Để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, bản thân mỗi người đều cần xác định được mục đích tồn tại bằng cách đặt ra mục tiêu và hoàn thành nó nhằm phát triển bản thân, đồng thời cũng giúp tổ chức, xã hội thêm phần phát triển toàn diện. Và trong tiến trình phát triển đó, con người sẽ dần biết được sứ mệnh là gì và tầm quan trọng mà nó mang lại cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp, công ty.
1. Sứ mệnh là gì?
Sứ mệnh (tiếng Anh có có nghĩa là Mission) là một bản tóm tắt, một tuyên bố hay một lời thông báo, trong đó chủ thể được nhắc đến có thể là cá nhân, tổ chức hoặc một công ty, doanh nghiệp nào đó.
Thông thường, khi nhắc đến ý nghĩa của sứ mệnh chính là nhắc đến những điều cần thực hiện ở hiện tại và tương lai, nó có thể được xem là mục tiêu và mục đích cuối cùng để cống hiến, làm việc.
1.1 Sứ mệnh cá nhân
Sứ mệnh cá nhân được hiểu là mục tiêu để mỗi chúng ta tiếp tục phấn đấu và phát triển bản thân theo mục tiêu, mục đích đã đề ra. Theo đó, sứ mệnh cá nhân phải đảm bảo đủ các tiêu chí gồm những nội dung như:
- Cụ thể, đầy đủ, ngắn gọn và xúc tích.
- Giải đáp được lý do tại sao phải đạt mục đích ấy, tại sao mục đích đặt ra có thể giúp cá nhân phát triển?
- Đưa ra định hướng tương lai bản thân phù hợp nhất.
- Có hoạch định những bước đi để hoàn thành mục tiêu.
Mỗi cá nhân thường sẽ có những sứ mệnh khác nhau, nhưng cơ bản để hoàn thành sứ mệnh chúng ta cần thực hiện các bước:
- Tổng hợp thành tích, rút kinh nghiêm cũng như những giá trị cốt lõi.
- Biết được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.
- Xác định được mục tiêu mà mình muốn đạt được.
1.2 Sứ mệnh doanh nghiệp, công ty
Sứ mệnh công ty, doanh nghiệp cũng tương tự như sứ mệnh cá nhân. Theo đó, sứ mệnh công ty, doanh nghiệp có thể hiểu cơ bản là mang tính xác định lý do để một tổ chức tồn tại và phát triển.
Ngoài ra, sứ mệnh công ty, doanh nghiệp cũng mang ý nghĩa thông báo cho người nghe và người xem mục đích tối cao nhất, có thể xem là “bản tuyên ngôn” của công ty, doanh nghiệp đó đối với xã hội, thể hiện những lợi ích, ý nghĩa và giá trị mang đến cho khách hàng.
Bên cạnh đó, sứ mệnh công ty còn giới thiệu những sản phẩm, mặt hàng mà công ty, doanh nghiệp sẽ sản xuất, đối tượng và những thị trường mà công ty, doanh nghiệp hướng đến.
Xem thêm: Nguyên nhân xuất hiện và ưu khuyết điểm của độc quyền
2. Vai trò của sự mệnh
Vì sứ mệnh có thể phản ảnh được tất cả mọi thứ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cho nên sứ mệnh đóng vai trò quan trọng đối với từng cá nhân, doanh nghiệp, nhất là những công ty chưa có nhiều danh tiếng và đang trong quá trình xây dựng thương hiệu, khẳng định bản thân.
Như vậy, vai trò của sứ mệnh chính là:
- Đảm bảo sự nhất trí về mục đích bên trong tổ chức nhằm hướng tới kết quả tương lai. Khi các mục tiêu được xác định rõ ràng sẽ giúp cho kế hoạch, chiến lược đi đúng hướng và đạt kết quả cao.
- Cung cấp một cơ sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối nguồn lực của tổ chức cho từng dự án cụ thể. Đồng thời đặt ra được những tiêu chí rõ ràng và những thành tựu sẽ đạt được trong tương lai.
