Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai?

( VOH ) - Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì mới có thai chắc chắn là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ, nhất là những ai đang gặp phải vấn đề về niêm mạc tử cung.

Nhắc đến niêm mạc tử cung, nhiều người sẽ thường nghĩ ngay đến vấn đề sinh nở, bởi đây là một lớp bao phủ quanh toàn bộ tử cung và có vai trò rất quan trọng trong việc thụ thai cũng như mang thai ở phụ nữ.

1. Niêm mạc tử cung dày là như thế nào?

Thông thường, niêm mạc tử cung của phụ nữ sẽ thay đổi theo từng thời kỳ của chu kỳ kinh nguyệt. Dưới tác động của hormone sinh dục nữ, lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên tùy vào từng thời điểm trong tháng.

Niêm mạc tử cung dày lên chính là để ‘lót ổ’ cho trứng đã được thụ tinh vào làm tổ và phát triển. Tuy nhiên, có những phụ nữ gặp phải tình trạng niêm mạc tử cung trở nên quá dày và tăng trưởng tế bào bào dư thừa bởi lượng estrogen quá nhiều nhưng lại thiếu progesterone.

Niêm mạc tử cung khi đã tăng sinh quá dày nhưng lại không được điều trị kịp thời có thể sẽ tiến triển thành ung thư ở một số trường hợp.

1.1 Triệu chứng gây tăng sinh niêm mạc tử cung

Một số triệu chứng phổ biến của tình trạng niêm mạc tử cung quá dày chính là:

  • Chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt nặng hơn và kéo dài hơn bình thường.
  • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày (tính từ ngày đầu của kỳ kinh nguyệt đến ngày đầu của kỳ kinh tiếp theo).
  • Chảy máu sau mãn kinh.

niem-mac-tu-cung-day-bao-nhieu-thi-moi-co-thai-voh

Niêm mạc tử cung dày lên quá mức thường do  hormone estrogen trong cơ thể quá nhiều (Nguồn: Internet)

1.2 Nguyên nhân gây tăng sinh niêm mạc tử cung

Nguyên nhân gây tăng sinh nội mạc tử cung là do hormone estrogen trong cơ thể quá nhiều. Sự mất cân bằng này cũng có thể gây ra các vấn đề liên quan đến ung thư tử cung (tình trạng tiền ung thư).

Những phụ nữ có ít hormone progesterone, gần mãn kinh hoặc đã mãn kinh, những bé gái vừa dậy thì chưa có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thường có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này.

2. Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai an toàn?

Kích thước dày mỏng của niêm mạc tử cung đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai cũng như nuôi dưỡng thai nhi.

Chỉ số độ dày của niêm mạc tử cung theo từng giai đoạn gồm có:

  • Thời kỳ ra kinh: niêm mạc tử cung có chỉ số tiêu chuẩn < 4mm.
  • Thời kỳ tăng sinh: niêm mạc tử cung bắt đầu dày lên và chỉ số tiêu chuẩn từ đạt 4 - 8mm.
  • Thời kỳ rụng trứng: niêm mạc tử cung dày hơn có chỉ số tiêu chuẩn sẽ ở mức 6 – 10mm.
  • Thời kỳ sau rụng trứng: niêm mạc tử cung dày nhất, chỉ số tiêu chuẩn từ 7 – 14mm.

niem-mac-tu-cung-day-bao-nhieu-thi-moi-co-thai-1-voh

Niêm mạc tử cung  lý tưởng nhất để thụ thai sẽ có độ dài trong khoảng từ 6 – 10mm (Nguồn: Internet)

Độ dày niêm mạc tử cung được cho là lý tưởng nhất để trứng làm tổ và phát triển thành thai nhi khỏe mạnh chính là trong mức từ 6 – 10mm, tương ứng với thời kỳ phát triển niêm mạc trong chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu chấm dứt kỳ hành kinh trong tháng và lớp niêm mạc tử cung vẫn nằm trong khoảng 7 – 10mm thì đây là dấu hiệu cho thấy mẹ đã thụ thai.

3. Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu là bình thường ?

Phụ nữ cần biết những thông tin sau để biết được độ dày của niêm mạc như thế nào là bình thường:

  • Ở giai đoạn vừa qua kinh nguyệt thì độ dày của niêm mạc sẽ ở khoảng từ 3 - 4mm.
  • Giai đoạn gần đến khi rụng trứng ( giữa kỳ hành kinh ) thì độ dày của niêm mạc ở khoảng 8 - 12mm là bình thường.
  • Giai đoạn gần đến chu kỳ kinh nguyệt thì độ dày của lớp niêm mạc ở khoảng 12 - 16mm, khi vào giai đoạn này nếu như sự thụ thai không diễn ra thì niêm mạc tử cung sẽ bị bong tróc và tràn ra ngoài tạo thành kinh nguyệt.

4. Niêm mạc tử cung dày ảnh hưởng như thế nào để quá trình thụ thai?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu niêm mạc tử cung dưới 6mm thì được xem là niêm mạc tử cung mỏng, điều này sẽ gây khó khăn cho quá trình làm tổ khi thụ thai. Nếu thụ thai thành công thì phôi thai cũng rất dễ bị bong ra gây nên hiện tượng thai chết lưu, sảy thai.

Tương tự, nếu phụ nữ có niêm mạc tử cung dày hơn 20mm thì cũng sẽ khó thụ thai, vì lúc này hàm lượng estrogen trong cơ thể đang bị dư thừa và sẽ dẫn đến các hệ lụy như: vô kinh, rong kinh, đa nang buồng trứng, rối loạn phóng noãn...

5. Cải thiện niêm mạc tử cung bằng cách nào?

Niêm mạc tử cung có thể bị dày hoặc bị mỏng và cả 2 tình trạng này đều sẽ ảnh hưởng đến quá trình mang thai ở phụ nữ. Vì vậy, chị em cần phải xác định được niêm mạc tử cung đang ở trạng thái nào, nếu phát hiện bất thường cần phải tiến hành điều trị ngay để tăng khả năng có con.

Thông thường, người có niêm mạc tử cung dày sẽ được chỉ định điều trị bằng hormone để tái thiết lập sự cân bằng estrogen - progesterone trong cơ thể, nhờ đó gia tăng khả năng thụ thai của phụ nữ.

Ngoài cách cân bằng estrogen - progesterone trong cơ thể thì phụ nữ còn có thể kết hợp các việc sau đây để cải thiện tình trạng độ dày niêm mạc tử cung:

  • Không nên thức khuya và nên ngủ đủ giấc để cơ thể tiết ra lượng hormone cân bằng.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm được chế biến từ đậu nành, thực phẩm giàu vitamin C và vitamin E.
  • Nên thường xuyên tập thể thao để giúp tiêu bớt lượng hormone estrogen trong cơ thể và giúp kiểm soát cân nặng.
  • Nên đi tái khám để theo dõi độ dày niêm mạc tử cung.

6. Chế độ sinh hoạt cho người có niêm mạc tử cung dày

Chị em phụ nữ có thể hạn chế sự tăng sinh niêm mạc tử cung bằng các biện pháp tại nhà sau đây:

  • Nếu đang dùng estrogen sau mãn kinh, chị em phụ nữ cũng cần dùng progestin hoặc progesterone.
  • Nếu kinh nguyệt không đều, phụ nữ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có nên dùng các loại thuốc có chứa estrogen và progestin hay không.
  • Nếu thừa cân, hãy nên giảm cân vì như thế có thể giúp ích trong việc phòng chống nguy cơ tăng sinh niêm mạc tử cung.

Hy vọng những thông tin sẽ giúp chị em phụ nữ hiểu hơn về tình trạng niêm mạc tử cung dày để có thể biết được hướng xử lý và điều trị kịp thời.

Bình luận