Gạo được xuất khẩu đến rất nhiều quốc gia vì nó là loại lương thực chính không thể thay thế của hơn một nửa thế giới. Vậy đâu là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong năm vừa qua? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Nước nào xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới?
Trong năm 2021, Ấn Độ đã xuất khẩu hơn 18 triệu tấn gạo, chiếm 25% thị phần toàn cầu và tiếp tục dẫn đầu trong danh sách những quốc xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Theo thống kê, gạo xuất khẩu của Ấn Độ bằng tổng lượng của 4 nước xuất khu gạo lớn xếp sau đó là Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ cộng lại.
40% lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ là gạo basmati (loại gạo có hạt dài, mảnh, phổ biến ở Ấn Độ và các khu vực Nam Á), với 4,4 triệu tấn được xuất khẩu mỗi năm cho các quốc gia ở Trung Đông như Saudi Arabia, Iran, UAE, Iraq và Kuwait. Ngoài ra, Ấn Độ cũng nổi tiếng với các loại gạo non-basmati với 9,7 triệu tấn xuất khẩu hàng năm cho các thị trường như Bangladesh, Senegal và Nam Phi. Tây Bengal, Uttar Pradesh và Punjab là ba vựa gạo lớn nhất ở Ấn Độ,
Một nguyên nhân giúp Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là bởi vì Ấn Độ có nhiều lợi thế về giao thông và chuỗi cung ứng. Ấn Độ nằm ngay cạnh một trong những nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới là Bangladesh và các thị trường Tây Á, châu Phi. Do đó, chi phí vận tải có giá phải chăng hơn, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh khi chi phí vận tải biển tăng vào năm 2021.
Ngoài ra, kho dự trữ gạo Tây Bengal - vựa gạo lớn nhất ở Ấn Độ - gần 50 triệu tấn giúp đảm bảo xuất khẩu gạo không ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Sự ổn định này được phát huy vào đầu năm 2020 khi các nước xuất khẩu gạo Đông Nam Á tạm dừng chuỗi cung ứng quốc tế do lo ngại ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, giúp Ấn Độ có được nhiều đơn hàng.
2. Top những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới
Với sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm cực kỳ lớn, các quốc gia dưới đây cũng nằm trong danh sách 10 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới theo theo tấn (sau Ấn Độ) trong năm 2021 (từ tháng 1/2021 đến tháng 1/2022) dựa theo thống kê từ trang web statista.com
2.1 Thái Lan (6,5 triệu tấn)
Thái Lan từng là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nhưng đã bị Ấn Độ vượt mặt. Trong năm 2021, Thái Lan sản xuất khoảng 20 triệu tấn gạo mỗi năm và xuất khẩu 6,5 triệu tấn. Phần lớn được phân phối sang Hoa Kỳ vì quốc gia này được đánh giá cao về thị trường xuất khẩu gạo. Thái Lan cũng cung cấp gạo cho Trung Quốc, Hồng Kông, Canada và các nước Đông Nam Á… Tỉnh Ubon Ratchathani là nơi sản xuất gạo hàng đầu ở Thái Lan.
Thái Lan được biết đến là nước xuất khẩu gạo Jasmine lớn nhất (gạo thơm hoa nhài) với giá luôn cao gấp đôi các loại gạo khác. Điều này khiến Thái Lan là một trong những nước xuất khẩu gạo có giá xuất khẩu gạo cao nhất và cũng giúp giá trị gạo Thái Lan ngày càng tăng. Tuy nhiên, một số nhà nhập khẩu thích giá cả phải chăng như Trung Quốc và Philippines thì gạo Thái Lan không phải là lựa chọn hàng đầu.
2.2 Việt Nam (6,2 triệu tấn)
Vừa là lương thực chính, vừa là mặt hàng xuất khẩu chiến lược nên Việt Nam thường xuyên góp mặt trong danh sách những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Hiện Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 3 trong thị trường xuất khẩu gạo thế giới. Năm 2021 Việt Nam đã xuất khẩu 6.2 triệu tấn gạo giá trị 3,2 tỷ USD. Tính tới 15/9/2022, giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 2,44 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.
