Picture of the author
Picture of the author
SGK Toán 7»Biểu Thức Đại Số»Cách cộng trừ đơn thức đồng dạng và các ...

Cách cộng trừ đơn thức đồng dạng và các bài tập vận dụng

Sau khi đã hiểu được khái niệm đơn thức đồng dạng ở bài học trước, VOH Giáo Dục sẽ giúp các em ôn lại kiến thức cũ và tìm hiểu về cách cộng trừ đơn thức đồng dạng trong bài học này.

Xem thêm

Như ta đã biết về khái niệm hai đơn thức đồng dạng. Vậy làm thế nào để thực hiện các phép tính cộng trừ đơn thức đồng dạng? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các bước thực hiện phép tính cộng, trừ các đơn thức đồng dạng và tổng hợp một số dạng bài tập liên quan đến phần kiến thức này.


1. Nhắc lại về đơn thức đồng dạng

Hai đơn thức được gọi là đồng dạng với nhau khi hai đơn thức đó có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.

Ví dụ 1. Ta có 3a4b5; - 2a4b5 và a4b5 là những đơn thức đồng dạng.

» Xem thêm: Đơn thức là gì? Giải các bài tập liên quan đến đơn thức

2. Cách cộng trừ đơn thức đồng dạng

Để cộng trừ các đơn thức đồng dạng ta thực hiện các bước như sau:

  • Bước 1: Ta thực hiện phép tính cộng (hoặc trừ) các hệ số của các đơn thức với nhau
  • Bước 2: Ta giữ nguyên phần biến của đơn thức.

3. Các dạng toán liên quan cộng trừ đơn thức đồng dạng

3.1. Dạng 1: Nhận biết các đơn thức đồng dạng

*Phương pháp giải:

Các đơn thức được gọi là đồng dạng với nhau khi các đơn thức đó có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.

Ví dụ 2. Trong các đơn thức sau đây, những đơn thức nào đồng dạng với nhau: 12x5y8; 7a5b8; 11x8y5 và - x5y8.

Lời giải

Trong các đơn thức trên, có hai đơn thức đó là: 12x5y8 và - x5y8 là những đơn thức đồng dạng với nhau, do chúng có cùng phần biến là x5y8 và hệ số của chúng khác 0.

3.2. Dạng 2: Thực hiện phép tính cộng trừ các đơn thức đồng dạng

*Phương pháp giải:

Để cộng (hoặc trừ) các đơn thức đồng dạng ta thực hiện các bước như sau:

  • Bước 1: Ta thực hiện phép tính cộng (hoặc trừ) các hệ số của các đơn thức với nhau
  • Bước 2: Ta giữ nguyên phần biến của đơn thức.

Ví dụ 3. Hãy thực hiện các phép tính dưới đây:

a) 3a4b5 + 12a4b5;

b) 11x3y7 - 9x3y7.

Lời giải

a) Ta có 3a4b5 + 12a4b5 = (3 + 12)a4b5 = 15a4b5.

b) Ta có 11x3y7 - 9x3y7 = (11 – 9)x3y7 = 2x3y7.

3.3. Dạng 3: Tính giá trị của biểu thức chứa phép tính giữa các đơn thức đồng dạng

*Phương pháp giải:

Để tính giá trị của biểu thức chứa phép tính giữa các đơn thức đồng dạng ta thực hiện như sau:

  • Bước 1: Ta thực hiện phép tính cộng, trừ các đơn thức đồng dạng
  • Bước 2: Ta thay các giá trị đã cho trước của các biến vào biểu thức vừa tính được, rồi thực hiện các phép tính.

Ví dụ 4. Hãy tính giá trị của biểu thức sau 5a2b7c - 13a2b7c tại a = 2; tại b = 1 và tại c = - 1.

Lời giải

Ta có 5a2b7c - 13a2b7c = (5 – 13)a2b7c = - 8a2b7c.

Thay a = 2; b = 1 và c = - 1 vào biểu thức vừa tính được, ta được: - 8a2b7c = - 8 . 22 . 17 . (- 1) = 8 . 4 = 32.

Khi đó giá trị của biểu thức 5a2b7c - 13a2b7c tại a = 2; tại b = 1 và tại c = - 1 là 32.

4. Một số bài tập cộng trừ đơn thức đồng dạng

Bài 1. Trong những cặp đơn thức sau đây, đâu là cặp đơn thức đồng dạng?

  1. 12t3 và 12t3t3
  2. 7a8b9 và - 2a8b9
  3. 4xyz và 4abc
  4. – 11m4n6 và 11m6n4
ĐÁP ÁN

Chỉ có cặp đơn thức 7a8b9 và - 2a8b9 có cùng phần biến là a8b9 và hệ số của chúng khác 0.

Suy ra cặp đơn thức 7a8b9 và - 2a8b9 là hai đơn thức đồng dạng.

Ta chọn đáp án B.

Bài 2. Hãy tìm ra trong các đơn thức dưới đây, đơn thức nào đồng dạng với đơn thức 8s2t5.

