Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 11»2»Bài 85: Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chí...

Bài 85: Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận Văn 11 bộ sách giáo khoa một cách đầy đủ, chi tiết, xúc tích, ngắn gọn và dễ hiểu.

Xem thêm

1. Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận

Nghị luận

Chính luận

Là phương pháp tư duy; là phương thức biểu đạt nhằm trình bày những ý kiến, lí lẽ, lập luận về một vấn đề nào đó; một kiểu bài làm văn trong nhà trường.

Thao tác được sử dụng ở tất cả mọi lĩnh vực khi trình bày, diễn đạt quan điểm, suy nghĩ.

Là phong cách chức năng ngôn ngữ, hình thành và tồn tại như một phong cách độc lập do cách thức sử dụng ngôn ngữ đã hình thành những đặc trưng tiêu biểu.

Thao tác chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bày quan điểm về vấn đề chính trị

2. Vì sao có thể khẳng định đoạn văn sau đây thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận?

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

Chú ý các mặt biểu hiện của phong cách chính luận trong đoạn văn:

  • Dùng nhiều từ ngữ chính trị: yêu nước, truyền thống, Tổ quốc, xâm lăng, tinh thn, bán nước, cướp nước,…
  • Câu văn mạch lạc, chặt chẽ, tuy có thể dùng câu dài (câu thứ 3 trong văn bản).
  • Đoạn văn thể hiện rõ quan điểm chính trị về lòng yêu nước, đánh giá cao về lòng yêu nước của nhân dân ta.
  • Đoạn văn có sức hấp dẫn và truyền cảm: nhờ lập luận chặt chẽ, nhờ những hình ảnh so sánh cụ thể, sát hợp.

3. Phân tích bài Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ngữ văn 10, tập một, tr.23) để chứng minh: lời văn trong văn bản giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn nhưng diễn đạt nội dung phong phú, lập luận vững chắc.

Gợi ý: 

Hệ thống luận điểm chặt chẽ:

  • Tình thế buộc chúng ta phải chiến đấu: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
  • Chúng ta chiến đấu bằng vũ khí: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc (khẳng định đó là cuộc chiến tranh nhân dân).
  • Thể hiện niềm tin vào chiến thắng: ...thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm!”'

Giáo viên biên soạn: Nguyễn Minh Thư

Đơn vị: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Văn

Bài 79: Soạn bài Thao tác lập luận bình luận
Bài 87: Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tt)