Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Những điều mẹ bầu cần lưu ý trong tam cá nguyệt thứ 3

(VOH) - Bước vào tam cá nguyệt thứ 3, mẹ và bé đã gần hoàn thành hành trình 9 tháng 10 ngày của thai kì. Bé yêu sẽ xuất hiện bất cứ lúc nào, vậy mẹ cần làm gì để con ra đời khỏe mạnh và an toàn?

1. Tam cá nguyệt thứ 3 là gì?

Tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn 3 tháng cuối cùng của thai kì, được xác định từ tuần thai thứ 28 tới tuần thứ 40, hoặc sẽ kết thúc sớm hơn nếu mẹ bầu bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ. Đôi khi nó cũng có thể kéo dài đến tuần 41 hoặc 42.

Ở giai đoạn cuối cùng này, cả mẹ và bé có lẽ đều mong ngóng được gặp mặt nhau, đặc biệt khi đó là lần mang thai đầu tiên của mẹ. 

nhung-dieu-me-bau-can-luu-y-trong-tam-ca-nguyet-thu-3-voh-0
Em bé có thể ra đời bất ngờ trong tam cá nguyệt thứ 3 (Nguồn: Internet) 

2. Sự phát triển thai nhi ở tam cá nguyệt thứ 3

Trải qua 2 kì tam cá nguyệt trong bụng mẹ, thai nhi từng ngày lớn lên và dần phát triển hoàn thiện. Trong 3 tháng cuối này, các bộ phận trong cơ thể con sẽ hình thành đầy đủ nhất để chuẩn bị ra đời. 

2.1 Thai nhi 28 tuần tuổi 

Tuần tuổi thứ 28 được xem là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển não bộ của thai nhi. Ngoài ra, qua hình ảnh siêu ẩm, mẹ có thể biết em bé đang nằm trong tư thế nào, nhằm xác định có phải tình huống cần mổ lấy thai không. 

Xem thêm: Thai nhi 28 tuần tuổi: Não hình thành nếp nhăn, giai đoạn phát triển não bộ vượt bậc

2.2 Thai nhi 29 tuần tuổi 

Chiều cao và cân nặng của thai nhi 29 tuần tuổi thay đổi khá nhiều. Đáng chú ý đây là thời điểm các phản xạ cùng chuyển động thân người, mắt diễn ra rất thường xuyên. 

Xem thêm: Thai nhi 29 tuần tuổi phát triển thế nào, những dưỡng chất mẹ cần bổ sung để con lớn nhanh

2.3 Thai nhi 30 tuần tuổi 

Thai nhi 30 tuần tuổi bắt đầu chuyển ngôi thai thuẫn, tức là đầu của con hướng xuống dưới, chuẩn bị di chuyển xuống phần khung chậu của mẹ. 

Xem thêm: Cùng 'soi' sự phát triển của thai nhi 30 tuần tuổi - thời điểm quan trọng của giai đoạn cuối thai kỳ

2.4 Thai nhi 31 tuần tuổi 

Mẹ sẽ thấy thai nhi 31 tuần tuổi bụ bẫm hơn trông thấy vì quá trình tích trữ mỡ dưới da đang diễn ra nhanh chóng, không gian trong bụng mẹ dường như chật chội hơn. 

Xem thêm: Bật mí đến mẹ những sự phát triển của thai nhi 31 tuần tuổi

2.5 Thai nhi 32 tuần tuổi 

Tuần thứ 32 được xem là giữa kì tam cá nguyệt thứ 3, nếu em bé có những bất thường như chưa xoay đầu hay dây rốn quấn quanh cổ thì mẹ cần tham khảo y kiến của bác sĩ để có thể sinh mổ. 

Xem thêm: Tìm hiểu những bất thường có thể xảy ra với bé trong tuần thai 32

2.6 Thai nhi 33 tuần tuổi 

Với thai nhi 33 tuần tuổi thì dường như sự tăng trưởng chiều dài của con đang “chững lại”, tập trung vào phát triển cân nặng. 

Xem thêm: Bất ngờ lớn về sự phát triển của thai nhi 33 tuần tuổi, có thể mẹ chưa biết!

2.7 Thai nhi 34 tuần tuổi 

Khi được 34 tuần tuổi, hormone giới tính ở thai nhi được sản sinh rất nhiều, tham gia vào quá trình phát triển cơ quan sinh dục của em bé. 

Xem thêm: Khám phá sự phát triển của thai nhi và mẹ khi thai được 34 tuần tuổi

2.8 Thai nhi 35 tuần tuổi 

Bước sang tuần thứ 35, thai nhi dường như đã “yên vị”, các vật động tay chân bị hạn chế hơn vì con đã lớn hơn nhiều. 

