Picture of the author
Picture of the author
SGK Toán 8»Tứ Giác»Dấu hiệu nhận biết hình vuông là gì? Các...

Dấu hiệu nhận biết hình vuông là gì? Cách vận dụng vào bài tập

(VOH Giáo Dục) - Hình vuông có những dấu hiệu nhận biết nào? Các dấu hiệu nhận biết hình vuông được vận dụng ra sao khi giải bài tập? Cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Xem thêm

Trong đời sống, chúng ta bắt gặp rất nhiều đồ vật có dạng của hình vuông, nhưng đó là bằng trực quan chúng ta nhìn ra điều đó. Vậy làm thế nào để kiểm chứng, để chứng minh một cách chắc chắn nhất đồ vật đó có dạng hình vuông? Dấu hiệu nhận biết hình vuông? Bài viết VOH Giáo Dục trình bày dưới đây về dấu hiệu nhận biết hình vuông sẽ giúp các bạn học sinh giải đáp được vấn đề đó. Chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé.


1. Dấu hiệu nhận biết hình vuông

Hình vuông có các dấu hiệu nhận biết sau:

(1) Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông;

(2) Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông;

(3) Hình chữ nhật có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình vuông;

(4) Hình thoi có một góc vuông là hình vuông;

(5) Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông.

Nhận xét:

Một tứ giác vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi thì tứ giác đó là hình vuông.

» Xem thêm:

2. Chứng minh dấu hiệu nhận biết hình vuông

Nhắc lại: Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và bốn cạnh bằng nhau.

Dấu hiệu 1: Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông.

dau-hieu-nhan-biet-hinh-vuong-day-du-va-chinh-xac-1

GTHình chữ nhật ABCD có AB = BC
KLABCD là hình vuông
ĐÁP ÁN

Chứng minh: Vì ABCD là hình chữ nhật (gt) ⇒ = 90o và AB = CD; AD = BC (tính chất)

Mà AB = BC (gt) ⇒ AB = BC = CD = DA

Vậy tứ giác ABCD có  = 90o và AB = BC = CD = DA nên ABCD là hình vuông (định nghĩa).

Dấu hiệu 2: Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông.

dau-hieu-nhan-biet-hinh-vuong-day-du-va-chinh-xac-2

GTHình chữ nhật ABCD có AC ⊥ BD tại O
KLABCD là hình vuông
ĐÁP ÁN

Chứng minh: Vì ABCD là hình chữ nhật (gt) ⇒ = 90o ; AB = CD, AD = BC và O là trung điểm của AC, BD (tính chất)

Mà AC ⊥ BD tại O (gt) ⇒ BO là đường cao của ΔABC

Khi đó ΔABC có BO vừa là đường cao vừa là đường trung tuyến ⇒ ΔABC cân tại B ⇒ AB = BC

Kết hợp với AB = CD, AD = BC ⇒ AB = BC = CD = DA

Vậy tứ giác ABCD có  = 90o và AB = BC = CD = DA nên ABCD là hình vuông (định nghĩa).  

Dấu hiệu 3: Hình chữ nhật có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình vuông.

dau-hieu-nhan-biet-hinh-vuong-day-du-va-chinh-xac-3

GTHình chữ nhật ABCD có AC là phân giác của góc DAB
KLABCD là hình vuông
ĐÁP ÁN

Chứng minh: Vì ABCD là hình chữ nhật (gt) ⇒ = 90o và AB = CD, AD = BC; AD // BC (tính chất)

Vì AD // BC ⇒ = (hai góc so le trong)

Mà AC là phân giác của góc DAB ⇒ =

= (tính chất bắc cầu) 

⇒ ΔABC cân tại B ⇒ AB = BC (tính chất)

Kết hợp với AB = CD, AD = BC ⇒ AB = BC = CD = DA

Vậy tứ giác ABCD có  = 90o và AB = BC = CD = DA nên ABCD là hình vuông (định nghĩa).

Dấu hiệu 4: Hình thoi có một góc vuông là hình vuông.

dau-hieu-nhan-biet-hinh-vuong-day-du-va-chinh-xac-4


GTHình thoi ABCD có = 90o
KLABCD là hình vuông
ĐÁP ÁN

Chứng minh: Vì ABCD là hình thoi (gt) ⇒ AB = BC = CD = DA và (tính chất)

Mà  = 90o = 90°

+) Xét ΔABD có AB = AD (cmt) ⇒ ΔABD cân tại A

= 45°

+) Xét ΔCBD có CB = CD (cmt) ⇒ ΔCBD cân tại C

= 45°

 Do đó: = 45° + 45° = 90°

  = 45° + 45° = 90°

= 90°

Vậy tứ giác ABCD có  = 90° và AB = BC = CD = DA nên ABCD là hình vuông (định nghĩa).  

Dấu hiệu 5: Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông.

dau-hieu-nhan-biet-hinh-vuong-day-du-va-chinh-xac-5

GTHình thoi ABCD có AC = BD
KLABCD là hình vuông
ĐÁP ÁN

Vì ABCD là hình thoi (gt) mà AC cắt BD tại O ⇒ O là trung điểm của AC; BD và AC ⊥ BD tại O; AB = BC = CD = DA (tính chất) 

Mà AC = BD (gt) ⇒ OA = OB = OC = OD

⇒ ΔOAB vuông cân tại O ⇒ = 45°

Lại có AC, BD lần lượt là phân giác của góc A, B (tính chất hình thoi ABCD)

= 45° 

= 45° + 45° = 90°

Chứng minh tương tự ⇒ = 90°

Vậy tứ giác ABCD có  = 90o và AB = BC = CD = DA nên ABCD là hình vuông (định nghĩa).

