Chờ...

Bà bầu uống cà phê được không? Cách dùng an toàn cho thai kì

(VOH) – Cà phê là thức uống yêu thích của nhiều người, trong đó có cả phụ nữ mang thai. Thế nhưng, bà bầu uống cà phê được không và có ảnh hưởng gì tới sự phát triển của thai nhi?

Với hương thơm phức và vị đậm đà, cà phê rất dễ “lấy lòng” các mẹ bầu. Song vốn là một trong thức uống chứa hàm lượng lớn hoạt chất caffeine nên nhiều mẹ khá băn khoăn liệu rằng thói quen dùng cà phê trong thai kì có để lại tác động xấu tới sức khỏe hay không. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ “gỡ rối” nỗi lo này. 

1. Bà bầu uống cà phê được không? 

Nếu mẹ là một “tín đồ” cà phê và đã trót “nghiện” thức uống này thì hãy yên tâm rằng bà bầu vẫn có thể uống trong thai kì. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo các mẹ bầu nên kiêng hoặc giảm lượng cà phê sử dụng hàng ngày xuống ít nhất có thể, chỉ dừng khoảng 100 - 150mg caffeine mỗi ngày, tương đương 1 ly nhỏ có thể tích 120 – 150ml. 

ba-bau-uong-ca-phe-duoc-khong-cach-dung-an-toan-cho-thai-ki-voh-0
Bà bầu có thể uống cà phê nhưng không nên lạm dụng uống quá nhiều (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, các mẹ cũng cần lưu ý, caffeine không chỉ có trong cafe mà còn có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm, đồ uống khác như: ca cao, trà xanh, nước tăng lực, socola... Do đó, nếu mẹ bầu đã uống một ly cafe hàng ngày thì cần phải xem xét đến lượng caffeine có trong nguồn thực phẩm khác, tránh tiêu thụ quá mức rủi ro sức khỏe sau đây: 

1.1 Rối loạn giấc ngủ

Trong thời gian mang thai, đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng cuối (tam cá nguyệt thứ 3), tình trạng rối loạn giấc ngủ xảy ra rất phổ biến, mẹ bầu có thể thức dậy nhiều lần ban đêm hoặc khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ.

Chính vì lý do đó, nếu dùng lượng cà phê vượt quá ngưỡng an toàn, mẹ sẽ rất khó kiểm soát và khắc phục vấn đề này hiệu quả, bởi hoạt chất caffeine sẽ ngăn chặn hoạt động của hormone adenosine – yếu tố điều hướng thần kinh vào trạng thái buồn ngủ. (1) 

1.2 Tăng nhịp tim

Nhiều nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng việc tiếp nạp lượng chất caffeine quá lớn sẽ khiến nhịp tim của mẹ bầu không ổn định, nhanh hơn so với mức an toàn (khoảng 80 – 90 nhịp/phút), tiềm ẩn nguy cơ làm tăng huyết áp.

Không chỉ vậy, nồng độ hoạt chất này trong cơ thể tăng lên sẽ kích thích sản sinh các hormone catecholamine làm co thắt các mạch máu bánh nhau, dẫn tới giảm lượng oxy máu nuôi dưỡng thai nhi.

Xem thêm: Tăng huyết áp thai kỳ nguy hiểm thế nào, làm sao nhận biết và phòng ngừa?

1.3 Tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp tính   

Tỉ lệ thai nhi mắc bệnh bạch cầu cấp tính lymphoblastic thường tăng cao hơn khi mẹ thường xuyên sử dụng cà phê với liều lượng lớn. Theo đó, nếu bà bầu uống nhiều hơn 2 cốc mỗi ngày thì nguy cơ này tăng lên tới 60%. Những phụ nữ uống 4 cốc cafe mỗi ngày hoặc hơn thì nguy cơ trẻ mắc bệnh là 72%. (2) 

1.4 Giảm hấp thu sắt

Dựa trên phân tích dinh dưỡng, trong cà phê chứa lượng lớn hoạt chất axit chlorogenic – yếu tố được đánh giá có khả năng liên kết với vi chất sắt trong quá trình tiêu hóa, khiến cơ thể rất khó hấp thu đầy lượng chất sắt cần thiết. (3) Vì vậy, để hạn chế tối đa nguy cơ thiếu sắt, dẫn tới thiếu máu thai kì, mẹ nên chú ý nhâm nhi cà phê lượng vừa đủ. 

Xem thêm: Bị thiếu máu khi mang thai – lời khuyên hữu ích về cách điều trị và chế độ ăn uống

1.5 Mất cân bằng chất điện giải

Tần suất đi tiểu trong ngày của mẹ bầu sẽ tăng lên sau khi uống cà phê bởi caffeine tác động khiến bàng quang co bóp mạnh. Bên cạnh đó, hiện tượng mất nước và mất cân bằng chất điện giải sẽ xảy ra nếu mẹ uống tới 5 ly cà phê trong một ngày. (4) 

ba-bau-uong-ca-phe-duoc-khong-cach-dung-an-toan-cho-thai-ki-voh-1
Sử dụng lượng lớn cà phê sẽ khiến mẹ bầu đi tiểu thường xuyên, nguy cơ dẫn tới mất cân bằng chất điện giải (Nguồn: Internet) 

2. Mẹo nhỏ giúp bà bầu hạn chế dùng cà phê

Caffeine được xem là chất gây “nghiện” với nhiều người, vì thế để từ bỏ thói quen uống cà phê với những mẹ bầu nào đã “nghiện” cà phê thì sẽ không dễ dàng. Do vậy, nếu muốn điều chỉnh thói quen uống cà phê mẹ có thể tham khảo và thực hiện theo một số lời khuyên sau: 

  • Nếu đơn giản là thích uống đồ nóng sau khi thức dậy, mẹ bầu có thể thay thế cà phê bằng một cốc nước ấm.
  • Nếu mẹ bầu nghiện tác dụng kích thích hưng phấn của cà phê thì hãy thử tập thể dục thay cho việc uống cà phê. Tập thể dục khi mang thai có thể giúp cơ thể mẹ hưng phấn, kích thích tuần hoàn và cũng tốt cho thai nhi hơn.
  • Nếu mẹ bầu uống cà phê vì thích vị ngọt nhẹ trong cà phê thì mẹ có thể thay thế thức uống này bằng nước hoa quả hoặc sinh tố.
  • Trường hợp uống cà phê vì không biết làm gì những lúc rảnh rỗi, mẹ nên thay thế bằng cách sở thích lành mạnh như nói chuyện với bạn bè, xem phim, nghe nhạc, đi dạo, …

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ hiểu hơn về tác động của cà phê tới sức khỏe của thai kì, hãy cân đối cân đối liều lượng, sử dụng thức uống này hợp lý, khoa học nhé.