- Thiết lập một tiếng nói chung hoặc môi trường để tất cả mọi người có thể kết hợp làm việc với nhau một cách hiệu quả, nhằm đạt được đích đến cuối cùng nhanh nhất.
- Phục vụ như là một trọng tâm cho các dự án, kế hoạch đi đúng hướng, là tiêu điểm để các thành viên khác có thể kết nối được với nhau, cùng đồng tình với mục đích lẫn phương hướng tổ chức.
- Giúp đưa ra được cái nhìn tổng quát nhất, đồng thời tìm ra các phương pháp đào tạo người hiệu quả hướng đến mục tiêu chung.
Xem thêm: 45 câu nói hay về kinh doanh giúp làm thay đổi cuộc đời bạn
3. Mục đích, ý nghĩa của việc tuyên bố sứ mệnh
Sứ mệnh đóng vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân, công ty, doanh nghiệp và việc tuyên bố sứ mệnh sẽ càng quan trọng hơn, bởi vì theo P. Drucker - “cha đẻ” của quản lý hiện đại - một sứ mệnh là hướng dẫn chính trong việc tạo ra các kế hoạch, chiến lược hoặc đưa ra quyết định hàng ngày.
Việc tuyên bố sứ mệnh sẽ cho người khác biết mục tiêu của bạn hoặc công ty của bạn đang hướng đến là gì, hay đang cố gắng để đạt được điều gì.
Đây được xem là một công cụ truyền thông quan trọng trong việc truyền tải thông tin về tổ chức các sản phẩm, dịch vụ, xác định được khách hàng mục tiêu, thị trường, giá trị hay các kế hoạch phát triển trong tương lai cho tất cả các bên liên quan.
Nói một cách dễ hiểu, việc đặt sứ mệnh sẽ có tác động tới nội bộ bên trong, xây dựng tốt mục tiêu kinh doanh hay thành tựu đạt được cho cả công ty và khách hàng. Nó cung cấp khuôn khổ rõ ràng cho những ai cần một điểm bắt đầu để làm từ việc xây dựng Brand cho riêng bản thân. Còn với người khách hàng, mua hàng, hay đối tượng mua bán, sứ mệnh sẽ là một thứ để thông báo cơ bản về công ty và xây dựng hình ảnh công ty.
Như vậy, mọi lý do chính để công ty tồn tại phải được phản ánh trong tuyên bố sứ mệnh của họ. Vì thế, bất kỳ nhân viên, nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng hay cộng đồng cũng đều sẽ hiểu được đằng sau các hoạt động của tổ chức.
Để có thể hình dung về vai trò, mục đích của tuyên bố sứ mệnh bạn có thể tham khảo một số ví dụ về sứ mệnh công ty sau đây:
- Tập đoàn Vingroup: Sứ mệnh của tập đoàn là vì cuộc sống tươi đẹp cho con người Việt Nam.
- Công ty cổ phần sữa Vinamilk: Sứ mệnh công ty là luôn cam kết cung cấp dinh dưỡng và chất lượng cao từ sự trân trọng có cả tình yêu cũng như trách nhiệm mang tới cho cộng đồng.
- Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel: Sứ mệnh chính là Sự sáng tạo vì con người và xã hội chính là nền móng cho doanh nghiệp phát triển đi lên.
- Công ty cổ phần sữa TH: Luôn nỗ lực hết mình từ đó cung cấp những sản phẩm xuất phát từ thiên nhiên đảm bảo tiêu chí an toàn, sạch và phải tươi ngon, bổ dưỡng.
- Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam: Hướng tới là ngân hàng hàng đầu để vươn tới mục tiêu Việt Nam thịnh vượng.
Xem thêm: Quan điểm sống là gì? Top 15 quan điểm sống tích cực giúp bạn vượt qua khó khăn
4. Cách giúp bạn xác định được một sứ mệnh cho công ty, doanh nghiệp
Để hình thành và xác định cũng như tạo ra một sứ mệnh cho công ty, doanh nghiệp, bạn cần thực hiện theo các định hướng sau:
4.1 Xác định thị trường
Đầu tiên, hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để xem đâu là điểm mấu chốt để lôi kéo họ mua hàng của mình. Việc đặt mình vào vị trí khách hàng sẽ giúp bạn hình dung và nhìn ra được những nhu cầu cần thiết để có thể “đánh” đúng vào những yêu cầu này. Đồng thời khắc phục những lỗi và xây dựng được mẫu sản phẩm lý tưởng cho khách hàng.
