Picture of the author
Picture of the author
SGK Toán 7»Biểu Thức Đại Số»Bậc của đơn thức là gì? Cách tìm bậc của...

Bậc của đơn thức là gì? Cách tìm bậc của một đơn thức đơn giản nhất

(VOH Giáo Dục) - Bậc của đơn thức là gì? Cách tìm bậc của đơn thức? Tất cả thắc mắc sẽ được giải đáp ở bài viết này. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.

Xem thêm

Bài toán về tìm bậc của đơn thức là phần kiến thức quan trọng và thường gặp trong chương trình môn Toán lớp 7. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới các em biết bậc của đơn thức là gì và cách tìm bậc của đơn thức. Đồng thời tổng hợp một số dạng toán liên quan với các bài tập có lời giải chi tiết.


1. Bậc của đơn thức là gì?

Bậc của một đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có mặt trong đơn thức đấy.

Chú ý:

+ Số thực khác 0 là một đơn thức bậc không;

+ Số 0 được coi là một đơn thức không có bậc.

2. Cách tìm bậc của đơn thức

Muốn tìm bậc của một đơn thức ta thực hiện các bước dưới đây:

  • Bước 1: Đầu tiên ta đưa đơn thức đã cho về dạng đơn thức thu gọn. Sau đó, ta liệt kê tất cả các biến có trong đơn thức đó
  • Bước 2: Xác định số mũ của từng biến đã liệt kê ở Bước 1
  • Bước 3: Tính tổng số mũ của tất cả các biến có mặt trong đơn thức đấy. Khi đó ta tìm được bậc của đơn thức đã cho chính là tổng các số mũ vừa tính được.

Ví dụ 1. Cho đơn thức sau đây: 5x3y2z, trong đó số mũ của biến x là 3; số mũ của biến y là 2 và số mũ của biến z là 1.

Ta có, tổng các số mũ của các biến trong đơn thức trên là 3 + 2 + 1 = 6.

Khi đó ta nói bậc của đơn thức đã cho là 6.

3. Các dạng toán liên quan đến bậc của đơn thức

3.1. Dạng 1: Bài toán tìm bậc của đơn thức

*Phương pháp giải:

Muốn tìm bậc của một đơn thức ta áp dụng và thực hiện các bước đã nêu ở trên (mục 2).

Ví dụ 2. Hãy tìm bậc của các đơn thức sau đây:

a) 11y4q9;

b) 13x2y4x6z2.

Lời giải

a) Đơn thức 11y4q9 có:

+ Biến y có số mũ là 4.

+ Biến q có số mũ là 9.

Khi đó, tổng các số mũ của các biến trong đơn thức trên là 4 + 9 = 13.

Vậy bậc của đơn thức đã cho là 13.

b) Đơn thức thu gọn của đơn thức 13x2y4x6z2 là: 13x8y4z2.

Đơn thức 13x8y4z2 có:

+ Biến x có số mũ là 8.

+ Biến y có số mũ là 4.

+ Biến z có số mũ là 2.

Khi đó, tổng các số mũ của các biến trong đơn thức trên là 8 + 4 + 2 = 14.

Vậy bậc của đơn thức đã cho là 14.

3.2. Dạng 2: Bài toán so sánh bậc của các đơn thức

*Phương pháp giải:

Muốn so sánh bậc của các đơn thức với nhau ta thực hiện các bước sau

• Bước 1: Ta thực hiện tìm bậc của từng đơn thức đã cho

• Bước 2: So sánh các bậc của các đơn thức vừa tìm được với nhau.

Ví dụ 3. Hãy thực hiện so sánh bậc của các đơn thức sau đây: 5x3yz7 và 9mn8p.

Lời giải

- Đơn thức 5x3yz7 có: Biến x có số mũ là 3, biến y có số mũ là 1 và biến z có số mũ là 7.

Khi đó, tổng các số mũ của các biến trong đơn thức 5x3yz7 là 3 + 1 + 7 = 11.

Suy ra bậc của đơn thức 5x3yz7 là 11.

- Đơn thức 9mn8p có: Biến m có số mũ là 1, biến n có số mũ là 8 và biến p có số mũ là 1.

Khi đó, tổng các số mũ của các biến trong đơn thức 9mn8p là 1 + 8 + 1 = 10.

Suy ra bậc của đơn thức 9mn8p là 10.

Vì 11 > 10, nên đơn thức 5x3yz7 có bậc lớn hơn bậc của đơn thức 9mn8p.

