Picture of the author
Picture of the author
SGK Toán 7»Số Hữu Tỉ. Số Thực»Thế nào là lũy thừa của lũy thừa ? Cùng ...

Thế nào là lũy thừa của lũy thừa ? Cùng tìm hiểu ngay

Khái niệm về lũy thừa của lũy thừa, công thức tính lũy thừa của lũy thừa, tích và thương của hai lũy thừa cùng cơ số cùng các dạng toán ứng dụng.

Xem thêm

Theo các em thì lũy thừa của một số hữu tỉ có giống với lũy thừa của một số nguyên không? Và lũy thừa của lũy thừa là gì? Để trả lời cho câu hỏi này thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài viết sau đây nhé.

I. Tóm tắt lý thuyết về lũy thừa của lũy thừa

1. Lũy thừa của một số hữu tỉ

- Lũy thừa bậc n của một số hữu tỉ q, kí hiệu là qn, là tích của n thừa số q (n là số tự nhiên lớn hơn 1)

- Với q ∈ , n ∈ , n > 1, ta có:

qn = q.q.q......q (n chữ số q)

trong đó qn đọc là lũy thừa bậc n của q hoặc q mũ n hoặc q lũy thừa n, q là cơ số, n là số mũ.

2. Lũy thừa của lũy thừa

- Khi tính lũy thừa của một lũy thừa, ta nhân hai số mũ với nhau và giữ nguyên phần cơ số.

Ta có công thức lũy thừa của lũy thừa: (qn)m = qn.m

3. Tích và thương của hai lũy thừa cùng cơ số

- Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta cộng các số mũ với nhau và giữ nguyên phần cơ số.

Ta có công thức: qm . qn = qm+n

- Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số khác 0, ta lấy số mũ của lũy thừa bị chia trừ đi số mũ của lũy thừa chia và giữ nguyên phần cơ số.

Ta có công thức:  qm : qn = qm-n ( với q ≠ 0; m ≥ n)

4. Tính chất của lũy thừa

  qo = 1 (với q ≠ 0)

  q1 = q (với q ≠ 0)

  1n = 1 (với n ≠ 0)

  0n = 0 (với n ≠ 0) 

- Nếu q = (x, y ∈ , y ≠ 0) thì qn

- Lũy thừa bậc chẵn của một số hữu tỉ âm là một số hữu tỉ dương

- Lũy thừa bậc lẻ của một số hữu tỉ âm là một số hữu tỉ âm

II. Các dạng bài tập liên quan đến lũy thừa của lũy thừa

1. Tìm lũy thừa của lũy thừa của một số hữu tỉ

*Phương pháp giải: Áp dụng khái niệm lũy thừa của lũy thừa của một số hữu tỉ.

*Ví dụ: Viết số 64 dưới dạng lũy thừa của lũy thừa.

Giải:

Ta có: 64 = 82. Mà 8 = 2. Nên 64 = (23)2

Vậy số 64 được viết dưới dạng lũy thừa của lũy thừa là: 64 = (23)2

2. Thực hiện phép tính với lũy thừa của lũy thừa

*Phương pháp giải: Áp dụng công thức tính tích, thương của hai lũy thừa cùng cơ số, lũy thừa của lũy thừa và các tính chất của lũy thừa để giải bài tập.

Ví dụ: Tính:

a. (22)4 . (23)5 .

b. (34)2 : (33)2

Giải:

a. Ta có: (22)4 . (23)5 = 22.4 . 23.5 = 28 . 215 = 28+15 = 223

b. Ta có:  (34)2 : (33)2 = 34.2 : 33.2 = 38 : 36 = 38 - 6 = 32

3. Tìm x. Tính giá trị biểu thức

*Phương pháp giải: Dựa vào yêu cầu bài toán để phân tích, suy luận đưa ra phương pháp giải chính xác và phù hợp nhất

*Ví dụ: Tìm x, biết:

a. x.(33)2 = (34)3

b. x : (42)5  = (43)2

Giải:

a. Ta có:

x.(33)2 = (34)3

⇔ x = (34)3 : (33)2 

⇔ x = 312 : 36

⇔ x = 312 - 6

⇔ x = 36

Vậy x = 36

b. Ta có:

x : (42)5  = (43)2

 ⇔ x = (42)5 .(43)2

⇔ x = 410 . 46

⇔ x = 410 + 6

⇔ x = 416

Vậy x = 416 

III. Một số bài tập vận dụng về lũy thừa của lũy thừa

1. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Hãy hoàn thành câu sau bằng cách chọn từ hoặc cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống:

Khi tính lũy thừa của một lũy thừa, ta giữ nguyên cơ số và ... hai số mũ.