Xem thêm: 'Bật mí" mẹ sự phát triển của bé yêu ở tuần thai 35 - một trong những tuần cuối cùng của thai kỳ

2.9 Thai nhi 36 tuần tuổi 

Hầu hết các cơ quan của thai nhi 36 tuần tuổi đã phát triển hoàn thiện để sẵn sàng đến với thế giới, cũng như thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. 

nhung-dieu-me-bau-can-luu-y-trong-tam-ca-nguyet-thu-3-voh-1
Bé đạp và cử động nhiều trong 3 tháng cuối thai kì (Nguồn: Internet) 

2.10 Thai nhi 37 tuần tuổi 

Đây là khoảng thời gian quan trọng thai nhi luyện tập kĩ năng thở bằng phổi thay vì qua nhau thai như các tuần tuổi trước. 

Xem thêm: Thai nhi 37 tuần tuổi: Những thay đổi bất ngờ ở thai nhi và người mẹ

2.11 Thai nhi 38 tuần tuổi 

Nếu quan sát hình ảnh siêu âm, mẹ sẽ thấy thai nhi thường xuyên ngậm mút hay nắm tay, vì đây là bước chuẩn bị cho việc học bú sữa mẹ sau này. 

Xem thêm: Thai nhi 38 tuần: Những dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu không thể bỏ qua

2.12 Thai nhi 39 tuần tuổi 

Em bé ra đời khi đủ 39 tuần tuổi được coi là sinh đủ tháng và có thể phát triển rất khỏe mạnh. Lông tơ và lớp bã nhờn bao phủ người con giờ đây sẽ dần rụng xuống, “nhường chỗ” cho một lớp da mới. 

Xem thêm: Thai nhi 39 tuần: Những sự thay đổi đáng kinh ngạc của bé, mẹ đã biết chưa?

2.13 Thai nhi 40 tuần tuổi 

Với thai nhi 40 tuần tuổi, mẹ thực sự sẽ cảm thấy con dường như rất hiếm khi cử động, vì cân nặng và chiều dài đều “quá tải” với bụng của mẹ. 

Xem thêm: Bầu 40 tuần chưa chịu 'vỡ chum' là bình thường hay bất thường

2.14 Thai nhi 41 tuần tuổi

Các cô bé cậu bé ở lại trong bụng mẹ tới tuần thứ 41 khá “lì”, buộc mẹ phải luôn ở trong tư thế sẵn sàng vì có thể chuyển dạ bất cứ khi nào. 

Xem thêm: Thai nhi 41 tuần: Có thể mẹ sẽ lo lắng vì con “bướng bỉnh” chưa chịu ra đời!

2.15 Thai nhi 42 tuần tuổi

Ở tuần tuổi 42, nếu em bé vẫn chưa chịu ra đời, bác sĩ buộc phải can thiệp để thực hiện phương pháp giục sinh, mổ đẻ. 

Xem thêm: Thai 42 tuần chưa sinh có nguy hiểm không? Phương pháp giục sinh có nên áp dụng?

3. Những vấn đề mẹ bầu thường gặp ở tam cá nguyệt thứ 3

Vào kì tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu có thể phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe khá nguy hiểm, ảnh hưởng tới cả mẹ và em bé trong bụng. 

3.1. Mất ngủ

Đây là khoảng thời gian mẹ sẽ trải qua rất nhiều cảm xúc như hạnh phúc, mong ngóng, hồi hộp và rất nhiều lo lắng vì sắp bắt đầu một hành trình mới nên việc mất ngủ thường xảy ra. Hơn nữa, giai đoạn này em bé cũng nghịch ngợm hơn, khiến mẹ cảm thấy đau nhức và khó đi vào giấc ngủ sâu. 

3.2. Khó thở

Tử cung của mẹ vào những ngày cuối thai kì càng mở rộng hơn, chiếm mất không gian của phổi, làm ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp, gây nên tình trạng khó thở. Bên cạnh đó, nồng độ hormone progesterone tăng lên, khiến bà bầu phải thở nhanh và nhiều hơn để truyền dưỡng khí cho con. 

3.3. Rò rỉ nước tiểu

Em bé bắt đầu di chuyển sâu hơn vào khung xương chậu để đi ra, làm tăng áp lực lên bàng quang và dẫn đến mẹ thường bị rò rỉ nước tiểu khi cười, ho, hắt hơi, cúi người hoặc nâng lên. 

3.4. Chuyển dạ giả 

Chuyển dạ giả (cơn gò Braxton Hicks) là tín hiệu bình thường cho thấy tử cung của mẹ đang chuẩn bị cho việc sinh nở, xuất hiện nhiều từ tuần thứ 32 cho đến khi chuyển dạ thực sự diễn ra. Các cơn co thắt này tập trung ở vùng bụng dưới, không liên tục nhưng sẽ giúp đưa em bé xuống dần khung xương chậu để có thể dễ dàng đi ra khi chuyển dạ thật. 

nhung-dieu-me-bau-can-luu-y-trong-tam-ca-nguyet-thu-3-voh-2
Những con chuyển dạ giả sẽ xuất hiện (Nguồn: Internet) 

3.5. Tiền sản giật

Theo nhiều phân tích y khoa, tiền sản giật xảy ra do các mạch máu đưa máu đến nhau thai hẹp hơn bình thường, gây khó khó khăn cho quá trình truyền máu tới thai nhi. Khi mắc tiền sản giật mẹ sẽ thường xuyên thấy đau đầu dữ dội và khó thở, không kiểm soát sẽ dẫn tới tử vọng cả mẹ và con. Phần lớn tiền sản giật xảy ra đối với mẹ bầu có bệnh lý huyết áp, mang đa thai và gia đình từng có tiền sử bệnh. 

