Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Khi nào tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu là nguy hiểm?

( VOH ) - Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu là hiện tượng bất thường ở đường tiêu hóa, có thể là do táo bón nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác ở hậu môn trực tràng.

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu. Và nếu muốn khắc phục tình trạng này, điều quan trọng nhất là các mẹ cần biết được mức độ và nguyên nhân gây ra chứng đi ngoài ra máu ở trẻ sơ sinh.

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bắt nguồn từ:

1.1 Rối loạn protein trong sữa

Ở một số trẻ sơ sinh khi uống sữa mẹ nếu không thể hấp thu được protein trong sữa sẽ gây ra tình trạng xuất tiết và dẫn đến hiện tượng bé sơ sinh đi ngoài ra máu.

khi-nao-tinh-trang-tre-so-sinh-di-ngoai-ra-mau-la-nguy-hiem-voh

Một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa và đường ruột của trẻ còn rất yếu nên không hấp thu nhiều vitamin K khiến trẻ dễ bị đi ngoài ra máu.

1.2 Do bệnh lý

  • Nứt hậu môn: Trẻ sơ sinh còn bú sữa mẹ nên thường sẽ đi phân lỏng. Tuy nhiên, với những trường hợp bé bị táo bón, bé sẽ gắng sức để tống phân ra ngoài và có thể làm tổn thương vùng hậu môn.
  • Bệnh kiết amibe: Bệnh kiết lỵ do amibe gây ra, mặc dù ít xuất hiện ở trẻ sơ sinh nhưng mẹ cũng không thể chủ quan và bỏ qua triệu chứng căn bệnh này. Trẻ bị kiết lỵ sẽ có hiện tượng đau bụng, đi tiêu khó, phân có máu và sốt nhẹ.
  • Bệnh lồng ruột: Khi trẻ sơ sinh bị bệnh lồng ruột thường sẽ xuất hiện các triệu chứng đau bụng, bỏ bú, nôn ói và có cả tình trạng đi ngoài ra máu nhầy.
  • Một số căn bệnh ít gặp hơn như: viêm đại tràng, bệnh Crohn... là những căn bệnh thường có xu hướng khiến phân của trẻ lẫn máu và nguyên nhân chủ yếu thường do di truyền.
group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-0
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái

2. Mức độ phân dính máu ở trẻ sơ sinh khi đi ngoài

Quan sát mức độ chảy máu, phân dính máu sẽ giúp mẹ có thể xem xét tình trạng sức khỏe của bé và bệnh lý trẻ gặp phải được tốt hơn.

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu được chia thành 3 mức độ cơ bản:

  • Mức độ nhẹ: Vết máu chỉ dính một ít trên phân, thường có màu đỏ tươi. Bé vẫn rất năng động, da dẻ hồng hào. 
  • Mức độ vừa: Bé đi ngoài có máu và chất nhầy, đi phân lỏng nhiều lần nhưng vẫn rặn mỗi khi đi. 
  • Mức độ nặng: Ở mức độ này, bé sẽ đi ngoài ra máu nhiều, dính đầy trên phân, không cầm được máu. Bé thường quấy khóc nhiều, da dẻ nhợt nhạt. 

Vì lượng máu trong cơ thể con không nhiều nên việc trẻ sơ sinh bị đi ngoài ra máu cũng rất nguy hiểm. Nó có thể dẫn đến tình trạng mất máu và tử vong. Do đó, nếu thấy trẻ đi ngoài ra máu dù nặng hay nhẹ mẹ cũng cần đưa bé đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để bác sĩ cầm máu, đưa ra phương pháp điều trị nhanh chóng nhất.

3. Ngăn ngừa tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu bằng cách nào?

Để ngăn ngừa tình trạng phân trẻ sơ sinh có máu, các mẹ có thể áp dụng một số cách làm phổ biến sau đây:

  • Sữa mẹ chính là thực phẩm tốt nhất cho trẻ trong giai đoạn đầu đời, vì thế, trong 6 tháng đầu tiên nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn.
  • Kiểm tra hậu môn và quan sát phân của trẻ thường xuyên, nếu phát hiện bất thường cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
  • Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu dị ứng cần xác định đâu là nguyên nhân và chủ động phòng ngừa bằng cách không cho trẻ ăn hoặc uống loại thực phẩm đó nữa.

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu cần được phát hiện và điều trị sớm, tránh kéo dài khiến bệnh càng trở nên trầm trọng sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé về sau.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-1
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái
Bình luận