguyên nhân hình thành axit uric gây nên bệnh gout. Vì thế, việc uống nước lá tía tô thường xuyên sẽ giúp ích rất nhiều đối đối bệnh nhân bị bệnh gout.

1.7 Hỗ trợ điều trị hen suyễn

Một số nghiên cứu ghi nhận, chiết xuất từ lá tía tô có hiệu quả rất tốt trong việc điều trị bệnh hen suyễn. Các hoạt chất trong loại lá này có khả năng giúp lưu thông khí, cải thiện chức năng phổi và hỗ trợ điều trị hen suyễn. Do đó, uống nước lá tía tô đều đặn cũng có thể giúp ích trong việc điều trị căn bệnh này.

Xem thêm: Hen suyễn và những điều cần biết

2. Cách nấu nước lá tía tô tại nhà

uong-nuoc-la-tia-to-co-tac-dung-gi-voh-1
Nấu nước lá tía tô cực đơn giản tại nhà (Nguồn: Internet)

Bạn có thể nấu nước lá tía tô ngay tại nhà chỉ qua vài bước đơn giản sau đây:

2.1 Chuẩn bị nguyên liệu

  • Lá tía tô: 200g
  • Chanh: 2 lát
  • Muối: 1/2 muỗng cà phê
  • Nước lọc: 2.3 lít

2.2 Cách nấu nước lá tía tô

Lá tía tô mua về rửa rạch cả lá lẫn cây, sau đó dùng kéo cách thành từng khúc dài khoảng 1 lóng tay rồi ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 phút. Sau đó, bạn rửa lại lá tía tô thêm 2-3 lần nữa và vớt ra rổ cho ráo nước.

Cho 2.5 lít nước lọc vào nồi đun sôi, sau đó cho lá tía tô vào đun thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp.

Sau khi nước tía tô nguội, bạn lọc lấy phần nước cho vào bình thủy tinh rồi cho thêm 2 lát chanh tươi vào, đậy nắp và uống trong ngày. Vào những ngày thời tiết nắng nóng, bạn có thể cho nước lá tía tô vào ngăn mát tủ lạnh để uống.

Lưu ý: Khi bỏ lá tía tô vào bạn không nên đun sôi quá 15 phút bởi nó có thể khiến các tinh dầu trong lá bay hết và các tác dụng của nước lá tía tô cũng sẽ bị giảm đi rất nhiều.

3. Uống nước lá tía tô khi nào?

Nếu bạn uống nước lá tía tô để giảm cân, bạn có thể uống trước lúc ăn khoảng 30 phút để giúp ngăn ngừa hấp thu chất béo, cũng như giúp làm giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

Nếu chỉ dùng nước tía tô như một loại nước uống thông thường, bạn nên uống sau bữa ăn khoảng 20 phút.

uong-nuoc-la-tia-to-co-tac-dung-gi-voh-2
Dùng nước tía tô sau bữa ăn khoảng 20 phút là tốt nhất (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên cần nhớ rằng, tuyệt đối không được lạm dụng loại nước này quá mức, bởi uống quá nhiều nước lá tía tô có thể sẽ khiến bạn bị đầy bụng khó tiêu, thậm chí có thể gây ra một số tác dụng phụ khác.

Do đó, một ngày bạn chỉ nên uống tối đa khoảng 3 – 4 lý nước lá tía tô và nên chia nhỏ ra để uống nhiều lần trong ngày.

4. Tác hại khi uống nước lá tía tô quá nhiều

Cũng giống với nhiều loại nước uống khác thì việc lạm dụng, uống quá nhiều mức cho phép cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dưới đây là một số tác hại mang lại khi uống nhiều nước lá tía tô:

  • Do uống quá nhiều nước lá tía tô trong thời gian dài sẽ làm cho huyết áp tăng cao và ảnh hưởng đến hệ tim mạch.
  • Việc tăng huyết áp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ đang mang thai và trẻ em khi uống nhiều nước tía tô.
  • Những người bị dị ứng với thành phần trong lá tía tô nếu uống nhiều sẽ gây ra các phản ứng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Ngoài ra việc uống nhiều quá mức cũng sẽ làm đầy bụng và táo bón.

5. Những lưu ý khi uống nước lá tía tô

Để nước lá tía tô có thể phát huy hết những công dụng và cơ thể bạn cũng không phải những tác dụng phụ, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Bảo quản nước lá tía tô trong tủ lạnh khi không dùng đến. Thời gian bảo quản tối đa là 24 giờ đồng hồ.
  • Không uống nước tía tô đã để qua đêm.
  • Không uống nước lá tía tô trong trường hợp cảm nóng, người ra nhiều mồ hôi.
  • Nên uống nước tía tô trước khi ăn khoảng 30 phút để đạt hiệu quả cao.
  • Trẻ em và phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước lá tía tô.
  • Ngoài ra uống nước lá tía tô không có tác dụng gì trong việc giảm sốt hay các dụng phụ sau khi tiêm vắc xin covid - 19.

Như vậy, nước lá tía tô là loại thức uống vừa đơn giản dễ làm vừa có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về những tác dụng của nước lá tía tô mang lại và có thêm một loại nước uống bổ dưỡng trong mùa hè này.