Philippines là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam khi quốc gia này chiếm hơn 35% tổng lượng gạo xuất khẩu, sau đó là Trung Quốc và các nước châu Phi. Tuy là quốc gia xuất khẩu gạo nằm trong top 3 thế giới nhiều năm nhưng tổng giá trị gạo xuất khẩu vẫn đang thấp so với số lượng, hiện nay Việt Nam đang ngày càng tập trung nâng các giá trị sản phẩm để bán gạo vào những thị trường cao cấp, khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, UAE…
Sở dĩ đạt được thành tựu này là vì Việt Nam có nguồn đất đai màu mỡ và khí hậu thuận lợi để phát triển cây lúa nước. Đến 80% đất canh tác của Việt Nam được dùng để trồng lúa. Vùng đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn là nơi cung cấp gạo chính của Việt Nam khi sản xuất hơn 50% sản lượng gạo trong nước và 90% sản lượng gạo xuất khẩu.
Ngoài ra, hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước là “đòn bẩy” cho xuất khẩu gạo phát triển, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất. Đặc biệt, EVFTA cho phép Việt Nam xuất khẩu hàng năm 80 nghìn tấn gạo sang EU, thuế suất 0%.
2.3 Pakistan (4 triệu tấn)
Pakistan là quốc gia xuất khẩu gạo basmati và gạo non-basmati. Sản lượng sản xuất gạo của Pakistan trong năm 2020/2021 là 7,4 triệu tấn, trong đó sản lượng xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo. Gạo basmati của Pakistan có giá trị xuất khẩu cao nên giá gấp đôi gạo non-basmati.
Các điểm nhập khẩu gạo basmati của Pakistan là Nam Á, Trung Đông và châu Phi. Còn phần lớn gạo non-basmati của Pakistan được phân phối cho Kenya, Madagascar và Trung Quốc.
Pakistan có lợi thế về thu hoạch đối với gạo non-basmati. Vụ mùa chính của Pakistan sớm hơn 1 tháng so với các nước xuất khẩu gạo khác. Do đó, tại thời điểm này, giá gạo xuất khẩu của Pakistan sẽ tốt hơn.
Ngoài ra, Pakistan cũng là đối thủ nặng ký với Ấn Độ trong việc xuất khẩu gạo basmati cao cấp. Nhờ vào việc xuất khẩu gạo basmati hữu cơ, Pakistan đã hưởng lợi từ việc Ấn Độ bị mất đi lượng lớn đơn hàng xuất khẩu đến EU do những quy định khắt khe của đất nước này về 2 hoạt chất là tricyclazole và carbendazim. Điều này giúp sản lượng xuất khẩu gạo của Pakistan sang các nước châu Âu được tăng lên nhanh chóng.
2.4 Mỹ (2.85 triệu tấn)
Không chỉ là cường quốc đi đầu về khoa học công nghệ, Mỹ còn có nền nông nghiệp tân tiến và hiện đại bậc nhất. Bên cạnh sản lượng ngũ cốc đứng đầu thế giới, Mỹ còn phát triển tốt cây lúa gạo đưa nước này dành vị trí thứ 5 trong danh sách các quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với sản lượng xuất khẩu 2.85 triệu tấn gạo. California và 5 bang ở miền Nam nước Mỹ là nơi sản xuất lúa gạo lớn.
Nơi nhập khẩu gạo chính của Mỹ là Mexico, châu Mỹ Latinh, Đông Bắc Á, Trung Đông, châu Âu, châu Phi. Sản phẩm gạo xuất khẩu của Mỹ rất đa dạng, gồm các loại gạo đồ, gạo lứt, gạo xay và đặc biệt là gạo thô (chiếm 1/3 sản lượng xuất khẩu) khi chỉ duy nhất nước Mỹ xuất khẩu loại gạo này.
2.5 Trung Quốc (2,3 triệu tấn)
Trung Quốc là nhà sản xuất, xuất khẩu và là thị trường tiêu thụ gạo lớn trên thế giới. Trong năm 2020/2021, Trung Quốc sản xuất hơn 140 triệu tấn gạo, tuy nhiên chỉ xuất khẩu khoảng 2,3 triệu tấn do dân số đông kéo theo nhu cầu tiêu thụ trong nước cực kỳ lớn với mức tiêu thụ bình quân hàng năm khoảng 77 kg/người.
