Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Mách mẹ 10 cách làm hết căng sữa khi cai sữa cho con

(VOH) – Có một số phụ nữ cảm thấy rất khó chịu trong quá trình cai sữa cho bé vì bị căng sữa, tức ngực... Để giải quyết tình trạng này, mẹ cần biết các cách làm hết căng sữa khi cai sữa cho con.

Mẹ bị căng sữa khi cai sữa cho con không phải làm tình trạng hiếm gặp, thậm chí đây là hiện tượng xảy ra rất phổ biến ở nhiều mẹ sau sinh.

1. Vì sao mẹ bị căng sữa khi cai sữa cho bé?

Hiện tượng căng sữa sau khi cai sữa cho bé xảy ra do cơ thể người mẹ không thể ngay lập tức ngừng sản xuất sữa, mà cần phải có thời gian quen dần. Đây là hiện tượng khá thường gặp ở những phụ nữ lần đầu làm mẹ.

Không chỉ xuất hiện tình trạng bầu ngực căng sữa mà mẹ còn có thể gặp những dấu hiệu khác như như: ngực bị ngứa và sưng, đau tức ngực, hai ngực bị căng khó chịu do mô tuyến sữa bị phù nề. Một số mẹ còn xuất hiện cảm giác mệt mỏi và bị sốt cao.

Thông thường, tình trạng căng sữa khi cai sữa cho bé chỉ kéo dài trong khoảng vài ngày hoặc hoài tuần sẽ tự hết và cơ bản là không có gì nghiêm trọng (trừ một số trường hợp cần phải nhờ đến sự trợ giúp từ y tế).

mach-me-7-cach-lam-het-cang-sua-khi-cai-sua-cho-con-voh

Mẹ bị căng sữa khi cai sữa làm ảnh hưởng đến cuộc sống và việc chăm sóc con yêu (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, khi bị căng sữa sẽ khiến các chị em vô cùng khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến cuộc sống và việc chăm sóc con yêu. Một số trường trường hợp, tình trạng sữa bị ứ đọng nhiều dẫn đến ách tắc trong hệ thống các ống dẫn sữa, khiến vùng ngực của mẹ bị đau đớn vì bầu vú bị sưng tấy, viêm tắc tia sữa, nặng hơn có thể bị áp-xe vú.

Xem thêm: Áp xe vú - căn bệnh rất thường gặp ở phụ nữ cho con bú

Một số mẹ vì không muốn tình trạng này xảy ra nên đã thực hiện việc vắt sữa mẹ để giảm tình trạng bị căng sữa khi cai sữa cho con. Một số khác thì tìm kiếm các cách làm hết căng sữa khi cai sữa để giảm bớt đau đớn.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-0
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái

2. 10 cách làm hết căng sữa mà mẹ bầu cần biết

Rất nhiều mẹ bị sốt cao do căng sữa khi cai sữa cho bé. Để giảm đau và làm hết căng sữa, mẹ có thể áp dụng một số cách làm hết căng sữa khi cai sữa sau đây:

2.1 Chườm nóng

Dùng khăn sạch, ngâm nước ấm sau đó vắt khô đặt lên ngực trong khoảng vài phút. Nhiệt tỏa ra khi chườm ấm sẽ giúp làm mềm vú, hạn chế lưu lượng máu đến núm vú, từ đó giúp giảm sản xuất sữa.

Mách mẹ 10 cách làm hết căng sữa khi cai sữa cho con 3

Dùng khăn sạch, ngâm nước ấm rồi đặt ở khu vực bầu ngực, giúp giảm đau hiệu quả (Nguồn: Internet)

2.2 Chườm lạnh

Ngoài chườm ấm, mẹ cũng có thể thực hiện chườm lạnh để làm giảm tình trạng căng sữa và làm mẹ dễ chịu hơn.

Xem thêm: Tìm hiểu cách chườm nóng và chườm lạnh phù hợp với từng cơn đau

2.3 Massage

Massage vú cũng là cách làm hết căng sữa khi cai sữa cho con. Bắt đầu massage vú ngay sau khi mẹ sờ thấy hai bầu vú nổi cục. Đây là dấu hiệu cho thấy tuyến sữa bị tắc. Mẹ cần chú ý và tăng thời gian massage cho những vùng nổi cục, mục đích là làm tan sự tắc nghẽn bằng các động tác massage.

2.4 Tắm nước ấm với vòi sen

Tắm vòi hoa sen với nước ấm phun trực tiếp lên bầu ngực đặc biệt là đầu ti theo chiều từ trên xuống sẽ giảm tình trạng căng tức ngực, các u sữa cũng mềm ra làm ngực mẹ bớt đau. Khi tắm vòi sen, mẹ hãy dùng tay để xoa bóp "núi đôi" để sữa thừa chảy ra theo dòng nước. Cách này sẽ giúp mẹ bớt đau và căng sữa hiệu quả.

2.5 Ăn thực phẩm làm tiêu và mất sữa

Theo kinh nghiệm dân gian, lá lốt, măng tươi, lá dâu... đều có tác dụng làm mất sữa rất nhanh. Do đó, mẹ muốn hết căng sữa khi cai sữa cho con thì có thể cho những nguyên liệu này vào thực đơn hàng ngày để giúp làm tiêu sữa nhanh, giảm tình trạng căng sữa.