Bạn nên hình dung càng cụ thể thì càng tốt bởi nó sẽ giúp bạn có một sứ mệnh rõ ràng khi muốn xây dựng doanh nghiệp hay công ty. Ngoài ra, nó còn giúp cho sứ mệnh của bạn hướng tới đúng nhóm đối tượng để xây dựng một cách thu hút và phù hợp nhất.
4.2 Xác định những gì doanh nghiệp sẽ làm cho khách hàng
Sau khi xác định được đối tượng khách hàng hãy xác định xem công ty mình có thể mang lại điều gì cho khách hàng. Từ đó tập trung vào những điểm đặc biệt, nổi bật của doanh nghiệp hoặc công ty của mình đến cho khách hàng.
Trong sứ mệnh, bạn không cần phải khiêm tốn nhưng cũng đừng quá khoe khoang, hãy viết một cách đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn tạo được ấn tượng. Nếu công ty của bạn có góp phần vào sự phát triển của xã hội và đời sống công dân, đừng quên ghi nó vào trong sứ mệnh.
4.3 Xác định những gì công ty của bạn làm cho nhân viên
Những công ty hay doanh nghiệp tốt đẹp, thành công đều sẽ xây dựng cho nhân viên một môi trường và một đãi ngộ tốt. Và đương nhiên, trong sứ mệnh cũng nên thể hiện cho mọi người thấy công ty bạn có gì, lôi kéo được những nguồn nhân sự hay những cá nhân có thành tích tốt và khả năng cao để cùng phát triển cho công ty của bạn.
Không ghi chung chung, hãy ghi rõ ràng và cụ thể để xây dựng được điểm nhấn, điểm đặc biệt và khác biệt của công ty mình đến cho người thấy và xác nhận.
4.4 Bổ sung những gì doanh nghiệp làm cho chủ sở hữu của nó
Bên cạnh nâng cao giá trị bản thân công ty/doanh nghiệp, việc nâng cao giá trị cổ phần cũng giúp cho công ty có những danh tiếng nhất định. Vì vậy, hãy cho những cổ đông thấy được những lợi ích mà bạn có thể đem lại cho họ nếu họ mua cổ phẩn của công ty bạn.
Tuy không phải là nhu cầu tiên quyết, nhưng hãy cứ xây dựng một sứ mệnh bao gồm điều này, để có thể thu hút được nhiều hơn những sự chú ý từ nhiều đối tượng, ngoài khách hàng mà bạn đang hướng tới.
4.5 Thảo luận, xem xét và sửa đổi
Sau khi đã có được đại ý cho sứ mệnh của bạn, hãy xem lại và viết lại sao cho hay và ngắn gọn nhất. Vì sứ mệnh mang tính biểu tượng cho công ty nên hãy làm tốt nhất có thể.
Xem đó, xem xét rằng liệu sứ mệnh này có thể dùng cho cả nội bộ và thị trường kinh doanh hay không để có thể xuất bản chung hoặc riêng Hãy phân định rõ ràng và cụ thể để có thể nhắm đúng đối tượng mục tiêu mà không bị loạn.
Đừng quên xem xét đến nội dung của những điều được nhắc đến trong sứ mệnh, bảo đảm rằng nó đúng sự thật và được thực hiện suốt quá trình sắp tới.
Không ai có thể chấp nhận rằng ngay đến cả một sứ mệnh – một thứ thay mặt cho hình ảnh của công ty, doanh nghiệp của bạn lại là một điều dối trá.
Như vậy, sứ mệnh là một trong những điều cực kỳ quan trọng đối với hoạt của các doanh nghiệp, công ty hay cá nhân mỗi người. Khi hiểu hơn về vai trò và mục đích của sứ mệnh, hy vọng bạn sẽ có thể ứng dụng nó trong kinh doanh một cách hiệu quả nhất.
Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet