Chờ...

5 dự án sáng tạo xã hội của học sinh được triển khai thực tế

(VOH) - 5 dự án sáng tạo xã hội của học sinh được triển khai thực tế nhằm thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam.

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, Saigon Innovation Hub phối hợp với Mạng lưới nhà đầu tư thiên thần Việt Nam và Học viện sáng tạo Arkki tổ chức tổng kết và báo cáo dự án cho Top 05 nhóm học sinh xuất sắc trong chương trình sáng tạo xã hội FutureU. 

Đây là chương trình sáng tạo xã hội cho học sinh 12 - 18 tuổi, để bạn trẻ có cơ hội được đề xuất và triển khai giải pháp cho các thách thức đang tồn tại trong cộng đồng, theo 5 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs). Mục tiêu giáo dục của chương trình nuôi dưỡng và phát triển hiểu biết xã hội, tư duy sáng tạo và các kỹ năng cần thiết của thế kỉ 21 ở học sinh, thông qua làm việc thực tế, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Kể từ tháng 12 năm 2019, 40 đội từ 4 thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai đã đăng ký tham gia chương trình và trải qua một chuỗi hoạt động: đi thực tế và phỏng vấn người dùng, làm việc với cố vấn, thuyết trình giải pháp, bình chọn trực tuyến, gọi vốn cộng đồng và triển khai dự án.

Sau khi gọi vốn thành công với tổng số tiền 6.500 đô la Mỹ, 5 nhóm học sinh được chọn để triển khai, thử nghiệm, hoàn chỉnh các dự án với người dùng và thị trường tiềm năng từ tháng 5/2020 đến tháng 7/2020. 

Các dự án sáng tạo xã hội được lựa chọn.

Trong quá trình triển khai dự án, nhóm đã được các chuyên gia về đổi mới sáng tạo trong cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam cố vấn và hướng dẫn sát sao, không chỉ khuyến khích tinh thần “thử - sai” liên tục, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo mà còn thúc đẩy phát triển kỹ năng xây dựng và quản lý dự án. 

Các nhóm đã ứng dụng tư duy thiết kế vào các vòng làm việc để nắm bắt vấn đề về người dùng, phát triển sản phẩm và tối ưu trải nghiệm người dùng, phát triển mô hình kinh doanh và kêu gọi đầu tư dự án. Từ đó, có những thay đổi chiến lược cho dự án khi xác định lại vấn đề thực sự của người dùng và đưa ra ý tưởng giải quyết các nhu cầu thực tế đó. Đây cũng là phương pháp mà các tập đoàn lớn và các công ty khởi nghiệp đang ứng dụng trên toàn cầu để phát triển các sản phẩm đáp ứng được đúng nhu cầu thị trường và xây dựng mô hình bền vững cho doanh nghiệp của mình. 

Bên cạnh đó, dưới áp lực của môi trường làm việc thực tế, đa số các nhóm được trải nghiệm và nhận ra rằng thử thách lớn nhất chính là làm sao để tự kỷ luật cá nhân, hợp tác làm việc nhóm, tìm cách giải quyết mâu thuẫn và tìm tiếng nói – cách làm chung, để làm việc hiệu quả. 

Đây chính là những bài học thực tế quý giá nhất về kỹ năng giải quyết vấn đề linh hoạt, kỹ năng làm việc thực tế, kỹ năng học tập suốt đời làm nền tảng cho các bạn áp dụng ngay vào quá trình học tập và làm việc hiện tại, sẵn sàng cho một tương lai đang ngày càng trở nên bất định.

Top 5 dự án sẽ được tham dự và trình bày sản phẩm phiên bản cập nhật hơn của dự án tại Techfest – Sự kiện Triển lãm và Hội nghị khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam diễn ra thường niên và sẽ trở lại tháng 11 này. 

Danh sách Top 5 dự án gồm POP – Dự án “Nhật ký anh hùng Trái Đất”, Ori biết tuốt – Dự án Ứng dụng trò chơi về Giáo dục giới tính , Kokoro – Dự án hỗ trợ học sinh có các vấn đề về sức khỏe tâm lý CEP (Children Education Psychology) là dự án tăng cường tương tác và giao tiếp giữa Ba Mẹ và con cái, Bookluver – Dự án xây dựng xây dựng thói quen đọc sách thông qua website trao đổi sách. 

Ông Kari Kahiluoto, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam -  Giám khảo Danh dự của chương trình bày tỏ: “Tôi muốn khích lệ những gì mà Học viện sáng tạo Arkki và các đối tác đang tiến hành trong chương trình này và bày tỏ sự ngưỡng mộ với 5 dự án đã lọt vào vòng triển khai. Ngày hôm nay, dự án của các bạn đều có những ảnh hưởng nhất định tới chính trị, xã hội tại Việt Nam. Với tôi, câu hỏi quan trọng là làm thế nào để hướng sự chú ý và thu hút sự quan tâm để giải quyết các nhu cầu, vấn đề mà cộng đồng đề xuất. Trên hết, với các bạn trẻ, những người đang trực tiếp triển khai dự án này, chúng ta cần trao quyền, trao cho các bạn sự tự tin cũng như các công cụ cần thiết để có thể thành công trong dự án của mình và tạo ảnh hưởng cho cộng đồng. Tôi rất vinh dự và vui mừng khi được tham gia và chứng kiến sự trưởng thành của các dự án này".

Ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Saigon Innovation Hub chia sẻ: “Các sản phẩm và bài thuyết trình của các em cho chúng ta thấy các em sẽ học được nhiều như thế nào khi được tin tưởng, khuyến khích và cung cấp các công cụ và nguồn lực để tham gia quyết các vấn đề thực tế ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Điều quan trọng của chương trình ở sự thay đổi về tư duy, nhận thức và phát triển về kỹ năng của các em khi được tiếp cận với giáo dục khởi nghiệp và sáng tạo ngay từ khi còn học cấp 2 và cấp 3. Đây cũng là xu hướng chung của giáo dục thế giới, nhằm chuẩn bị hành trang kỹ năng thế kỷ 21 cho các em bước vào tương lai bất định và chuẩn bị nguồn nhân lực bền vững cho nền kinh tế sáng tạo của đất nước.”

Sau khi tham dự FutureU, các nhóm có thể tiếp tục phát triển dự án và kết nối với các đối tác để chuyển giao dự án cho cộng đồng cùng thực hiện. Bên cạnh đó các nhóm tiềm năng sẽ được kết nối tiếp tục tham gia vào cácchương trình ươm tạo quốc tế hay học bổng sáng tạo của: UNICEF, UNDP, UNESCO, NFTE và Conrad Foundation để tiếp tục phát triển bản thân và nhân rộng dự án ở quy mô quốc tế.

Tin, ảnh: Mỹ Trang

TPHCM chuẩn bị các phương án thi THPT 2020 trước diễn tiến dịch bệnh Covid-19: Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết đã chuẩn bị các phương án để triển khai...

 

Điểm chuẩn lớp 10 năm 2020 TPHCM: Tăng bao nhiêu điểm?: Thông tin từ một số giáo viên tham gia chấm cũng cho biết nhiều thí sinh gặp khó khăn ở bộ môn Toán nên điểm thi môn này cũng không