2.6 Ngủ đủ giấc

mach-me-7-cach-lam-het-cang-sua-khi-cai-sua-cho-con-2-voh

Ngủ đủ giắc là 1 trong những cách giúp cải thiện tinh thần mẹ, gián tiếp giảm tình trạng căng sữa (Nguồn: Internet)

Cố gắng ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi và thư giãn vào mỗi buổi tối cũng là một trong những cách đơn giản nhưng hiệu quả trong việc làm hết căng sữa mẹ khi cai sữa cho con.

2.7 Đắp lá bắp cải lên ngực

Đắp lá bắp cải ướp lạnh lên ngực là một trong những cách dân gian có thể làm hết căng tức sữa. Do chứa lượng lớn phytoestrogen nên lá bắp cải có thể làm giảm sưng các mô, giúp làm mạch máu co lại, lưu lượng máu giảm xuống, từ đó giảm tình trạng sưng đau vú. Đắp lá bắp cải thường xuyên sẽ giúp làm giảm lượng sữa.

Mẹ có thể thực hiện cách này như sau: Dùng 2 lá bắp cải rửa sạch đem ướp lạnh khoảng 20 – 30 phút, sau đó áp nhẹ vào 2 bầu vú, có thể sử dụng ngay cả khi đi ngủ. Mỗi chiếc lá có thể để được trong vòng 24 – 48 tiếng. Có thể mặc áo ngực để khỏi phải dùng tay giữ lá.

Xem thêm: Không chỉ giúp giảm sưng đau ngực, bắp cải còn mang đến 14 lợi ích sức khỏe tuyệt vời

2.8 Vắt sữa

Sau khi cai sữa cho con, nếu sữa vẫn còn đọng lại trong bầu ngực, mẹ có thể vắt bỏ sữa. Sử dụng máy hút sữa hay tự vắt sữa bằng tay đều được, tuy nhiên, hãy chú ý nguyên tắc: chỉ vắt bỏ sữa khi ngực căng tức và vắt ở mức  độ vừa phải. Nếu vắt hết sữa sẽ giúp kích thích tuyến sữa càng tiết ra sữa nhiều hơn.

2.9 Dùng thuốc tiêu sữa

Nếu quá đau tức ngực, mẹ có thể hỏi bác sĩ về việc sử dụng một số loại thuốc giảm đau hoặc thuốc tiêu sữa. Thuốc tiêu sữa có tác dụng làm thay đổi hormone trong cơ thể người phụ nữ để làm giảm tiết sữa. Đây là sản phẩm thường được dùng cho các bà mẹ sau sinh muốn cai sữa cho con.

2.10 Trò chuyện cùng người thân

Trò chuyện, tâm sự với chồng, mẹ hoặc chị/em trong gia đình. Đây là một liệu pháp đơn giản giúp cải thiện tâm trạng, nâng cao tinh thần của người mẹ.

3. Những điều không nên làm khi bị căng sữa

Bên cạnh việc áp dụng những cách làm hết căng sữa khi cai sữa. Mẹ cần tránh những việc làm sau đây:

  • Hạn chế chườm nóng bầu ngực, vì có thể kích thích tiết ra sữa nhiều hơn. Tuy nhiên, việc ngâm mình trong bồn nước tắm ấm thì không sao, bởi việc này không làm mẹ tiết ra sữa mà sẽ giúp mẹ được thư giãn và giải tỏa căng thẳng tốt hơn.
  • Luôn vệ sinh sạch sẽ vùng vú, không mặc những chiếc áo bó chặt.
  • Không che giấu hoặc xem nhẹ bất kỳ một bất thường nào nơi bầu ngực. Nếu thấy bầu ngực bị sưng đỏ, có mùi lạ, đau ngực quá mức, sốt... thì cần phải đến bác sĩ để thăm khám, đề phòng trường hợp bị viêm tuyến vú hoặc bệnh nào đó.

4. Cách hạn chế căng sữa khi cai sữa cho bé

Các mẹ nên biết rằng, phần lớn tình trạng mẹ bị căng sữa khi cai sữa cho con là do mẹ cai sữa quá quá đột ngột. Chính vì thế, nếu muốn giảm bớt tình trạng căng sữa khi cai sữa mẹ nên thực hiện chậm và từ từ để cơ thể của mẹ và bé đều có thời gian thích nghi.

Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý thêm những điều sau đây:

  • Mức độ căng sữa và sản xuất sữa sẽ giảm dần khi nhu cần sản xuất ít đi.
  • Mẹ cai sữa cho bé bị căng sữa là tình trạng thường gặp và đa phần sẽ tự hết sau một thời gian.
  • Tình trạng căng đau nơi ngực chỉ kéo dài lâu nhất là một tuần, sau đó, lượng sữa tiết ra sẽ giảm dần.

Như vậy, để giúp giảm bớt tình trạng căng sữa khi cai sữa cho mẹ có thể áp dụng những biện pháp dân gian hoặc dùng thuốc tiêu sữa. Tuy nhiên, trong những trường hợp cơn đau kéo dài, kèm theo những triệu chứng lạ khác mẹ vẫn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-1
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái
Bình luận