- Hà Nội: Phát giác kho chứa hơn hàng chục nghìn kit xét nghiệm Covid-19 dán nhãn “made in China”
- TP.HCM: Bác bỏ tin đồn học sinh tạm dừng đến trường vì dịch Covid-19
- Cuộn sắt đứt xích lăn đè cabin xe đầu kéo, tài xế thoát chết trong gang tấc
- Bình Phước: Tìm thấy xe SH “mất tích” sau 2 ngày bị lấy trộm
- Chi 6.5 tỉ đồng đấu giá tranh “Cô gái chải đầu” nhưng lại không rõ tên của tác giả
Hà Nội: Phát giác kho chứa hơn hàng chục nghìn kit xét nghiệm Covid-19 dán nhãn “made in China”
Tổng cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội vừa phối hợp cùng Đội cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ, Công an quận Hai Bà Trưng “đột kích” vào kho C5-H19, địa chỉ số 838 Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội và phát hiện hàng loạt sản phẩm phòng chống Covid-19 không có hóa đơn chứng từ nhập khẩu hợp pháp.
Theo thông tin ban đầu, đoàn kiểm tra đã thu giữ gần 60.000 bộ kit xét nghiệm, hơn 3.000 sản phẩm thuốc tân dược và gần 200.000 sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, tất cả đều do nước ngoài sản xuất, đựng trong thùng cactong có gắn nhãn “made in China”. Trị giá ước tính lô hàng trên 10 tỉ đồng.
Hiện lực lượng chức năng đang tiếp tục xác minh, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm sẽ chuyển hồ sơ tới cơ quan điều tra để xử lý nghiêm minh.
Xem thêm: Hà Giang thanh tra việc mua sắm kit test nhanh Covid-19 của công ty Việt Á
TP.HCM: Bác bỏ tin đồn học sinh tạm dừng đến trường vì dịch Covid-19
Sáng ngày 15/3, nhiều phụ huynh học sinh tại TP.HCM vô cùng bối rối khi nhận được thông tin Bộ Y tế ban hành công văn khẩn yêu cầu UBND TP.HCM và một số tỉnh, thành trực thuộc tạm dừng kế hoạch cho học sinh lên lớp học trực tiếp. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là TIN GIẢ MẠO.
Theo đó, đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM xác nhận chưa có bất cứ quyết định và cũng không nhận được chỉ đạo nào của Bộ Y tế hay UBND thành phố về việc phương án hoãn cho học sinh đến trường.
Cùng với đó, trong bối cảnh dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, thành phố đang tính toán và triển khai kế hoạch tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2022 - 2023, dự kiến vào ngày 24, 25 và 26/6 tới đây.
Cuộn sắt đứt xích lăn đè cabin xe đầu kéo, tài xế thoát chết trong gang tấc
Vào trưa ngày 15/3, trên đoạn đường Nguyễn Văn Linh, hướng lưu thông từ khu chế xuất Tân Thuận, quận 7 đi Quốc lộ 1, đã xảy ra sự cố giao thông liên quan đến một xe đầu kéo. Cụ thể, chiếc xe này kéo theo rơ-moóc chở cuộn sắt nặng hơn 20 tấn, tuy nhiên không may sợi xích dùng để cố định cuộn sắt bất ngờ bị đứt, khiến cuộn sắt lao về phía trước và đè móp cabin xe.
Thật may, trong gang tấc, tài xế điều khiến xe đã kịp mở cửa cabin và nhảy ra ngoài nên không bị thương tích. Giao thông qua khu vực đã ùn ứ khá lâu và tài xế đã phải liên hệ 2 xe cẩu loại lớn tới để chằng buộc chở đi.
Bình Phước: Tìm thấy xe SH “mất tích” sau 2 ngày bị lấy trộm
Công an huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước cho biết đã phối hợp với Công an thành phố Đồng Xoài tìm kiếm thành công chiếc xe máy SH 150 bị lấy trộm hôm 12/3 vừa qua.
Theo ghi nhận, kẻ lạ mặt đột nhập vào nhà anh Lê Lộc vào rạng sáng ngày 12/3, rồi nhanh chóng dẫn chiếc xe SH của gia đình và tẩu thoát. Sau khi nhận được tin trình báo, lực lượng chức năng đã tiến hành truy xét, tìm kiếm đối tượng. Tới ngày 14/3, các cán bộ Công an theo dõi một đối tượng tình nghi thì phát hiện chiếc xe máy hiệu SH được dựng gần chuồng gà, sát bờ ao của gia đình bà Vũ Thị Xuân (trú ở xã Long Hà).
Nguồn video: TTO
Qua xác minh, đó chính là chiếc xe của anh Lộc đã trình báo bị mất nên Công an huyện Phú Riềng đang phối hợp Công an TP. Đồng Xoài tiến hành bàn giao tài sản cho người bị mất, đồng thời tiếp tục truy bắt tên trộm và tiến hành xử lý theo quy định pháp luật.
Xem thêm: TP.HCM: Chưa rõ thủ phạm “thiêu rụi” hàng loạt xe ô tô ở quận 7
Chi 6.5 tỉ đồng đấu giá tranh “Cô gái chải đầu” nhưng lại không rõ tên của tác giả
Mới đây, giới mỹ thuật trong nước và quốc tế vô cùng bức xúc trước sự tái diễn tình trạng nhầm lẫn tên tác giả của bức tranh “Cô gái chải đầu” ngay cả khi tác phẩm này được xuất hiện tại phiên đấu giá nổi tiếng Peintres d'Asie, œuvres majeures (Họa sĩ châu Á, tác phẩm quan trọng). Theo đó, dù nhà đấu giá Aguttes đã chi tới 260.000 euro cho bức tranh - nhưng lại không hề phát hiện “hạt sạn” liên quan đến người sáng tác.
Cụ thể, bức tranh được ghi là của họa sĩ Trần Bình Lộc (1914 - 1941) nhưng trên thực tế, đây lại là “đứa con tinh thần” của họa sĩ Trần Tấn Lộc (1906 - 1968), thậm chí ngay trên bức tranh cũng có chữ ký tên của ông.
Được biết, trước đó giám tuyển Ace Lê và nhà nghiên cứu Nhật Vương đã liên tiếp gửi kiến nghị đến nhà đấu giá song sai sót này vẫn không được sàn đấu giá khắc phục.