Làm thế nào để mọi người biết liệu mình có hấp thụ đủ kẽm hay không? Chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn mọi người 1 chiêu siêu đơn giản để phát hiện cơ thể không hấp thụ đủ kẽm.
Một chiêu siêu đơn giản để phát hiện cơ thể có bị thiếu kẽm hay không?
Vương Minh Dũng, chuyên gia về chế độ ăn uống sinh học giàu kinh nghiệm người Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, thực ra rất đơn giản để tự chúng ta kiểm tra xem cơ thể mình có bị “thiếu kẽm” hay không?
Chỉ cần thêm một lượng muối ăn bằng 3 cái lấy ráy tai vào ly nước và uống vào nếu nó có vị giống như nước thông thường thì có thể là cơ thể bị rối loạn vị giác do thiếu kẽm.
Chuyên gia Vương Minh Dũng giải thích rằng, kẽm là một khoáng chất vi lượng cần thiết cho cơ thể con người, nhưng chỉ cần một lượng rất ít. Nó có thể duy trì khứu giác, vị giác và duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Ngoài ra, kẽm cũng có thể hình thành protein và DNA, hỗ trợ hoạt động bình thường của hàng trăm enzyme trong cơ thể, cũng như có thể giúp dẫn truyền thần kinh của cơ thể.
Thiếu kẽm có thể dẫn đến chậm phát triển, bị chàm (da khô và bong tróc) hoặc nổi nhiều mụn, tiêu chảy, bất lực, rối loại cương dương, rụng tóc, tổn thương mắt, gây hại làn da và giảm khả năng miễn dịch.
Bị chàm hay còn gọi là bệnh eczema. Đây là một căn bệnh ở ngoài da, tình trạng viêm lớp nông của da xảy ra do những yếu tố nội sinh và ngoại sinh, thường xảy ra khi thời tiết giao mùa.
Nếu cơ thể thiếu kẽm sẽ xảy ra điều gì?
Chuyên gia Vương Minh Dũng cho biết, kẽm đóng vai trò như chất xúc tác phản ứng sinh hóa trong cơ thể, chúng ta không thể tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng nếu không có kẽm. Các triệu chứng có thể xảy ra khi thiếu kẽm như:
Chứng loạn vị giác
Kẽm đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc kích hoạt chức năng của vị giác. Nếu thiếu kẽm có thể gây rối loạn vị giác và khiến thức ăn trở nên mất mùi vị.
Giảm khả năng miễn dịch
Các tế bào miễn dịch cần được kích hoạt bởi kẽm. Thiếu kẽm dễ dàng làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, cảm cúm, cảm lạnh và nhiều bệnh khác.
Bất thường về móng và da
Da, niêm mạc, móng tay… rất cần kẽm để duy trì khỏe mạnh. Nếu không có bệnh lý nào khác ngoài bị ngứa da, chàm mãn tính, móng tay móng chân bất thường… thì có thể là do thiếu kẽm gây ra.
Các vấn đề sức khỏe khác
Chuyên gia Vương Minh Dũng cho biết thêm, thiếu kẽm cũng có thể gây ra các vấn đề như rụng tóc, rối loạn cương dương và chậm phát triển ở trẻ em. Một số tình trạng mệt mỏi mãn tính cũng có thể liên quan đến tình trạng cơ thể thiếu kẽm. Kẽm còn có chức năng điều hòa bài tiết nội tiết tố nên nếu thiếu kẽm cũng có thể ảnh hưởng đến việc bài tiết nội tiết tố.
Ăn uống như thế nào để bổ sung kẽm?
Nếu bị thiếu kẽm thì chúng ta nên ăn gì? Chuyên gia Vương Minh Dũng nói rằng, nếu muốn bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung kẽm, chúng ta có thể ăn hàu cùng với trứng giàu protein động vật và ớt xanh giàu vitamin A, kết hợp ăn như thế này cũng có thể nâng cao hiệu quả hấp thụ kẽm, giúp cơ thể bổ sung đủ chất kẽm.