- Hồ sâu nhất thế giới là hồ nào?
- Hồ nước mặn sâu nhất thế giới
- Hồ sâu nhất thế giới nằm ở quốc gia nào?
- Top 10 hồ nước ngọt sâu nhất thế giới
- Hồ Baikal - Nga (Độ sâu 1,642 mét)
- Hồ Tanganyika - Châu Phi (Độ sâu 1,470 mét)
- Hồ Vostok - Nam Cực (Độ sâu 1,000 mét)
- Hồ O’Higgins-San Martin - Nam Mỹ (Độ sâu: 836 m)
- Malawi - Châu Phi (706 m)
- Hồ Slave Lớn - Canada (độ sâu: 614 m)
- Hồ Crater - Hoa Kỳ (độ sâu: 594 m)
- Hồ Matano - Indonesia (độ sâu: 590 m)
- Hồ General Carrera- Nam Mỹ (độ sâu: 586 m)
- Hồ Hornindalsvatnet - Nauy (độ sâu: 514 m)
- Top 4 hồ sâu nhất thế giới theo châu lục
Một trong những phong cảnh thiên nhiên có giá trị nghệ thuật nhất là các hồ nước động. Bạn không chỉ có thể ngắm nhìn vẻ bên trong làn nước mát mà còn có thể ngắm nhìn cảnh sắc xung quanh một cách sống động. Vậy đâu là TOP những hồ sâu nhất thế giới?
1. Hồ sâu nhất thế giới là hồ nào?
Hồ Baikal là hồ lâu đời nhất được hình thành cách đây khoảng 25 triệu năm, tính tới thời điểm hiện tại được xem là hồ nước sâu nhất thế giới ước tính là 1.642m. Đây cũng là hồ trong nhất và nếu xét diện tích bề mặt thì đây là hồ nước lớn thứ 7 trên thế giới.
Hồ Baikal được bao quanh bởi núi, rừng và sông hoang dã, Baikal là một khu vực bao la và ngoạn mục của vẻ đẹp tự nhiên thu hút rất nhiều du khách yêu khám phá.
Chứa 20% tổng trữ lượng nước ngọt không đóng băng của thế giới, Hồ Baikal được mệnh danh là “Hòn ngọc của Siberia”. Không chỉ vậy, hồ nước ngọt lớn nhất thế giới này còn là môi trường sinh sống thuận lợi cho nhiều loài động thực vật đặc hữu nổi bật, có giá trị đặc biệt đối với khoa học tiến hóa. Năm 1996, hồ Baikal được Unesco công nhận là Di sản thế giới.
2. Hồ nước mặn sâu nhất thế giới
Biển Chết được xem là hồ nước mặn sâu nhất thế giới với độ dài 76km, chỗ trộng nhất 18km, sâu trung bình 120m, chỗ sâu nhất đạt 400m. Biển Chết phân chia Israel và Bờ Tây Palestine với Jordan.
Biển chết là một vùng nước không có biển chứa nồng độ đáng kể của natri clorua, nước muối và các muối khác, với mức độ mặn cao hơn mức nước đại dương. Vì thế có rất ít loài sinh vật có thể tồn tại trong biển chết.
Chỉ có vài loài vi sinh vật cụ thể có thể phát triển mạnh trong môi trường có độ mặn cao không phù hợp với hầu hết các dạng sống, bao gồm một số loài được cho là góp phần tạo nên màu sắc đặc trưng của Biển Chết.
3. Hồ sâu nhất thế giới nằm ở quốc gia nào?
Hồ sâu nhất thế giới luôn mang đến những điều thú vị thu hút sự tò mò của mọi người. Hồ nước ngọt cũng như hồ nước ngọt sâu nhất thế giới năm ở những quốc gia nào và có những đặc điểm gì thú vị?
Hồ nước ngọt sâu nhất thế giới là Baikal nằm ở phía nam vùng Đông Siberia thuộc Liên bang Nga, giữa tỉnh Irkutsk ở phía tây bắc và Cộng hòa Buryatia ở phía đông nam. Một phần ảnh hưởng khí hậu nơi đây, bao quanh hồ Baikal có trùng điệp những dãy núi, những cánh rừng taiga, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, những thảm thực vật vô cùng phong phú.
