Chờ...

Bà bầu ăn dâu tây và 6 lợi ích cực tốt cho sức khỏe

(VOH) – Dâu tây vốn là loại trái cây bổ dưỡng, do đó, bà bầu ăn dâu tây sẽ nhận được khá nhiều lợi ích sức khỏe. Vậy những lợi ích đó là gì, ăn sao cho đúng cách để nhận được lợi ích tối đa?

Khi mang thai bạn cần ăn uống lành mạnh và trái cây chính là một trong những nguồn thực phẩm lành mạnh nhất cho bà bầu. Dâu tây là loại trái cây được nhiều người yêu thích, kể cả mẹ bầu, nhưng vẫn có không ít thắc mắc rằng bà bầu ăn dâu tây có tốt không, ăn như thế nào là đúng cách và an toàn?...

1. Bà bầu ăn dâu tây có tốt không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu ăn dâu tây hoàn toàn có lợi cho thai kỳ. Dâu tây chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết như: axit folic, selen, chất xơ, photpho, magie, canxi, sắt, vitamin C, vitamin A, kali... Đây đều là những dưỡng chất rất tốt cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ.

ba-bau-an-dau-tay-va-6-loi-ich-cuc-tot-cho-suc-khoe-voh-0
Bà bầu hoàn toàn có thể ăn dâu tây trong thai kỳ (Nguồn: Internet)

Dâu tây có hương vị chua chua, ngọt ngọt. Có thể ăn tươi trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn, thức uống bổ dưỡng. Chỉ cần bạn rửa kỹ dâu tây trước khi ăn hoặc chế biến để loại bỏ độc tố hoặc vi sinh vật gây bệnh thì dâu tây là thực phẩm an toàn đối với phụ nữ mang thai.

2. Bà bầu ăn dâu tây nhận được lợi ích gì?

Với thành phần dinh dưỡng đa dạng, bổ sung dâu tây vào chế độ dinh dưỡng bà bầu sẽ nhận được vô vàn các lợi ích sức khỏe sau:

2.1 Tốt cho tim mạch

Dâu tây chứa một số chất giúp ức chế hoạt động của các cholesterol LDL (xấu) trong cơ thể, giảm sự tích tụ các mảng bám trong thành động mạch. Do đó, bà bầu ăn dâu tây sẽ tăng cường sức khỏe của tim cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc phải các bệnh về tim mạch.

2.2 Phòng ngừa ung thư

Dâu tây chứa nhiều các chất chống oxy hóa như axit ellagic và ellagitannin, có khả năng chống lại các gốc tự do tồn tại trong cơ thể. Từ đó, bảo vệ các cơ quan và DNA khỏi bị hư hại. Như vậy, dâu tây có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa ung thư ở mẹ bầu.

Xem thêm: Chất chống oxy hóa trong thực phẩm cùng tác dụng chống ung thư và ngăn ngừa lão hóa mà ít ai biết đến

2.3 Tăng cường miễn dịch

Khi mang thai, sức đề kháng người phụ nữ thường bị suy giảm. Ăn dâu tây là một trong những cách giúp bạn tăng cường khả năng năng miễn dịch của cơ thể. Dâu tây chứa nhiều vitamin C và A, giúp tăng khả năng đề kháng cơ thể, giảm nguy cơ mắc phải các bệnh nhiễm trùng thông thường.

2.4 Ngừa lão hóa

Chăm sóc sắc đẹp là nhu cầu của chị em phụ nữ, ngay cả khi mang thai. Dâu tây chứa nhiều các dưỡng chất giúp chữa lành tổn thương, kiểm soát sự lão hóa và giúp mẹ bầu luôn căng tràn sức sống.

2.5 Giảm nguy cơ bị tật bẩm sinh

ba-bau-an-dau-tay-va-6-loi-ich-cuc-tot-cho-suc-khoe-voh-1
Dâu tây giàu axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh thai nhi (Nguồn: Internet)

Dâu tây chứa nhiều axit folic, đây là dưỡng chất quan trọng giúp ngăn ngừa nguy cơ bị dị tật bẩm sinh thai nhi.

2.6 Duy trì cân nặng

Trong dâu tây chứa fructose thay vì glucose. Vì thế, bà bầu ăn dâu tây sẽ giúp loại bỏ chất béo trong cơ thể, giữ cân nặng luôn ở mức hợp lý.