A. cộng

B. trừ

C. nhân

D. chia

ĐÁP ÁN

Đáp án là: C. nhân

Câu 2: Hãy cho biết trong các công thức nêu dưới đây, công thức nào là đúng:

A. xm . xn = xm + n

B. xm . xn = xm - n

C. xm . xn = xm . n

D. xm . xn = xm : n

ĐÁP ÁN

Đáp án là:   A. xm . xn = xm + n

Câu 3: Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây:

A. Lũy thừa bậc n của một số hữu tỉ q, kí hiệu là qn, là tích của n thừa số q (n là số tự nhiên lớn hơn 1)

B. Lũy thừa bậc n của một số hữu tỉ q, kí hiệu là qn, là thương của n thừa số q (n là số tự nhiên lớn hơn 1)

C. Lũy thừa bậc n của một số hữu tỉ q, kí hiệu là qn, là tổng của n thừa số q (n là số tự nhiên lớn hơn 1)

D. Lũy thừa bậc n của một số hữu tỉ q, kí hiệu là qn, là hiệu của n thừa số q (n là số tự nhiên lớn hơn 1)

ĐÁP ÁN

Đáp án là: A. Lũy thừa bậc n của một số hữu tỉ x, kí hiệu là xn, là tích của n thừa số x ( n là số tự nhiên lớn hơn 1)

Câu 4: Kết quả của phép tính : (24)5.42 là:

A. 424

B. 418

C. 224

D. 218

ĐÁP ÁN

Đáp án là: C. 224  

2. Bài tập tự luận

Bài 1: Viết các số sau dưới dạng lũy thừa của lũy thừa

a. 256

b. 729

c. 512

ĐÁP ÁN

a. Ta có: 256 = 162. Mà 16 = 42 nên 256 = (42)2

b. Ta có: 729 = 93, mà 9 = 32 nên 729 = (32)3

c. Ta có: 512 = 83 , mà 8 = 23 nên 512 = (23)3

 

Bài 2: Tính giá trị của các biểu thức sau:

a. A = (2x)3.4x với x = 3

b. B = với x = 3; y =

ĐÁP ÁN

a. Với x = 3 ta có:

A = (2x)3.4= (23)3.43 = (23)3. (22)3 = 29 . 26 = 29 + 6 = 215

b. Với x = 3 ; y = ta có:

B =  


Bài 3: Điền vào ô trong trong bảng sau:

a216351
b332417
(a2)b
ĐÁP ÁN

- Với a = 2, b = 3, ta có: (a2)b = (22)3 = 64

- Với a = 1, b = 3, ta có: (a2)= (12)3 = 1

- Với a = 6, b = 2, ta có: (a2)b = (62)2 = 1296

- Với a = 3, b = 4, ta có: (a2)b = (32)4 = 6561

- Với a = 5, b = 1, ta có: (a2)b = (52)1 = 25

- Với a = 1, b = 7, ta có: (a2)b = (12)7 = 1

Từ đó ta có bảng sau:

a216351
b332417
(a2)b64112966561251

Trên đây là toàn bộ kiến thức về lũy thừa, lũy thừa của lũy thừa và các dạng bài tập thường gặp cùng với một số bài tập vận dụng thường gặp kèm lời giải chi tiết, dễ hiểu. Hy vọng những kiến thức trong bài viết trên sẽ giúp các bạn học sinh hiểu hơn về lũy thừa, lũy thừa của lũy thừa và áp dụng vào giải các bài tập về chủ đề này được dễ dàng và chính xác.


Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang

Tác giả: Liên Trịnh

Tìm hiểu về cách nhân số thập phân và các bài tập áp dụng
Cách tính lũy thừa của một tích và các dạng bài tập thường gặp