Ăn dặm được xem là mốc phát triển về thói quen ăn uống của trẻ nhỏ trong 2 năm đầu đời. Chọn đúng thời điểm ăn dặm sẽ giúp bé xây dựng một thói quen ăn uống lành mạnh, để bé phát triển thể lực và tinh thần một cách toàn diện.
1. Có nên dùng bột ăn dặm cho bé 3 tháng tuổi?
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại bột ăn dặm, trong đó có cả các loại bột dành cho trẻ từ 3 - 4 tháng tuổi. Về cơ bản các loại bột này sản xuất ra để phủ hợp đối với trẻ 3 - 4 tháng tuổi, tuy nhiên về kiến thức dinh dưỡng cho bé thì việc cho bé ăn dặm quá sớm sẽ có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của bé.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích không nên sử dụng bột ăn dặm cho bé 3 tháng tuổi, mà thay vào đó chỉ nên cho bé bú sữa mẹ và sữa công thức cho đến khi đủ tuổi ăn dặm.
Vì khi cho trẻ ăn bột ăn dặm quá sớm thì trẻ không tận dụng được nguồn dinh dưỡng có sẵn trong sữa mẹ, khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ yếu đi, bị rối loạn tiêu hóa và từ đó dẫn đến chứng suy dinh dưỡng.
2. Trẻ 3 tháng ăn dặm được chưa?
Khi thấy bé có tình trạng biếng ăn thì phụ huynh có phần sốt ruột lo lắng dẫn đến tình trạng trẻ ăn dặm sớm khi mới 3 - 5 tháng tuổi. Nhưng theo nhiều nghiên cứu, trong 6 tháng đầu đời, bé có thể sống và phát triển khỏe mạnh nhờ vào sữa mẹ.
Cơ quan tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi vốn chưa được phát triển đầy đủ nên việc tập cho bé ăn dặm quá sớm, sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé bị quá tải, khó tiêu hóa tốt các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm, chất béo... Đồng thời, cũng dễ làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn.
Cho trẻ ăn dặm khi trẻ mới được 3 tháng tuổi thì dù là ăn bột, nước cơm hay cháo, bé cũng đều rất dễ bị tiêu chảy, nôn trớ và đi ngoài phân sống.
Ngoài ra, việc sử dụng bột ăn dặm cho trẻ 3 tháng tuổi còn có thể khiến bé no bụng dẫn đến trẻ bú ít hơn, kém bú, cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.
Hơn thế, trẻ ăn nhiều bột ăn dặm dễ gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa – tăng đào thải canxi ra nước tiểu, dẫn đến còi xương.
3. Những trường hợp bất khả kháng
Sẽ có một số trường trường hợp trẻ 3 tháng tuổi phải ăn dặm sớm vì những lý do bất khả kháng. Có trường hợp vẫn cho trẻ ăn dặm sớm bằng cách cho trẻ làm quen với chão loãng từ 2 - 3 tháng tuổi những bé vẫn phát triển bình thường.
Do xã hội hiện nay ngày càng tiến bộ, khoa học hơn nên ai cũng có quyền để chọn phương pháp ăn dặm, cách cho bé ăn dặm sớm hay muộn mà không phụ thuộc với lối tư duy cũ.
Tuy nhiên, nếu rơi vào trường hợp đặc biệt này, tốt nhất mẹ hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, hoặc các bác sĩ nhi khoa để đảm bảo hơn cho quá trình chăm sóc, chế độ dinh dưỡng cho con trẻ.
4. Khi nào bé có thể ăn dặm được?
Về mặt lý thuyết, cha mẹ chỉ nên tập cho trẻ ăn dặm khi bé tròn 6 tháng tuổi. Việc tập cho trẻ 3 tháng ăn dặm là quá sớm và sẽ không hề có lợi cho sự phát triển của con, bởi hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ thích hợp cho các loại thức ăn dạng lỏng như sữa mẹ.
Do vậy, đối với trẻ từ sơ sinh từ 3 đến 4 tháng tuổi chỉ nên sử dụng sữa mẹ là chủ yếu. Nếu mẹ bị thiếu sữa thì có thể cho bé uống bổ sung sữa công thức.
5. Dấu hiệu nhận biết bé đã sẵn sàng ăn dặm
Ở mỗi trẻ sẽ có những tốc độ phát triển khác nhau, tuy nhiên, mẹ có thể tập cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi và có các biểu hiện sau đây:
- Bé có thể giữ vững được cổ
- Bé có thể ngồi khi được hỗ trợ
- Bé tỏ ra thích thú với thức ăn
- Khi đưa muỗng (thìa) vào miệng bé, bé ít dùng lưỡi để đẩy ra ngoài
- Bé bắt đầu biết đón nhận đồ ăn mẹ đút bằng cách đưa môi ra phía trước.
- Đòi bú liên tục dù mẹ đã cho bé bú đầy đủ từ 7 – 8 lần/ ngày.
Lưu ý: Những dấu hiệu trên đây đều mang tính tương đối, có thể xuất hiện hoặc không ở mỗi trẻ. Do đó, khi trẻ đã đủ 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé thử đồ ăn mới ngoài sữa mẹ để xem bé có “hợp tác” hay không nhé!
Như vậy, với những ai đang băn khoăn “trẻ 3 tháng ăn dặm được chưa?” thì chắc chắn đã tìm được câu trả lời cho mình từ bài viết trên đây. Hy vọng, mẹ sẽ có những quyết định đúng đắn nhất về thời điểm cho trẻ ăn dặm để giai đoạn ăn dặm không trở thành nỗi ám ảnh của con.