Hồ nước mặn sâu nhất thế giới là Biển Chết thuộc biên giới giữa Bờ Tây, Israel và Jordan trên thung lũng Jordan. Thực chất Biển Chết là một hồ nước mặn lớn với nồng độ muối quá cao, do vậy rất ít sinh vật có thể sống ở môi trường nước ở đây nên gọi là Biển Chết.
Xem thêm:
Top 15 quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn nhất thế giới
Top 11 hồ tự nhiên và nhân tạo lớn nhất thế giới
Đại dương và biển rộng lớn nhất trên thế giới hiện nay nằm ở đâu?
4. Top 10 hồ nước ngọt sâu nhất thế giới
Những hồ nước sâu nhất thế giới sau đây được công nhận và bảo vệ như những di sản thiên nhiên quý giá của nhân loại. Vậy những hồ nước ngọt sâu nhất thế giới có gì đặc biệt?
4.1 Hồ Baikal - Nga (Độ sâu 1,642 mét)
Vị trí đứng đầu là hồ Baikal - hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 22-23% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng quanh năm trên bề mặt thế giới). Đây chính là nhà của hàng ngàn loài động thực vật, có cả một số loại không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới.
4.2 Hồ Tanganyika - Châu Phi (Độ sâu 1,470 mét)
Hồ Tanganyika nằm trong lãnh thổ 4 nước – Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Tanzania và Zambia. Độ sâu lớn và vị trí ở vùng nhiệt đới của hồ có tác dụng ngăn ngừa việc luân chuyển các khối nước ở các độ sâu thấp hơn của hồ. Vì thế Hồ Tanganyika có ít nhất 250 loại cá cichlid và 150 loại cá không thuộc loại cá cichlid, phần lớn sống dọc theo bờ hồ phục vụ tốt cho sự nghiên cứu quá trình tiến hóa của các loài.
4.3 Hồ Vostok - Nam Cực (Độ sâu 1,000 mét)
Hồ Vostok nằm ở cực giá lạnh phía nam, bên dưới trạm Vostok của Nga dưới bề mặt của trung tâm Bảng Đông Nam Cực băng cao 3.488 m. Hồ được chia thành hai lưu vực sâu bởi một sống núi. Nước ở dạng lỏng trên sườn núi là khoảng 200m, so với khoảng 400 m sâu trong lưu vực phía bắc và 800m sâu ở phía nam.
4.4 Hồ O’Higgins-San Martin - Nam Mỹ (Độ sâu: 836 m)
Hồ kéo dài từ Chile đến Argentina với diện tích 1,013 km². Hồ cũng được đặt tên dựa trên tên anh hùng dân tộc của hai quốc gia này. Nhìn từ trên cao, hồ bao gồm một loạt các thung lũng ngập nước hình ngón tay, trong đó 554 km vuông ở Chile và 459 km vuông.
4.5 Malawi - Châu Phi (706 m)
Hồ Malawi nằm ở vùng cực nam của hệ Thung lũng tách giãn Lớn ở Đông Phi. Vùng nước nhiệt đới của hồ lớn này được cho là nơi sinh sống của nhiều loài cá hơn bất cứ vùng nước ngọt nào trên thế giới, trong đó có trên 1.000 loài cá hoàng đế. Người Malawi tới hồ trong dịp nghỉ lễ Chúa giáng sinh cùng các ngày lễ nghỉ khác để vui chơi giải trí.
4.6 Hồ Slave Lớn - Canada (độ sâu: 614 m)
Các sông Hay, Slave và Taltson là những phụ lưu chính của hồ. Hồ do nước từ sông Mackenzie chảy vào. Trên một số đồng bằng xung quanh Hồ Slave Lớn, những đỉnh vũng lầy nhiều góc đã hình thành, giai đoạn đầu kế tiếp thường bao gồm cây Picea mariana mở đường.
4.7 Hồ Crater - Hoa Kỳ (độ sâu: 594 m)
Hồ Crater là một hồ nước hõm chảo ở tây Hoa Kỳ, tọa lạc ở nam trung bộ Oregon. Hồ Crater cũng được biết đến với "Old Man of the Lake" (Ông già của hồ), một cây cỡ lớn nay chỉ còn một đoạn thân cây vươn dọc lên trong hồ đã hơn một thế kỷ và nổi tiếng với phong cảnh hồ trong nước xanh biếc.
4.8 Hồ Matano - Indonesia (độ sâu: 590 m)
Hồ Matano là một hồ nước tự nhiên ở huyện Đông Luwu, tỉnh Nam Sulawesi của Indonesia, có niên đại khoảng từ 1 đến 4 triệu năm tuổi. Trong hồ có nhiều loài cá đặc hữu cũng như nhiều loài động thực vật khác, đặc biệt là những sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng.
4.9 Hồ General Carrera- Nam Mỹ (độ sâu: 586 m)
Hồ General Carrera nằm ở giữa ranh giới Chile và đất nước Argentina, được bao bọc xung quanh bởi dãy núi Andes tạo nên một mỹ quan vô cùng tuyệt diệu. Vẻ đẹp của nước cũng được tôn vinh bởi sự bao bọc xung quanh hang động cẩm thạch tạo cho hồ có sức quyến rũ và huyền bí.
4.10 Hồ Hornindalsvatnet - Nauy (độ sâu: 514 m)
Được bao quanh bởi những ngọn núi cao, sông băng và vịnh hẹp, Hồ Hornindalsvatnet được chạm khắc bằng băng trong kỷ băng hà cuối cùng và chào đón câu cá cùng với khung cảnh đẹp như tranh vẽ.
Xem thêm:
Nơi nào lạnh nhất thế giới?
Những nơi nóng nhất thế giới nằm ở đâu?
Top 7 bức tranh đắt nhất thế giới hiện nay
5. Top 4 hồ sâu nhất thế giới theo châu lục
Khắp thế giới luôn có những kỳ quan hết sức đặc biệt, hồ nước tự nhiên cũng là một trong số đó. Vậy hồ nào sâu nhất thế giới thống kê theo châu lục? TOP 4 hồ sâu nhất thế giới theo châu lục sau đây có thể giúp bạn tìm hiểu thêm nhiều thông tin.
5.1 Hồ sâu nhất châu Á
Hồ Baikal cũng là được xem là hồ sâu nhất châu Á, được hình thành từ một thung lũng tách giãn cổ có hình lưỡi liềm dài với diện tích bề mặt 31.722 km2 với độ sâu lớn nhất là 1.642 m. Ước tính, hồ có tuổi đời từ 25-30 triệu năm trước.
5.2 Hồ sâu nhất ở châu Âu
Hồ Hornindalsvatnet thu hút nhiều khách du lịch hàng năm bởi vẻ đẹp hết sức yên bình với dòng nước trong và những dãy núi xanh mướt chạy dọc hai bên bờ. Hồ Hornindalsvatnet được chạm khắc bằng băng trong kỷ băng hà cuối cùng và chào đón câu cá cùng với khung cảnh đẹp như tranh vẽ.
5.3 Hồ sâu nhất châu Phi
Hồ Tanganyika là hồ sâu nhất châu Phi. Khu vực dẫn nước vào hồ rộng 231.000 km², với 2 sông chính cùng nhiều sông nhỏ và các dòng suối chảy. Hồ nằm tại điểm tách giãn phía tây của Thung lũng tách giãn Lớn hình thành bởi khe tách giãn kiến tạo Đông Phi.
5.4 Hồ sâu nhất châu Mỹ
Hồ O’Higgins-San Martin có mô hình địa lý bất thường nhất trong số các hồ lớn của Patagonia. Hồ được chia thành tám chi nhánh, trong đó Cancha Rayada, Chacabuco, Maypu và de la Lancha thuộc phần Argentina.
Những hồ sâu tự nhiên không chỉ mang vẻ đẹp tự nhiên mà còn có nhiều điều thú vị. Top những hồ sâu nhất thế giới giúp bạn cập nhật thêm nhiều thông tin và còn khám phá thêm nhiều địa điểm du lịch kỳ thú không thể bỏ lỡ.