Tục bó chân ba tấc sen vàng, nỗi đau của phụ nữ phong kiến Trung Hoa

(VOH) - Trong suốt thời phong kiến, tục bó chân được xem là nét truyền thống của phụ nữ Trung Hoa, tục lệ đau đớn này kéo dài trong suốt 1.000 năm và phổ biến nhất là vào thời nhà Thanh.

Sở hữu một đôi chân bó nhỏ nhắn chính là thước đo, chuẩn mực của sự cao quý và sắc đẹp, chính vì vậy dù phải chịu nhiều đau đớn phụ nữ phong kiến Trung Hoa đều buộc chấp nhận đánh đổi. Những đôi chân nhỏ khiến người phụ nữ không thể đứng vững, khi đi các bước chân liêu xiêu trông giống như những cành sen đong đưa trong gió, nên đôi chân “ba tấc sen vàng” còn được gọi bằng các tên mỹ miều khác như “gót hoa” hay “gót huệ”.

tuc-bo-chan-ba-tac-sen-vang-voh-6
Những đôi chân bị bó nhỏ giúp phụ nữ phong kiến Trung Quốc trở nên xinh đẹp và cao quý hơn

Bên cạnh đó, người xưa cho rằng những đôi chân bị bó chặt sẽ khiến phụ nữ ít đi lại, từ đó sẽ ở nhà săn sóc chồng con một cách chu toàn hơn. Xét về phương diện xã hội học, tục lệ này phản ánh rõ tư tưởng trọng nam khinh nữ nặng nề của người Trung Quốc xa xưa.

Xem thêm: Ngọn lửa ma cháy 60 năm không biết tắt là gì ở Trung Quốc

Cách bó chân gót sen đau đớn của phụ nữ Trung Quốc phong kiến

Các bé gái Trung Quốc xưa khi lên 2 đến 5 tuổi sẽ được bà hoặc mẹ tiến hành bó chân cho, đó được xem là thời điểm thích hợp khi xương bàn chân vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Mùa đông là mùa việc bó chân được tiến hành, khi ấy trời lạnh đôi chân bị tê sẽ bớt đi cảm giác đau đớn.  

tuc-bo-chan-ba-tac-sen-vang-voh-5
Thời điểm thích hợp nhất để bó chân là khi các bé gái từ 2 đến 5 tuổi

Đầu tiên, các bé gái sẽ được ngâm chân trong nước ấm pha thảo dược và máu động vật nhằm ngăn ngừa việc hoại tử. Các móng chân lần lượt được cắt thật sâu để hạn chế việc nhiễm trùng vì móng đâm vào thịt. Người bó chân tiếp tục xoa nắn đôi bàn chân, sau đó bẻ gãy và cuốn quắp các ngón vào trong lòng bàn chân. Cuối cùng dùng dải băng bằng lụa hoặc cotton dài khoảng 3m, rộng 5cm đã được ngâm trong hỗn hợp dược thảo và máu động vật quấn lại thật chặt. Đôi khi họ còn tạo ra những vết cắt sâu ở lòng bàn chân để thực hiện dễ dàng hơn.

Trình tự bó chân sẽ được lặp lại 2 ngày 1 lần vào thời gian đầu, mỗi khi bó lại dải băng sẽ được thắt chặt hơn làm cho đôi chân càng thêm nhức nhối. Quá trình bó chân cứ thế kéo dài trong suốt 2 năm một cách đau đớn và sau đó đôi chân biến dạng này sẽ theo các cô gái đến suốt đời.  

tuc-bo-chan-ba-tac-sen-vang-voh-4
Đôi chân biến dạng sẽ theo họ suốt cả đời
tuc-bo-chan-ba-tac-sen-vang-voh-20
 
tuc-bo-chan-ba-tac-sen-vang-voh-21
Kích thước nhỏ đến khó tin của những đôi hài

Quá trình bó chân vô cùng nguy hiểm với sức khỏe, phổ biến nhất chính là bị nhiễm trùng, móng chân mọc dài đâm vào thịt làm hoại tử, có khi làm rụng cả ngón chân, thậm chí căn bệnh này còn có thể gây tử vong. Khi lớn lên người bó chân có nguy cơ cao bị gãy xương chậu và các xương khác khi ngã, họ cũng khó mà đứng dậy được khi đang ngồi.

Xem thêm: Bộ tộc kỳ lạ, phụ nữ phải xăm kín mặt để không bị bắt cóc, ép cưới

Nguồn gốc tục bó chân ba tấc sen vàng

Tục lệ bó chân ban đầu chỉ lưu hành trong giới quý tộc, phổ biến nhất là ở trong cung, các cung tần, mỹ nữ đều thi nhau bó chân. Về sau “ba tấc sen vàng” mới lan rộng ra ngoài và dần trở thành tập tục. Thậm chí đến mức người con gái không bó chân sẽ bị khinh thường và khó lấy được chồng.

tuc-bo-chan-ba-tac-sen-vang-voh-3
Bó chân gót sen bắt nguồn từ tầng lớp thượng lưu phong kiến Trung Hoa

Có nhiều giả thuyết kể về nguồn gốc tục bó chân, trong đó câu chuyện về cung phi Triệu Phi Yến của Hán Thành Đế là phổ biến nhất. Kể rằng nàng cung phi Triệu Phi Yến đã dùng những dải lụa quấn quanh đôi bàn chân và nhảy múa, điệu múa khiến Hán Thành Đế rất thích thú và ấn tượng. Hán Thành Đế đặt tên cho đôi chân bó gọn này là “Kim Liên Tam Thốn” (gót sen ba tấc) và ra lệnh cho các cung phi khác bắt chước theo. Một thuyết khác có nội dung tương tự cũng được kể lại, nhưng đó lại là chuyện của nàng Giáng Phi sống ở thời Nam Bắc Triều.

Xem thêm: Những bí ẩn không thể giải mã được bên trong lăng mộ hơn 2000 năm của Tần Thuỷ Hoàng

Tục bó chân kết thúc vì bị nghiêm cấm

Cứ thế tục bó chân kéo dài đến triều đại nhà Thanh (1644 đến 1912) thì người cai trị thuộc tộc Mãn Châu bắt đầu phản đối vì cho rằng tục lệ này quá lạc hậu, nhưng việc ngăn chặn không mấy thành công.

Đến cuối thế kỷ 19, những học giả cải cách và các nhà truyền giáo Tây phương tiếp tục kêu gọi bỏ đi tập tục đau khổ này nhưng mãi đến năm 1920 mới lung lay được nhận thức của số ít người dân.

tuc-bo-chan-ba-tac-sen-vang-voh-2
Dù đau đớn và mang nhiều hệ luỵ sức khoẻ nhưng tục lệ bó chân không dễ dàng bị xoá bỏ

Đến năm 1928, Quốc dân đảng người Hán lên kế hoạch xóa bỏ tục lệ bó chân, yêu cầu tất cả thiếu nữ dưới 15 tuổi phải để bàn chân phát triển tự nhiên. Nhưng cũng không mấy người chấp hành theo.

Khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949 tục lệ này bị nghiêm cấm nhưng mãi đến năm 1960 mới cơ bản chấm dứt.

tuc-bo-chan-ba-tac-sen-vang-voh-1
Bà Wang với đôi chân biến dạng vì tập tục "ba tấc sen vàng"
tuc-bo-chan-ba-tac-sen-vang-voh
Những người phụ nữ cuối cùng có đôi chân "ba tấc sen vàng", họ đều đã già

Cuối cùng, tập tục bó chân gót sen cũng hoàn toàn chấm dứt giải thoát cho những người phụ nữ Trung Hoa, ngày nay chúng ta chỉ còn thấy “ba tấc sen vàng” ở một số cụ bà cao tuổi.

Nguồn ảnh: Internet