3. Các dạng bài tập vận dụng dấu hiệu nhận biết hình vuông lớp 8

3.1. Dạng 1: Chứng minh tứ giác là hình vuông

Phương pháp giải:

Vận dụng dấu hiệu nhận biết hình thoi kết hợp với các dữ kiện đề bài cho để chứng minh tứ giác là hình vuông.

Bài tập áp dụng

Bài 1: Cho ΔABC vuông tại A. Kẻ AD là tia phân giác góc A (D ∈ BC). Gọi M, N lần lượt là hình chiếu của D trên AB, AC. Chứng minh AMDN là hình vuông.

ĐÁP ÁN

dau-hieu-nhan-biet-hinh-vuong-day-du-va-chinh-xac-6  

Vì M, N lần lượt là hình chiếu của D trên AB, AC (gt) ⇒ = 90°

Vì ΔABC vuông tại A (gt) ⇒ = 90°

Xét tứ giác AMDN có: = 90° (cmt)

⇒ Tứ giác AMDN là hình chữ nhật (dhnb)

Mà AD là phân giác của góc A (gt)

⇒ AMDN là hình vuông (dhnb)

Bài 2: Cho hình vuông MNPQ. Trên các cạnh MQ, MN, NP, PQ lần lượt lấy các điểm A, B, C, D sao cho MA = NB = PC = QD. Tứ giác ABCD là hình gì? Vì sao?

ĐÁP ÁN

dau-hieu-nhan-biet-hinh-vuong-day-du-va-chinh-xac-7  

Vì MNPQ là hình vuông (gt) ⇒ MN = NP = PQ = QM và = 90° (tính chất)

Mà MA = NB = PC = QD (gt) ⇒ AQ = BM = CN = DP (cộng trừ đoạn thẳng)

Xét ΔMAB và ΔQDA có:

MA = QD (gt)

 = 90° (cmt)

MB = QA (cmt)

⇒ ΔMAB = ΔQDA (cgc) ⇒ AB = AD (hai cạnh tương ứng) và (hai góc tương ứng).       (1)

Chứng minh tương tự ta được:

ΔQDA = ΔPCD (cgc) ⇒ AD = CD (hai cạnh tương ứng).    (2)

ΔPCD = ΔNBC (cgc) ⇒ CD = CB (hai cạnh tương ứng).    (3)

Từ (1), (2) và (3) ⇒ AB = BC = CD = DA ⇒ tứ giác ABCD là hình thoi (dhnb).      (∗)

Lại có: (cmt)

  = 90° (do ΔADQ vuông tại Q)

= 90°

= 180° ⇒ = 90°.     (∗∗)

Từ (∗) và (∗∗) ⇒ ABCD là hình vuông (dhnb)

3.2. Dạng 2: Tìm điều kiện để tứ giác là hình vuông

∗ Phương pháp giải:

  • Khai thác các dữ kiện bài toán cho để xác định hình dạng của tứ giác;
  • Sử dụng các dấu hiệu nhận biết hình vuông để tìm điều kiện cần bổ sung cho hình tứ giác trên là hình vuông.

Bài tập áp dụng

Bài 1: Cho hình bình hành ABCD có AB = 2AD. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AB, CD. Hình bình hành ABCD cần thêm điều kiện gì để tứ giác AEFD là hình vuông.

ĐÁP ÁN

dau-hieu-nhan-biet-hinh-vuong-day-du-va-chinh-xac-8  

Vì ABCD là hình bình hành (gt) ⇒ AB = CD và AB // CD (tính chất)

Mà E, F lần lượt là trung điểm của AB, CD và AB = 2AD (gt) ⇒ AE = EB = CF = FD = AD và AE // DF

Xét tứ giác AEFD có AE = DF và AE // DF (cmt) ⇒ tứ giác AEFD là hình bình hành (dhnb).

Lại có: AE = AD (cmt) ⇒ AEFD là hình thoi (dhnb)

Để hình thoi AEFD là hình vuông ⇔ = 90° ⇔ Hình bình hành ABCD là hình chữ nhật. 

Vậy điều kiện cần tìm là hình bình hành ABCD là hình chữ nhật.

Bài 2: Cho ΔABC cân tại A, đường cao AH. Gọi I là trung điểm của AB, điểm K đối xứng với H qua I. ΔABC cần thêm điều kiện gì để tứ giác AHBK là hình vuông?

ĐÁP ÁN

dau-hieu-nhan-biet-hinh-vuong-day-du-va-chinh-xac-9  

Xét tứ giác AHBK có:

I là trung điểm của AB (gt)

I là trung điểm của HK (vì K đối xứng với H qua I)

⇒ AHBK là hình bình hành (dhnb) mà = 90° (vì AH là đường cao) ⇒ AHBK là hình chữ nhật (dhnb).

Để hình chữ nhật AHBK là hình vuông ⇔ BA là phân giác của  ⇔  = 45° 

Mà ΔABC cân tại A ⇔ ΔABC vuông cân tại A

Vậy điều kiện cần tìm là ΔABC vuông tại A.

Với phần lý thuyết và các bài tập về dấu hiệu nhận biết hình vuông trong bài viết trên sẽ giúp các bạn học sinh nắm rõ được phương pháp chứng minh một tứ giác là hình vuông, từ đó giải quyết được các yêu cầu của bài toán đưa ra. Chúc các bạn học sinh ôn tập hiệu quả.


Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang

Tác giả: Đỗ Thị Quỳnh Mai

Tính chất hình vuông đầy đủ cùng bài tập ứng dụng có đáp án
Hình vuông là gì? Tất tần tật kiến thức về hình vuông