Có thể nói, 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn cực kỳ quan trọng với thai nhi, bởi lúc này bé đang cần rất nhiều dinh dưỡng để được phát triển tốt nhất. Ở tuần thứ 30 này sẽ là một thử thách dành bạn, không chỉ về mặt dinh dưỡng mà còn về sức khỏe và cả tâm lý.
1. Sự phát triển thai nhi 30 tuần tuổi
Thai nhi 30 tuần tuổi có cân nặng khoảng 1.5kg và dài khoảng 40cm tính từ đấu đến chân. Bé vẫn tiếp tục tăng cân và hình thành các lớp mỡ cho cơ thể. Bé đã có thể quay đầu từ bên này sang bên kia, chân tay và cơ thể bắt đầu đầy đặn hơn do chất béo đã tích tụ dưới da.
Bé có thể ngọ nguậy, đạp hoặc nhào lộn nhiều lần khiến bạn bị khó ngủ. Tiêu nhiên, nếu so với các tuần trước đó thì trong tuần này bạn sẽ thấy thai nhi ít vận động hơn, nhưng điều này là bình thường do không gian quanh bào thai đã bị hạn chế hơn.
Sự phát triển của thai nhi 30 tuần tuổi (Nguồn: Internet)
Bé đang dần tập các cử động hô hấp khi bé nhịp nhàng cử động phần cơ hoành. Thậm chí thai nhi có thể nấc, bạn sẽ cảm nhận được điều này khi nhận thấy những sự co giật nhịp nhàng trong tử cung của mình.
Bộ não của bé tiếp tục lớn và phát triển, hình thành thêm nhiều đường rãnh và nếp gấp trên bề mặt não. Các nếp gấp trên não sẽ giúp cho những tế bào não của bé có đủ diện tích để phát triển – là nơi để bé tiếp thu kiến thức trong suốt cuộc đời.
Thính giác và thị giác của bé vẫn tiếp tục hoàn thiện và phát triển.
Ở tuần thứ 30, bé thường đã ở tư thế ngôi thai thuận, tức đầu hướng xuống dưới. Thai nhi đang có xu hướng hạ xuống sâu hơn vào khung châu của mẹ trong những tuần tiếp theo.
Xem thêm: Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi trong giai đoạn thai kỳ
2. Chỉ số thai nhi 30 tuần
Qua những lần khám thai, bác sĩ sẽ cho bạn biết các chỉ số thai quan trọng mà bé yêu của bạn đang đạt được. Đừng bỏ qua các chỉ số này, vì nó sẽ giúp bạn theo dõi được sự phát triển của thai nhi.
Sau đây là bảng chỉ số thai nhi 30 tuần tuổi cơ bản:
|
Thai nhi 30 tuần + 0 |
Thai nhi 30 tuần + 1 |
Thai nhi 30 tuần + 2 |
Thai nhi 30 tuần + 3 |
Thai nhi 30 tuần + 4 |
Thai nhi 30 tuần + 5 |
Thai nhi 30 tuần + 6 |
Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) |
70-82mm, TB 76mm |
70-82mm, TB 76mm |
71-83mm, TB 77mm |
71-83mm, TB 77mm |
71-83mm, TB 77mm |
71-83mm, TB 77mm |
72-84mm, TB 78mm |
Chiều dài xương đùi (FL) |
53-63mm, TB 56mm |
53-63mm, TB 57mm |
54-64mm, TB 57mm |
54-64mm, TB 57mm |
54-64mm, TB 58mm |
54-64mm, TB 58mm |
55-65mm, TB 59mm |
Chu vi vòng bụng (AC) |
229-284mm, TB 252mm |
232-289mm, TB 260mm |
234-292mm, TB 262mm |
236-296mm, TB 265mm |
238-299mm, TB 269mm |
240-303mm, TB 272mm |
243-307mm, TB 275mm |
Chu vi vòng đầu (HC) |
268-300mm, TB 284mm |
269-302mm, TB 286mm |
270-303mm, TB 287mm |
272-304mm, TB 288mm |
273-306mm, TB 289mm |
274-307mm, TB 290mm |
275-309mm, TB 292mm |
Cân nặng ước tính (EFW) |
1294-1824g, TB 1559g |
1317-1856g, TB 1586g |
1329-1888g, TB 1614g |
1362-1920g, TB 1614g |
1385-1953g, TB 1669g |
1408-1985g, TB 1669g |
1430-2017g, TB 1724g |
*TB: trung bình
3. Dấu hiệu mang thai 30 tuần
Càng đến gần ngày sinh, cơ thể bạn sẽ càng thấy mệt mỏi hơn. Phần năng lượng dồi dào ở tam cá nguyệt thứ 2 dường như biến mất. Tử cung của bạn tiếp tục phình to, tạo áp lực lên các cơ quan và hệ tuần hoàn trong cơ thể.
