Picture of the author
Picture of the author
SGK Toán 7»Đường Thẳng Vuông Góc. Đường Thẳng Song ...»Góc trong cùng phía là gì? Chứng minh ha...

Góc trong cùng phía là gì? Chứng minh hai góc trong cùng phía bù nhau

Thế nào là hai góc trong cùng phía? Hai góc trong cùng phía có bù nhau không? Câu trả lời sẽ được chúng tôi chia sẻ cùng các bạn trong bài viết dưới đây.

Xem thêm

Khi một đường thẳng d cắt hai đường thẳng q và t sẽ tạo ra các góc và trong các góc tạo thành đó sẽ có các góc gọi là góc trong cùng phía. Vậy góc trong cùng phía là gì? Làm thế nào để nhận biết được góc trong cùng phía? Phương pháp để giải các dạng bài tập liên quan đến góc trong cùng phía là gì?... Để giải đáp các thắc mắc này chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.


1. Góc trong cùng phía là gì?

- Giả sử có một đường thẳng d bất kì cắt đường thẳng q và t tạo thành các góc. Khi đó hai góc trong cùng phía là hai góc không chung đỉnh, nằm ở phía bên trong hai đường thẳng q và t và nằm ở cùng một phia so với đường thẳng d.

Ví dụ minh họa:

goc-trong-cung-phia-la-gi-hai-goc-trong-cung-phia-co-bu-nhau-khong-1
Góc A1, B2, A4, B3 là các cặp góc trong cùng phía

Từ hình vẽ trên, ta thấy góc A1 và góc B2 là hai góc trong cùng phía.

Tương tự như vậy, ta cũng có góc A4 và B3 là hai góc trong cùng phía.

2. Hai góc trong cùng phía bằng bao nhiêu độ? Có bù nhau không?

*Nhận xét: Nếu đường thẳng d cắt hai đường thẳng q và t mà q và t song song với nhau thì các góc trong cùng phía sẽ bù nhau. Khi đó tổng số đo của hai góc trong cùng phía sẽ bằng 180o.

3. Cách nhận biết góc trong cùng phía

Giả sử có một đường thẳng d cắt đường thẳng q tại B và cắt đường thẳng t tại F tạo thành các góc đỉnh B và đỉnh F. Khi đó để biết được hai góc như thế nào là hai góc trong cùng phía ta dựa vào các đặc điểm sau:

  • Hai góc đó không chung gốc. Có nghĩa là một góc đỉnh B và một góc đỉnh F.
  • Hai góc đó đều nằm ở phía trong so với hai đường thẳng q và t.
  • Hai góc đó nằm ở vị trí cùng một bên so với đường thẳng d. Hay nói cách khác, hai góc đó phải nằm ở cùng phía so với đường thẳng d.

4. Phương pháp giải các dạng bài tập liên quan đến góc trong cùng phía

4.1. Dạng 1: Nhận biết góc trong cùng phía

*Phương pháp giải: Dựa vào khái niệm và cách nhận biết hai góc trong cùng phía

*Ví dụ: Cho hình vẽ sau:

goc-trong-cung-phia-la-gi-hai-goc-trong-cung-phia-co-bu-nhau-khong-2

Quan sát hình vẽ trên và chỉ ra các cặp góc trong cùng phía trong các trường hợp sau:

a. Đường thẳng r cắt hai đường thẳng q và t

b. Đường thẳng q cắt hai đường thẳng r và t

c. Đường thẳng t cắt hai đường thẳng r và q

Giải:

a. Đường thẳng r cắt hai đường thẳng q và t sẽ tạo thành các cặp góc trong cùng phía là: ;  

b. Đường thẳng q cắt hai đường thẳng r và t sẽ tạo thành các cặp góc trong cùng phía là:  và ;  

c. Đường thẳng t cắt hai đường thẳng r và q sẽ tạo thành các cặp góc trong cùng phía là: ;  

4.2. Dạng 2: Tìm ra các cặp góc bù nhau trong trường hợp một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song

*Phương pháp giải: Áp dụng kiến thức: Khi một đường thẳng cắt hai đường thẳng song thì các cặp góc trong cùng phía bù nhau.

*Ví dụ: Chỉ ra các cặp góc bù nhau trong hình vẽ sau, biết rằng z // q.

goc-trong-cung-phia-la-gi-hai-goc-trong-cung-phia-co-bu-nhau-khong-3

Vì z // q nên các cặp góc trong cùng phía bù nhau.