Thị trường xuất khẩu gạo chính của Trung Quốc chủ yếu là khu vực lân cận như Hàn Quốc, Mông Cổ, Hồng Kông,…Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là nước nhập khẩu gạo cực kỳ lớn và hiện tại đang có nhu cầu tăng sản lượng gạo nhập khẩu do giá trong nước tăng mạnh và thời tiết bất lợi.
Tuy nhiên, Trung Quốc đang áp dụng lệnh 248, 249 từ ngày 01/01/2022 về quản lý các loại nông sản nhập khẩu vào Trung Quốc. Lệnh này sẽ được thực hiện một cách nghiêm ngặt hơn về kiểm định chất lượng, nguồn gốc, bao bì đóng gói,… Điều này sẽ là một thách thức lớn cho các quốc gia khác khi muốn xuất khẩu vào thị trường lớn mạnh này.
Xem thêm:
Top 20 gia tộc giàu và quyền lực nhất thế giới hiện nay
Bảng xếp hạng những hộ chiếu “quyền lực” nhất thế giới
Top 10 thương hiệu đồng hồ đắt nhất thế giới
2.6 Myanmar (2,1 triệu tấn)
Trong năm thương mại 2020/2021, Myanmar sản xuất được 12,7 gạo và có sản lượng xuất khẩu đạt 2,1 triệu tấn. Theo báo cáo từ bộ nông nghiệp, ngành sản xuất lúa gạo chiếm khoảng 43% tổng sản lượng nông nghiệp của Myanmar. Thị trường Trung Quốc và các nước thuộc khu vực ASEAN là thị trường nhập khẩu chính của Myanmar
Tuy nằm trong danh sách các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nhưng ngành nông nghiệp của Myanmar vẫn còn dựa vào sức người và động vật là chính. Trong vài năm gần đây, nền nông nghiệp của Myanmar đã có nhiều bước chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác với các tổ chức quốc tế. Những tiến bộ công nghệ vừa chớm nở này có tiềm năng mang lại sự phát triển nhanh chóng cho lĩnh vực nông nghiệp của Myanmar.
2.7 Campuchia (1,45 triệu tấn)
Sản lượng sản xuất gạo của Campuchia trong năm vừa qua rơi vào khoảng 12,7 triệu tấn, trong đó xuất khẩu khoảng 2,1 triệu tấn chủ yếu cho thị trường nhập khẩu chính là Trung Quốc và một số thị trường khác là các nước Đông Nam Á, EU. Gạo xuất khẩu của Campuchia đã có mặt trên 60 quốc gia.
Vụ lúa của Campuchia sẽ được chia thành hai mùa vụ chính, vụ mùa thứ nhất kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12 (vụ mùa mưa) - chiếm khoảng 85% tổng sản lượng gạo toàn quốc và vụ mùa thứ hai chỉ vỏn vẹn từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau (vụ mùa khô). Khu vực gần Biển Hồ là nơi cung cấp lúa gạo nhiều nhất Campuchia.
2.8 Brazil (900.000 tấn)
Tiến hành cải cách nông nghiệp để đẩy mạnh sản xuất đã giúp cho Brazil từ nước chỉ nhập khẩu gạo chuyển mình thành nước nằm trong danh sách các quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Brazil đã xuất khẩu 900.000 tấn gạo trong năm 2020/2021.
Gạo từ Brazil được nhập khẩu từ các nước gồm Peru, Venezuela, Cuba và Costa Rica. Bang Rio Grande do Sul ở cực nam của Brazil là nơi sản xuất gạo lớn nhất của Brazil, chiếm khoảng 70% sản lượng gạo cả nước.
2.9 Uruguay (780.000 tấn)
Kinh tế của Uruguay chủ yếu dựa vào nông nghiệp, cụ thể là xuất khẩu các mặt hàng nông sản như thịt bò, len và lúa gạo. Trong năm vừa qua, Uruguay đã xuất khẩu 780.000 tấn gạo (chiếm khoảng 90% sản lượng gạo sản xuất toàn quốc), phần lớn trong đó được xuất khẩu sang Brazil. Ngành nông nghiệp trồng lúa của Uruguay phát triển mạnh ở các khu vực phía bắc, đông bắc và phía đông.
Từ danh sách 10 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới phía trên, có thể thấy ngành nông nghiệp trồng lúa đặc biệt quan trọng và chiếm lĩnh phần lớn giá trị trong nền kinh tế của nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia thuộc khu vực châu Á.
Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet