Chờ...

Ly nước đầu tiên vào buổi sáng có thể giúp làm sạch ruột

VOH - Mọi người có uống nước đúng giờ mỗi ngày không? Những người uống quá ít nước có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu!

Ngoài ra, việc uống nước còn tùy thuộc vào thời điểm, y học cổ truyền cho rằng uống nước đúng khung giờ hoạt động của ngũ tạng sẽ giúp làm tăng gấp đôi tác dụng giải độc của cơ thể.

Ly nước đầu tiên vào buổi sáng có thể giúp làm sạch ruột
Uống nước kết hợp đúng với thời gian hoạt động của ngũ tạng sẽ giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn - Ảnh: TVBS

Viêm bàng quang nếu uống nước giải khát nhiều đường sẽ làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn

Dư Nhã Văn, thầy thuốc đông y giàu kinh nghiệm người Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, các vấn đề về đường tiết niệu có liên quan mật thiết đến lượng nước uống vào!

Thầy thuốc Dư Nhã Văn có chia sẻ một trường hợp như sau, một nữ bệnh nhân bị viêm bàng quang, có mùi hôi nồng nặc, cô ấy đã uống thuốc chống viêm nhưng uống quá nhiều thuốc tây gây khó chịu ở đường tiêu hóa, khiến cô ấy không muốn uống thuốc nữa. 

Đồng thời, cô ấy cảm thấy uống nhiều nước lọc khiến cho cô ta mắc ói (buồn nôn) nên chuyển sang uống đồ uống giải khát có hương vị, nhưng ai cũng biết đồ uống giải khát có chứa rất nhiều đường.

Bệnh nhân nữ ấy đến khám, khi thầy thuốc Dư Nhã Văn ấn tay vào bụng bệnh nhân có tiếng âm thanh phát ra. Vì vậy, uống nhiều nước không có tác dụng cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu.

Thầy thuốc Dư Nhã Văn ngoài việc dùng thuốc đông y để loại bỏ lượng nước khó tiêu trong cơ thể, còn yêu cầu nữ bệnh nhân uống nhiều nước hơn trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ chiều và kê một toa thuốc y học cổ truyền giúp cải thiện các triệu chứng bàng quang bất hoạt và yêu cầu cô ấy dùng đơn thuốc đúng theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. Dần dần, tình trạng viêm bàng quang, đường tiết niệu của nữ bệnh nhân giảm đi rất nhiều.

Uống nước kết hợp đúng với thời gian hoạt động của ngũ tạng sẽ tốt hơn cho cơ thể

Thầy thuốc Dư Nhã Văn cho biết, nếu phụ nữ bị viêm hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, họ phải uống nhiều nước hơn để giúp giảm triệu chứng. Về vấn đề uống nước, thầy thuốc cũng gợi ý nên uống nước kết hợp đúng với thời gian hoạt động của ngũ tạng, uống nước đúng thời điểm sẽ có lợi cho cơ thể hơn, giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn.

Từ 5 đến 7 giờ sáng: đại trạng hoạt động mạnh nhất

Thầy thuốc Dư Nhã Văn cho biết, sau khi thức dậy mỗi sáng, đặc biệt là khi kinh tuyến ruột già vận hành từ 5 đến 7 giờ sáng, uống một ly nước ấm khoảng 500ml, có thể bổ sung lượng nước bị mất khi ngủ vào ban đêm và còn kích thích nhu động ruột, giúp đào thải độc tố ở đường ruột, cải thiện tình trạng táo bón. Vì cơ thể đã tích tụ chất thải suốt đêm nên một ly nước ấm có thể giúp cơ thể trao đổi chất, điều chỉnh thể lực và chức năng sinh lý tốt hơn.

Từ 3 đến 5 giờ chiều: kinh bàng quang vận hành

Từ 3 đến 5 giờ chiều là thời điểm kinh bàng quang hoạt động, bổ sung nước vào thời điểm này có thể giúp thúc đẩy quá trình giải độc của hệ tiết niệu, đồng thời làm chậm cơn đói giữa bữa trưa và bữa tối và tăng cảm giác no, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Từ 5 giờ đến 7 giờ tối: kinh thận hoạt động tích cực

Từ 5 giờ đến 7 giờ tối là khoảng thời gian ăn tối, cũng là thời điểm kinh thận vận hành. Thầy thuốc Dư Nhã Văn nói rằng, nếu bổ sung nước vào thời điểm này, có thể làm tăng cảm giác thèm ăn, nhưng mọi người không cần phải lo lắng về việc ăn quá nhiều, bởi vì nước cũng đồng thời làm tăng cảm giác no, giúp không ăn uống quá nhiều. Người nào muốn giảm cân có thể chọn uống nước trong khung giờ này sẽ rất hiệu quả, nhưng đồng thời nó sẽ kích thích tiết axit dạ dày nên những người có dạ dày yếu nên chú ý một chút.

Ngoài ra, có một số người buổi tối dễ bị khô miệng, thầy thuốc Dư Nhã Văn cho lời khuyên như sau, có thể uống một ít nước mơ chua vào lúc 8 đến 9 giờ tối, sẽ giúp cải thiện một phần nào tình trạng này.