1. Tam cá nguyệt là gì?
Nếu như trong dân gian người ta thường gọi thời gian mang thai của bà bầu là “mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày” thì với sản khoa hiện đại, thai kỳ của mẹ bầu được chia thành 3 giai đoạn và từ đó xuất phát khái niệm “tam cá nguyệt”.
Tam cá nguyệt là gì? (Nguồn: Internet)
Như vậy, trong một thai kỳ sẽ có 3 giai đoạn tam cá nguyệt tương ứng với 3 giai đoạn thai kỳ. Cụ thể:
- Tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ): Được tính kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cho đến ngày kết thúc của tuần thứ 13 kể từ thời điểm đó. Trong suốt chu kỳ kinh cuối, cơ thể tất bật chuẩn bị cho quá trình rụng trứng và mang thai, do đó, mẹ có thể bắt đầu tính từ thời điểm này.
- Tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa thai kỳ): Được tính từ tuần thứ 14 đến tuần 27 của thai kỳ.
- Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ): Được tính từ tuần 28 đến tuần 40 hoặc kết thúc khi mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ sinh nở.
Có thể thấy rằng mỗi kỳ tam cá nguyệt sẽ kéo dài trong 3 tháng, tương ứng với 13 tuần cộng thêm 1 tuần vào tam cá nguyệt cuối cùng. Với cách phân chia này, mẹ bầu sẽ có thể dễ dàng theo dõi được tình trạng sức khỏe của mẹ và bé cũng như những lưu ý về tình trạng phát triển của thai nhi, các mốc khám thai cần thiết, chế độ dinh dưỡng và cả sinh hoạt hàng ngày.
2. Những điều mẹ cần làm trong từng kỳ tam cá nguyệt
2.1 Tam cá nguyệt đầu tiên
Tam cá nguyệt đầu tiên ở phụ nữ tương đương 3 tháng đầu thai kỳ (Nguồn: Internet)
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, các mẹ sẽ phải cần làm những điều sau đây:
- Khám thai đầu tiên: Trong lần khám thai đầu tiên, mẹ cần phải được kiểm tra cân nặng, huyết áp và bác sĩ có thể sẽ chỉ định siêu âm qua ngã âm đạo để theo dõi sự phát triển của thai.
- Siêu âm độ mờ da gáy: Ở tuần thứ 10 đến tuần 12 trong thai kỳ (tức gần cuối tam cá nguyệt đầu tiên) mẹ cần phải thực hiện siêu âm độ mờ da gáy để kiểm tra nguy cơ mắc dị tật Down của thai nhi.
- Tính ngày dự sinh: Ở lần khám thai đầu tiên hoặc dựa vào siêu âm ở tuần thứ 10 – 12, bác sĩ sẽ tính tuổi thai và đưa ra dự đoán về ngày dự sinh của mẹ. Tuy nhiên, kết quả chỉ mang tính tham khảo, không thể chính xác hoàn toàn.
Một số mẹ bầu sẽ trải qua cảm giác ốm nghén (triệu chứng buồn nôn và nôn, kém ăn, sợ mùi) vô cùng mệt mỏi nhưng một số khác thì hoàn toàn không có biểu hiện này. Tuy nhiên, đa phần thai phụ ốm nghén đều sẽ ổn định sức khỏe sau khi bước sang tuần 11 - 12 của thai kỳ.
2.2 Tam cá nguyệt thứ hai
Tam cá nguyệt thứ hai cần chú trọng nhiều đến dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe (Nguồn: Internet)
Ở tam cá nguyệt thứ hai, cơ thể mẹ đã bắt đầu có những thay đổi rõ rệt, cụ thể nhất là phần bụng và ngực. Bên cạnh đó, các triệu chứng ốm nghén cũng sẽ giảm bớt, thậm chí là không còn.
Trong giai đoạn này, những việc mẹ bầu cần làm chính là:
- Tập thể dục: Đây là cách tốt nhất để mẹ bầu tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, duy trì mức tăng cân hợp lý và vẻ đẹp trong suốt thai kỳ của mình. Ngoài ra, việc tập thể dục cũng giúp mẹ có được tinh thần thoải mái hơn. Có rất nhiều các bài tập thể dục trong thai kỳ để mẹ thực hiện, chẳng hạn như đi bộ, yoga, bơi lội...
- Dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng trong thai kỳ. Từ tam cá nguyệt thứ hai, hầu hết các mẹ đều phải ăn thêm thức ăn trong mỗi bữa. Cùng với đó là việc bổ sung đầy đủ các chất vitamin, protein, canxi, các thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước.
2.3 Tam cá nguyệt thứ ba
Tam cá nguyệt thứ 3 mẹ bầu nên bắt đầu chuẩn bị sẵn sàng các đồ dùng cần thiết cho việc đi sinh (Nguồn: Internet)
Sau khi đã đi qua 2/3 đoạn đường thai kỳ, đến tam cá nguyệt thứ 3 mẹ bầu nên bắt đầu chuẩn bị sẵn sàng các đồ dùng cần thiết cho việc đi sinh bao gồm: chọn bệnh viện sinh con, mua đồ dùng cho mẹ và bé sơ sinh, luyện tập cách hít thở chuyển dạ và cách chăm sóc mẹ thời kỳ hậu sản cũng cũng cách chăm sóc trẻ sơ sinh....
- Tham giam lớp học tiền sản: Các khóa học này sẽ giúp mẹ chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho ca sinh nở. Tại đây mẹ sẽ được hướng dẫn cách hít thở, giảm đau khi chuyển dạ, các để nhanh hồi phục sau sinh và những lưu ý để chăm sóc bé trong những ngày đầu tiên.
- Sắm đồ cho bé sơ sinh: Tam cá nguyệt thứ ba, mẹ nên bắt đầu mua sắm cho bé. Hãy lên danh sách những món đồ cần mua và có thể cân nhắc việc sử dụng lại đồ từ người quen, bạn bè hay các anh chị của bé.
- Chuẩn bị tâm lý thoải thoái: Đến giai đoạn tam cá nguyệt cuối cùng, cơ thể mẹ đã trở nên nặng nề và khá mệt mỏi, cộng thêm việc hồi hộp và mong chờ sự xuất hiện của bé yêu. Vì thế, mẹ phải cố gắng giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan để cuộc “vượt cạn” diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng.
Trên đây là những thông tin về thuật ngữ “tam cá nguyệt” cũng như những việc mẹ bầu cần làm trong từng tam cá nguyệt. Hy vọng những chia sẽ trên sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng theo dõi và chăm sóc hợp lý theo từng giai đoạn thai kỳ.