4. Một số bài tập ôn tập về bậc của đơn thức

Bài 1. Đơn thức m5n7p2 có bậc là bao nhiêu?

  1. 13
  2. 14
  3. 15
  4. 16
ĐÁP ÁN

Ta có, tổng các số mũ của các biến trong đơn thức m5n7p2 là 5 + 7 + 2 = 14.

Suy ra bậc của đơn thức m5n7p2 là 14.

Chọn đáp án B.

Bài 2. Hãy chọn ra trong các đơn thức dưới đây, đơn thức nào có bậc là 20.

  1. 3u20v
  2. 7e10s2
  3. xzt20
  4. w20
ĐÁP ÁN

Chọn đáp án D.  

Bài 3. Trong các đơn thức sau đây, đơn thức nào có bậc là nhỏ nhất: 23s4t2r7; 2q12; 45m2np7 và 11xy10.

  1. Đơn thức 23s4t2r7
  2. Đơn thức 2q12
  3. Đơn thức 45m2np7
  4. Đơn thức 11xy10
ĐÁP ÁN

Ta có:

+ Bậc của đơn thức 23s4t2r7 là: 4 + 2 + 7 = 13.

+ Bậc của đơn thức 2q12 là: 12.

+ Bậc của đơn thức 45m2np7 là: 2 + 1 + 7 = 10.

+ Bậc của đơn thức 11xy10 là: 1 + 10 = 11.

Vậy đơn thức 45m2np7 có bậc nhỏ nhất trong các đơn thức đã cho.

Chọn đáp án C.

Bài 4. Hãy tìm bậc của các đơn thức sau đây:

a) 10o5v7u9;

b) 2b11c5b2c.

ĐÁP ÁN

a) Đơn thức 10o5v7u9 có:

+ Biến o có số mũ là 5.

+ Biến v có số mũ là 7.

+ Biến u có số mũ là 9.

Khi đó, tổng các số mũ của các biến trong đơn thức trên là 5 + 7 + 9 = 21.

Vậy bậc của đơn thức đã cho là 21.

b) Đơn thức thu gọn của đơn thức 2b11c5b2c là: 2b13c6.

Đơn thức 2b13c6 có:

+ Biến b có số mũ là 13.

+ Biến c có số mũ là 6.

Khi đó, tổng các số mũ của các biến trong đơn thức trên là 13 + 6 = 19.

Vậy bậc của đơn thức đã cho là 19.

Bài 5. Hãy sắp xếp các đơn thức sau đây theo thứ tự các đơn thức có bậc tăng dần:

12y17; 5s2t8; 3xyz13; 9a5b3cd2.

ĐÁP ÁN

- Đơn thức 12y17 có: Biến y có số mũ là 17.

Suy ra bậc của đơn thức 12y17 là 17.

- Đơn thức 5s2t8 có: Biến s có số mũ là 2, biến t có số mũ là 8.

Khi đó, tổng các số mũ của các biến trong đơn thức 5s2t8 là 2 + 8 = 10.

Suy ra bậc của đơn thức 5s2t8 là 10.

- Đơn thức 3xyz13 có: Biến x có số mũ là 1, biến y có số mũ là 1 và biến z có số mũ là 13.

Khi đó, tổng các số mũ của các biến trong đơn thức 3xyz13 là 1 + 1 + 13 = 15.

Suy ra bậc của đơn thức 3xyz13 là 15.

- Đơn thức 9a5b3cd2 có: Biến a có số mũ là 5, biến b có số mũ là 3, biến c có số mũ là 1 và biến d có số mũ là 2.

Khi đó, tổng các số mũ của các biến trong đơn thức 9a5b3cd2 là 5 + 3 + 1 + 2 = 11.

Suy ra bậc của đơn thức 9a5b3cd2 là 11.

Vì 10 < 11 < 15 < 17.

Suy ra thứ tự các đơn thức có bậc tăng dần là: 5s2t8; 9a5b3cd2; 3xyz13; 12y17.

Hy vọng bài viết VOH Giáo Dục đã giúp các em hiểu hơn về khái niệm bậc của đơn thức cũng như biết áp dụng vào giải các bài toán tìm bậc của đơn thức và qua đó đạt được điểm cao trong môn học này.


Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang

Tác giả: Hoài Nguyễn

Đơn thức là gì? Giải các bài tập liên quan đến đơn thức
Cách cộng trừ đơn thức đồng dạng và các bài tập vận dụng