Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi còn nhỏ nên chưa ảnh hưởng đến việc đi lại, ngủ nghỉ của mẹ bầu. Nhưng bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ 2 thì mọi hoạt động của mẹ cần phải được chú ý, nhất là tư thế ngồi của mẹ bầu, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.
1. Các tư thế ngồi của bà bầu nên tránh
Khi tư thế ngồi của bà bầu không đúng, các bó cơ sẽ phải làm việc vất vả hơn mới giữ được thăng bằng. Lâu dần, sẽ gây tác động xấu đến các khớp xương và dây chằng, thậm chí với những mẹ bầu bị đau lưng thì tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Dưới đây là 8 tư thế ngồi mà các mẹ bầu nên tránh trong thai kỳ:
1.1 Tư thế nửa nằm nửa ngồi
Đây là một tư thế khá thoải mái cho mẹ bầu khi ở trên giường. Tuy nhiên, nó lại không phải là một tư thế ngồi tốt, bởi phụ nữ mang thai nếu ngồi tư thế này sẽ gây áp lực rất lớn cho cột sống. Đó cũng là lý do tại sao mẹ bầu thường cảm thấy đau nhói ở lưng khi ngồi lâu ở tư thế này.
1.2 Tư thế ngồi không tựa lưng
Bà bầu khi ngồi ghế nên chọn những ghế có chỗ tựa lưng (Nguồn: Internet)
Nếu không phải tình huống bắt buộc thì tốt nhất mẹ nên sử dụng loại ghế có lưng tựa. Ngồi không tựa lưng sẽ khiến mẹ dễ bị đau lưng dữ dội, về lâu dài rất có hại cho sức khỏe của cả mẹ và em bé trong bụng.
1.3 Ngồi gập người về phía trước
Đây là một trong những tư thế ngồi mà các mẹ bầu nên tránh. Bởi khi khi kéo gập người về trước, cơ thể sẽ tạo ra một lực đè lên phía vùng bụng. Từ đó, khiến cho lưu lượng oxy đưa đến thai nhi bị giảm sút, gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé yêu trong bụng.
Ngoài ra, trong giai đoạn thai nhi phát triển, ngồi gập người có thể tạo áp lực đè nén lên cơ thể mỏng mạnh của bé và khiến lòng ngực của trẻ sẽ có vết tích vĩnh viễn ngay khi vừa mới sinh ra.
1.4 Ngồi xổm
Khi bụng bầu ngày càng lớn, phần bụng dưới của cơ thể và cột sống vốn đã phải chịu áp lực rất lớn từ thai nhi. Thêm hành động ngồi xổm của mẹ sẽ khiến cho các cơ càng bị kéo căng ra hơn, dẫn đến đau nhói, các mạch máu ở chi dưới bị ùn tắc không thể lưu thông, gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch, phù nề nặng hoặc mất trọng tâm dẫn đến té ngã.
Không những thế, ngồi xổm cũng gây áp lực lên bàng quang làm cho mẹ bầu thường xuyên muốn tiểu, đi tiểu nhiều hoặc bị són tiểu.
1.5 Ngồi buông thõng vai
Vừa chịu áp lực từ thai nhi, vừa chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể - tư thế ngồi buông thõng vai là một thế không tốt cho mẹ bầu vì khiến cột sống phải làm việc “quá tải”. Vì thế, nếu mẹ phải làm việc văn phòng, công việc đòi hỏi ngồi nhiều và lâu thì mẹ cần chuẩn bị sẵn một chiếc gối tựa nhỏ, đặt vào phần sống eo và cố gắng điều chỉnh sao cho lưng không bị cong.
1.6 Ngồi bắt chéo chân
Ngồi bắt chéo chân là một trong nhưng tư thế mẹ bầu nên tránh (Nguồn: Internet)
Đây là thói quen của của phụ nữ và khi mang thai rất nhiều mẹ vẫn duy trì thói quen này. Thế nhưng, theo các chuyên gia những mẹ bầu nào đang làm điều này mỗi ngày thì cần thay đổi ngay vì bắt chéo chân sẽ khiến máu dồn về phía chân nhiều hơn. Tư thế ngồi ngày sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng sưng phù chân vốn đã rất phổ biến khi mang thai.
1.7 Ngồi khoanh chân
Tương tự như ngồi bắt chéo chân, ngồi khoanh chân cũng là tư thế ngồi không tốt cho bà bầu bởi sẽ khiến phần chi dưới bị chèn ép, dẫn đến lượng máu lưu thông bị tắc nghẽn, ảnh hưởng đến các dây thần kinh đùi, từ đó gây ra hiện tượng phù nề khi mang thai.
1.8 Ngồi nửa mông
Đây là tư thế ngồi các mẹ bầu cần tránh xa. Nếu mẹ bầu ngồi nửa mông trên ghế hoặc trên giường cũng đều gây áp lực lên cột sống. Khi ngồi quá lâu ở tư thế này dễ dẫn đến tình trạng đau nhói ở lưng.
2. Tư thế ngồi cho bà bầu chuẩn nhất
Theo khuyến cáo, tư thế ngồi tốt nhất cho bà bầu chính là tư thế ngồi giữ thẳng cổ, người không chúi về phía trước, hai vai thả lỏng, chân tạo thành một góc 90 độ với mặt đất, lưng mẹ chạm vào lưng ghế.
Ngoài ra, các mẹ bầu cũng cần lưu ý khi chuyển từ tư thế đứng sang ngồi, mẹ nên chuyển từ từ, đừng quá nhanh và đột ngột. Đặc biệt, trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, khi bụng đã khá to, mẹ bầu nên dùng tay đỡ bụng trước khi ngồi, sau đó từ từ dựa lưng vào ghế, hai chân song song nhau.
Bên cạnh đó, khi chọn ghế ngồi, mẹ bầu nên ưu tiên loại ghế cao khoảng 40cm sao cho mẹ bầu có thể chạm bàn chân xuống sàn. Không nên chọn ghế quá cao vì sẽ khiến mẹ bầu bị mất thăng bằng. Cũng không nên ngồi một chỗ quá lâu vì sẽ càng cản trở quá trình tuần hoàn máu của cơ thể.