Xem thêm: Mức tăng cân hợp lý khi mang thai cho mẹ bầu bình thường – thiếu cân – thừa cân

3. Bà bầu ăn dâu tây bao nhiêu là hợp lý?

Dâu tây tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn với lượng vừa phải. Không nên ăn quá nhiều dâu tây vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra, khi ăn dâu tây mẹ bầu cần lưu ý thêm một số điều sau:

  • Cân bằng dâu tây với các loại trái cây và rau, củ, quả khác để bao không bị dư thừa hoặc thiếu hụt dinh dưỡng.
  • Nên uống nước ép dâu tây được chế biến tại nhà để đảm bảo vệ sinh.
  • Không nên ăn những quả dâu tây đã được bảo quản quá lâu.
  • Nếu trước khi mang thai, bạn chưa từng ăn dâu tây thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về nguy cơ dị ứng của loại quả này trước khi bắt đầu ăn.

4. Những trường hợp bà bầu không nên ăn dâu tây

Dưới đây là một số trường hợp bạn không nên ăn dâu tây trong thai kỳ của mình:

4.1 Dị ứng dâu tây

Nếu bạn từng bị dị ứng với dâu tây, tốt nhất không nên ăn vì chúng có thể gây hại đến thai nhi của bạn. Các biểu hiện dị ứng dâu tây thường gặp nhất là ngứa miệng và ngứa cổ họng.

4.2 Có vấn đề về răng miệng

Phụ nữ mang thai nếu đang mắc các bệnh nha khoa nghiêm trọng nên tránh ăn dâu tây, vì loại trái cây này có tính axit có thể làm ảnh hưởng đến nướu và răng của bạn.

4.3 Bị cao huyết áp thai kỳ

Với những mẹ bầu bị chứng cao huyết áp, dâu tây là một trong những loại trái cây mà bạn cần tránh. Dâu tây có thể tương tác với thuốc trị cao huyết áp có chứa các hóa chất ở mức cao, gây cản trở chức năng của thận.

Xem thêm: Tăng huyết áp thai kỳ nguy hiểm thế nào, làm sao nhận biết và phòng ngừa?

5. Cách chọn và bảo quản dâu tây

Khi chọn dâu tây bạn không nên chọn những quả căng mọng và có kích thước lớn vì có thể chúng đã ngậm đầy nước bên trong. Bạn cũng không nên chọn những quả có đốm đen vì có thể chúng đang bắt đầu bị thối.

Nên chọn những quả có mùi thơm đặc trưng. Có màu đỏ tươi. Quả có kích thước vừa phải.

Say khi mua về, bạn cần làm sạch dâu tây nhưng không rửa. Ăn bao nhiêu rửa bấy nhiêu, phần còn lại cất vào ngăn mát tủ lạnh. Dâu tây để ngăn mát có thể bảo quản 1 – 2 ngày.

Không bảo quản dâu tây ở nơi có nhiệt cao vì dâu tây sẽ dễ bị hỏng hoặc nhanh thối. Nếu để dâu tây trong môi trường có độ ẩm cao sẽ rất dễ bị mất nước. Vì thế, bạn nên để dâu tây trong túi kín trong quá trình bảo quản.

6. Món ngon từ dâu tây cho bà bầu

Dâu tây là loại trái cây hấp dẫn, có thể làm được nhiều món nhưng phổ biến nhất là món sinh tố dâu tây chuối. Để làm món ăn này, bạn cần chuẩn bị:

ba-bau-an-dau-tay-va-6-loi-ich-cuc-tot-cho-suc-khoe-voh-2
Dâu tây có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon (Nguồn: Internet)
  • Sữa chua: ½ cốc
  • Yến mạch: ½ cốc
  • Sữa hạnh nhân: ½ cốc
  • Chuối: 1 quả
  • Dâu tây: 1 cốc

Dâu tây rửa sạch cắt đôi (hoặc để nguyên) cho vào máy xay sinh tố cùng với yến mạch, sữa hạnh nhân, chuối, đem xay nhuyễn, rồi đổ ra ly.

Nếu muốn thưởng thức sinh tố dâu tây sệt hơn, bạn có thể thêm sữa vào. Thêm một ít đá nếu bạn thích uống lạnh và trang trí một vài lát dâu tây lên trên.

Ngoài ra, với dâu tây bạn còn có thể làm thêm các món như: mứt dâu tây, bánh dâu tây hoặc salad dâu tây....

Như vậy, bà bầu ăn dâu tây trong thai kỳ với lượng hợp lý sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, hãy thận trọng ở khâu sơ chế và hỏi bác sĩ về nguy cơ dị ứng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé khi sử dụng.