  1. 8a2b5
  2. – 8s5t2
  3. – 7s2t5
  4. 9s7
ĐÁP ÁN

Do đơn thức – 7s2t5 có cùng phần biến với đơn thức 8s2t5, nên nó là đơn thức đồng dạng với 8s2t5.

Ta chọn đáp án C.

Bài 3. Trong tiết Toán tại lớp 7C, bạn Trâm phát biểu như sau: “Để cộng các đơn thức đồng dạng ta làm như sau: Đầu tiên, ta thực hiện phép tính cộng các hệ số của các đơn thức với nhau. Sau đó, ta cộng số mũ của từng biến trong đơn thức với nhau”. Theo em, bạn Trâm phát biểu có đúng không? Taị sao?

ĐÁP ÁN

Bạn Trâm phát biểu sai. Vì:

Để cộng các đơn thức đồng dạng ta làm như sau: Đầu tiên, ta thực hiện phép tính cộng các hệ số của các đơn thức với nhau. Sau đó, ta phải giữ nguyên phần biến của đơn thức.

Bài 4. Cho phép tính sau: 8mn2 + 2mn2. Đâu là kết quả của phép tính trên?

  1. 10mn2
  2. 10m2n4
  3. 20mn2
  4. Không có kết quả
ĐÁP ÁN

Ta có 8mn2 + 2mn2 = (8 +2)mn2 = 10mn2.

Ta chọn đáp án A.

Bài 5. Đơn thức – 10x2y4z6 là kết quả của phép tính nào dưới đây:

  1. 10xy2z3 – 20xy2z3
  2. (– 2xy3z5) . (– 5xyz)
  3. – (20x2y4z6 – 10x2y4z6)
  4. 20x2y4z6 – 10x2y4z6
ĐÁP ÁN

Ta có – (20x2y4z6 – 10x2y4z6) = 10x2y4z6 – 20x2y4z6 = (10 – 20)x2y4z6 = – 10x2y4z6.

Ta chọn đáp án C.

Bài 6. Trong các phép tính dưới đây, hãy chọn ra phép tính ĐÚNG.

  1. 19x2y3z4 + x2y3z4 = 20x4y6z8
  2. 3x5 + 7y5 = 10x5y5
  3. 12abc – 2abc = 10
  4. 30s6t7 – 10s6t7 = 20s6t7
ĐÁP ÁN

Ta chọn đáp án D.  

Bài 7. Hãy thực hiện các phép tính dưới đây:

a) 21abc – 11abc + 3abc;

b) 0,5x3y3 – 2x3y3 + 4,5x3y3;

c) – mn5mn5 – 7mn5.

ĐÁP ÁN

a) Ta có 21abc – 11abc + 3abc = (21 – 11 + 3)abc = 13abc.

b) Ta có 0,5x3y3 – 2x3y3 + 4,5x3y3 = (0,5x3y3 + 4,5x3y3) – 2x3y3 = 5x3y3 – 2x3y3 = 3x3y3.

c) Ta có – mn5mn5 – 7mn5 = mn5 = (– 2 – 7)mn5 = – 9mn5.

Bài 8. Hãy tính giá trị của các biểu thức sau:

a) (6xy) . (x3y) + (x2y2) . (2x2) tại x = - 1 và tại y = 1;

b) 5(ab)3 . (2a) + (- a2b) . (4a2b2) tại a = 1 và tại b = 2.

ĐÁP ÁN

a) Ta có (6xy) . (x3y) + (x2y2) . (2x2) = 6x4y2 + 2x4y2 = (6 + 2)x4y2 = 8x4y2.

Thay x = - 1 và y = 1 vào biểu thức vừa tính được, ta được: 8x4y2 = 8 . (- 1)4 . 12 = 8.

Khi đó giá trị của biểu thức (6xy) . (x3y) + (x2y2) . (2x2) tại x = - 1 và tại y = 1 là 8.

b) Ta có 5(ab)3 . (2a) + (- a2b) . (4a2b2) = (5a3b3) . (2a) + (- a2b) . (4a2b2)

                                                               = 10a4b3 – 4a4b3

                                                               = (10 – 4)a4b3 = 6a4b3.

Thay a = 1 và b = 2 vào biểu thức vừa tính được, ta được: 6a4b3 = 6 . 14 . 23 = 6 . 8 = 48.

Khi đó giá trị của biểu thức 5(ab)3 . (2a) + (- a2b) . (4a2b2) tại a = 1 và tại b = 2 là 48.

Qua bài viết trên, hy vọng các em đã rõ hơn về khái niệm đơn thức đồng dạng và thực hiện tính toán tốt các phép tính cộng trừ đơn thức đồng dạng đó, cũng như nhận biết các dạng toán của phần kiến thức này, để học và làm bài tập một cách hiệu quả hơn.


Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang

Tác giả: Hoài Nguyễn

Bậc của đơn thức là gì? Cách tìm bậc của một đơn thức đơn giản nhất
Đa thức là gì? Các dạng bài tập trọng tâm về đa thức