Mà các cặp góc trong cùng phía trong hình trên là: ;  

Vậy các cặp góc bù nhau trong hình vẽ trên là:  ;  

4.3. Dạng 3: Bài tập tính số đo góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng có liên quan đến góc trong cùng phía

*Phương pháp giải: Vận dụng các kiến thức đã học về góc, đặc biệt là góc đối đỉnh, góc kề bù để giải bài tập

*Ví dụ: Tính số đo của các góc chưa biết trong hình vẽ sau:

goc-trong-cung-phia-la-gi-hai-goc-trong-cung-phia-co-bu-nhau-khong-4

Ta có:   +  = 180o (hai góc kề bù)

Mà   = 135o nên  = 180o = 180o - 135o = 45o 

Mặt khác, ta có:

  =  = 135o (hai góc đối đỉnh)

   = = 45o (hai góc đối đỉnh)

Tương tự, ta có: + = 180o (hai góc kề bù)  

Mà   = 35o nên  = 180o = 180o - 35o = 145o

Mặt khác, ta có:

  = 35o (hai góc đối đỉnh)

  = 145o (hai góc đối đỉnh)

Vậy số đo của các góc chưa biết trong hình vẽ trên là:

   = = 45o  = 135o 

  = 145o ,   = 35o 

5. Một số bài tập vận dụng về góc trong cùng phía

Bài 1: Cho hai đường thẳng q và z song song với nhau. Khi đó, có một đường thẳng t cắt đường thẳng q tại B và cắt đường thẳng z tại F. 

a. Vẽ hình và kí hiệu các góc có trong hình vừa vẽ

b. Chỉ ra các cặp góc trong cùng phía 

c. Các cặp góc vừa chỉ ra được ở ý b có tổng số đo bằng bao nhiêu?

ĐÁP ÁN

a. Ta có hình vẽ sau:

goc-trong-cung-phia-la-gi-hai-goc-trong-cung-phia-co-bu-nhau-khong-5

b. Các cặp góc trong cùng phía trong hình trên là:

  ;  

c. Các cặp góc vừa chỉ ra được ở ý b có tổng số đo bằng 180o.

Vì như chúng ta đã biết thì khi một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song sẽ tạo ra các góc trong cùng phía bù nhau, mà hai góc bù nhau thì có tổng số đo bằng 180o.

Bài 2: Cho hình vẽ sau:

goc-trong-cung-phia-la-gi-hai-goc-trong-cung-phia-co-bu-nhau-khong-6

Quan sát hình vẽ sau và chỉ ra các góc trong cùng phía trong các trường hợp sau:

a. Chọn TV làm cát tuyến

b. Chọn UV làm cát tuyến

c. Chọn FU làm cát tuyến

ĐÁP ÁN

a. Chọn TV làm cát tuyến thì có các cặp góc trong cùng phía là:  

b. Chọn UV làm cát tuyến thì có các cặp góc trong cùng phía là:  , và   

c. Vì FU cắt TU và VU tại cùng một điểm U nên sẽ tạo ra các góc chung gốc U mà theo khái niệm góc trong cùng phía thì hai góc trong cùng phía phải không chung gốc.

Suy ra, chọn FU làm cát tuyến sẽ không có các cặp góc trong cùng phía.

Bài 3: Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa góc trong cùng phía và góc so le trong?

ĐÁP ÁN

Giả sử có một đường thẳng d cắt hai đường thẳng q và t tạo thành các góc, trong đó có các cặp góc trong cùng phía và các cặp góc so le trong. 

Khi đó, góc trong cùng phía và góc so le trong có những điểm giống nhau và khác nhau là:

- Giống nhau:

+ Đều là các góc không chung gốc

+ Đều nằm ở phía bên trong hai đường thẳng q và t

- Khác nhau: Hai góc trong cùng phía có vị trí nằm là cùng một bên so với đường thẳng d còn hai góc so le trong có vị trí nằm là khác bên so với đường thẳng d.

Bài viết trên đã tổng hợp các kiến thức về khái niệm, cách nhận biết thế nào là hai góc trong cùng phía và đưa ra các dạng bài tập có liên quan đến góc trong cùng phía có phương pháp giải và ví dụ cụ thể, dễ hiểu. Bên cạnh đó cũng đưa ra được một số bài tập vận dụng có lời giải chi tiết. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn học sinh nắm vững hơn kiến thức về góc trong cùng phía và vận dụng vào giải các bài tập liên quan một cách chính xác nhất.


Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang

Tác giả: Liên Trịnh

Góc đồng vị là gì? Hai góc đồng vị có bằng nhau không?
Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song là gì?