Xem thêm: Đừng chủ quan với chứng tiền sản giật – tai biến sản khoa cực kỳ nghiêm trọng

3.6. Nhau bong non

Nhau bong non là tình trạng nhau thai đã bong ra khỏi thành cử cung, tức là đường vận chuyển máu nuôi thai nhi đã bị cắt đứt. Mẹ sẽ cảm thấy đau bụng đột ngột, dữ dội, máu âm đạo ra nhiều, màu sẫm và loãng. Lúc này cần tới ngay cơ sở y tế để đưa con ra ngoài nhằm bảo đảm tính mạng của cả mẹ và bé. 

3.7. Nhau tiền đạo

Hiện tượng nhau thai bám vào đoạn dưới đáy tử cung và cổ tử cung, không di chuyển lên trên gây nên bệnh lý nhau tiền đạo. Vì nhau thai bám ở phần dưới thấp nên sẽ cản trở đường ra của thai trong quá trình chuyển dạ, gây chảy máu tử cung và buộc phải mổ lấy thai. 

4. Khám thai định kì trong tam cá nguyệt thứ 3

Đây được xem là giai đoạn “nước rút” của kì mang thai, mọi thứ cần phải sẵn sàng để đón em bé một cách tốt nhất. Từ đầu kì tam cá nguyệt này tới khi con ra đời, mẹ cần ghi nhớ lịch khám thai định kì và kiểm tra sức khỏe con thường xuyên.

  • Siêu âm thai màu: Hình ảnh siêu âm thai màu sẽ giúp bác sĩ xác định ngôi thai và hướng xoay ngôi thai, đồng thời cũng đánh giá độ dài của tử cung cũng như vị trí bám của nhau thai để chẩn đoán nguy cơ sinh non. 
  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm này cần thực hiện đều đặn trong suốt 9 tháng thai kì để kiểm soát tốt bệnh lý tiểu đường khi mang thai. 
  • Xét nghiệm Non-Stress-Test: Đây là xét nghiệm để đo nhịp tim thai và đối chiếu với phản ứng cử động của thai nhi, nhằm đảm bảo lượng oxy bé nhận được đạt mức tiêu chuẩn. 
  • Tiêm ngừa: Trong tam cá nguyệt thứ 2, nếu mẹ chưa thực hiện tiêm phòng vacxin uốn ván thì cần sắp xếp đi tiêm trước tuần thứ 35. 

Xem thêm: Chỉ định, chống chỉ định và lịch tiêm vacxin uốn ván theo từng độ tuổi

5. Một số lưu ý ở kì tam cá nguyệt thứ 3

Để thai kì kết thúc thật suôn sẻ, trong kì tam cá nguyệt thứ 3 này, mẹ hãy cố gắng ghi nhớ và thực hiện một số lưu ý dưới đây nhé. 

5.1. Chế độ dinh dưỡng

  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu protein như thịt lợn, thịt gà, trứng, sữa. 
  • Uống đủ nước, tránh để tình trạng thiếu nước xảy ra. 
  • Không ăn nhiều trong một bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ, hạn chế để bị đói. 
  • Hạn chế ăn đồ mặn, nhiều dầu mỡ gây khó tiêu.
  • Không sử dụng rượu, bia, cà phê và tuyệt đối không hút thuốc lá. 

5. 2. Vận động cơ thể

  • Vận động nhẹ nhàng, tập trung vào hơi thở. 
  • Tránh các bài tập giãn cơ hoặc nằm ngửa. 
  • Khi di chuyển tránh dồn lực vào mũi chân, nên để gót chân chạm đất trước, giảm nguy cơ ngã do trọng lực dồn vào phần bụng nhiều. 
  • Khi di chuyển cầu thang không được khom lưng hoặc quá ưỡn ngực, ưỡn bụng mà nên duỗi thẳng lưng. 
  • Nếu ngồi hãy tựa thẳng vào lưng ghế, hai chân mở song song, không ngồi bắt chéo chân. 

5.3. Chuẩn bị đi sinh

  • Tìm hiểu và lựa chọn bệnh viện để tới sinh con. 
  • Lên danh sách các đồ dùng cần thiết như đồ dùng vệ sinh, băng lót cho mẹ, quần áo khăn và tã lót cho em bé.
  • Liên hệ với người thân để hỗ trợ trong những ngày cận sinh. 

Dù thiên thần nhỏ sẽ “gõ cửa” đại gia đình bất cứ lúc nào nhưng mẹ đừng quá lo lắng, hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt, luôn giữ tinh thần thoải mái và “vượt cạn” thật an toàn nhé. 

Bình luận