Những dấu hiệu, triệu chứng bạn có thể gặp phải ở tuần thai thứ 30 là:
- Chân, tay thường bị tê cứng và sưng phù.
- Bị đau hông, đau thắt lưng.
- Xuất hiện sữa non.
- Bị mất ngủ.
- Bị chuột rút.
- Tóc sẽ dày hơn, ngưng dài và ít rụng hơn.
Những mệt mỏi ở cơ thể có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý của các mẹ bầu, nhất là những mẹ còn phải chăm sóc thêm con nhỏ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng giờ đây con yêu của bạn đã có thể cảm nhận được những cảm xúc của mẹ rồi đấy, vì thế đừng để tâm trạng căng thẳng, stress hay mệt mỏi. Hãy chia sẻ với chồng cảm xúc của mình nếu bạn thấy mệt mỏi, khó chịu... để không phải chịu đựng một mình bạn nhé!
4. Những điều lưu ý khi mang thai tuần 30
Phụ nữ mang thai tuần thứ 30 có thể cảm thấy sự co bóp của tử cung trong giai đoạn này (gọi là cơn co thắt Braxton Hick). Những cơn co thắt này thường chỉ diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn và không gây đau. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện mình có nhiều hơn 4 cơn co thắt trong 1 giờ hoặc có bất cứ một dấu hiệu nào của sinh non như: tiết dịch âm đạo, cơn gò tử cung, đau bụng... thì hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Các cơn gò sinh lý sẽ xuất hiện nhiều hơn trong tuần này (Nguồn: Internet)
Siêu âm không phải là chỉ định bắt buộc trong tuần này nhưng bác sĩ có thể sẽ thực hiện siêu âm để kiểm tra sự phát triển của thai nhi. Đồng thời bác sĩ sẽ kiểm tra lại huyết áp, cân nặng của bạn và hỏi thêm về những dấu hiệu và triệu chứng bạn thường gặp phải.
Hiện tượng khó thở có thể sẽ xảy ra trong thời gian này, bởi tử cung bạn đang mở rộng và chèn ép các cơ quan nội tạng khác, đặc biệt là phổi. Bạn có thể trao đổi cùng bác sĩ nếu thấy tình trạng khó thở xảy ra thường xuyên.
4.1 Khi thai nhi 30 tuần tuổi nên kiêng gì ?
- Không nên có những hoạt động mang tính đột ngột vì sẽ dễ gây đau lưng khi mang thai.
- Không mặc quần lót quá chật. Nên đầu tư một số quần lót dành cho phụ nữ mang thai, vì chúng sẽ giúp bạn không bị khó chịu vì cấn bụng.
- Không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc ngủ nào nếu chưa được sự đồng ý từ bác sĩ.
4.2 Có thai 30 tuần mẹ nên ăn gì ?
Thời điểm này là thời điểm bạn sẽ phải cần rất nhiều năng lượng cho thể, vì thế:
- Nên ăn nhiều thức ăn giàu tinh bột như khoai tây, ngũ cốc...
- Ăn nhiều rau và thịt nạc.
- Bổ sung đủ vitamin và khoáng chất từ thực phẩm cũng như sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ.
- Uống nhiều nước.
- Đồng thời, không nên ăn những loại thực phẩm quá ngọt hoặc quá béo, thực phẩm chiên xào dầu mỡ hay thực phẩm chưa được nấu chín. Tránh xa các loại rượu, bia, thuốc lá và chất cafein vì nó sẽ không an toàn cho phụ nữ mang thai.
Như vậy, bắt đầu từ giờ phút này bạn hãy lên danh sách những thứ cần thiết để mang đến bệnh viện, bởi thật sự rất nhanh thôi, bạn sẽ được gặp mặt con yêu của mình.