- Giải mã ý nghĩa của các loại đèn Trung thu
- Hướng dẫn cách làm đèn Trung thu bằng giấy bắt mắt nhất
- Hướng dẫn cách làm đèn Trung thu bằng bằng chai nhựa cực xinh
- Hướng dẫn cách làm đèn Trung thu bằng ống hút
- Hướng dẫn cách làm đèn Trung thu truyền thống hình ông sao đơn giản
- Hướng dẫn cách làm đèn Trung thu bằng hộp sữa chỉ trong 1 nốt nhạc
Vào đêm trăng rằm tháng Tám, các em nhỏ lại nô nức phá cỗ, xem múa lân và rước đèn ông sao. Phong tục này cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Trong bài viết sau, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ý nghĩa của những loại đèn Trung thu và “bỏ túi” các cách làm lồng đèn cực đơn giản dành tặng bé yêu nhé!
1. Giải mã ý nghĩa của các loại đèn Trung thu
Rước đèn Trung thu từ lâu đã trở thành tục lệ truyền thống của người Việt. Sau đây, hãy cùng chúng tôi điểm qua ý nghĩa của các loại đèn Trung thu phổ biến hiện nay.
1.1 Lồng đèn ông sao
Loại đèn này tượng trưng cho sự cân bằng và hài hòa của các mối quan hệ trong đời sống, giữa người với người và giữa người với thiên nhiên vạn vật. Điều này được thể hiện qua hình ảnh ngôi sao 5 cánh được bao bọc bởi vòng tròn tượng trưng cho ngũ hành âm dương trong phong thủy.
Xem chi tiết cách làm lồng đèn ông sao
1.2 Lồng đèn cá chép
Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt, hình ảnh cá chép gắn liền với truyền thuyết vượt vũ môn để hóa rồng, là phương tiện đưa ông Táo về trời vào ngày 28 tết âm lịch hằng năm,... Loại đèn này tượng trưng cho sự cố gắng không ngừng và vươn lên vượt khó trong mọi hoàn cảnh.
Xem chi tiết cách làm lồng đèn cá chép
1.3 Lồng đèn kéo quân
Đèn cù là tên gọi khác của đèn kéo quân, một loại đồ chơi bằng giấy có nguồn gốc từ Trung Quốc. Loại đèn này có đặc điểm khi thắp nến những hình ảnh được thiết kế bên trong sẽ hiện ra trên mặt đèn giống như rối bóng và xoay vòng theo cùng một chiều liên tục không dừng lại.
Ý nghĩa loại đèn này ban đầu là giáo dục cho trẻ em về lịch sử và lòng yêu nước. Do đó, những hình ảnh trên đèn thường nói về việc nghĩa, về những đoàn lính xung trận (nguồn gốc của tên gọi "kéo quân"). Về sau, đèn kéo quân được thiết kế với nhiều mẫu mã và màu sắc khác nhau để thu hút người mua.
Xem chi tiết cách làm lồng đèn kéo quân
1.4 Lồng đèn tròn
Lồng đèn tròn với ánh nến phát sáng tượng trưng cho Mặt trăng tròn vào ngày Rằm tháng Tám. Bên cạnh đó, chúng còn tôn vinh nét đẹp nhẹ nhàng của thiên nhiên (ánh trăng) cùng ước nguyện cảm tạ trời đất cho một mùa màng bội thu.
Xem thêm:
Trung thu – chọn đèn lồng kiểu gì cho con?
Khám phá nét đẹp của Tết Trung thu xưa và nay
Cách làm bánh trung thu và lưu ý khi làm bánh trung thu tại nhà
2. Hướng dẫn cách làm đèn Trung thu bằng giấy bắt mắt nhất
Hãy cùng bé con đón một mùa Tết Thiếu nhi đầy thú vị với các cách làm đèn Trung thu bằng giấy siêu đơn giản, xinh xắn sau.
- Cách làm đèn Trung thu bằng giấy A4.
- Cách làm đèn Trung thu bằng giấy hình trái châu.
- Cách làm lồng đèn Trung thu bằng giấy hình cá chép.
- Cách làm đèn Trung thu handmade từ giấy nhún.
- Cách làm đèn kéo quân Trung thu bằng giấy.
Xem chi tiết cách làm lồng đèn Trung thu bằng giấy
3. Hướng dẫn cách làm đèn Trung thu bằng bằng chai nhựa cực xinh
Đèn Trung thu tái chế từ chai nhựa đã trở nên ngày càng phổ biến. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm tiền bạc, nâng cao trí sáng tạo mà còn thông qua đó, giáo dục cho con em về ý thức bảo vệ môi trường. Sau đây, chúng tôi sẽ “mách” bạn 5 cách làm đèn Trung thu đơn giản cho bé vui hội trăng rằm.
- Cách làm đèn Trung thu bằng chai nhựa hình bầu dục.
- Cách làm đèn Trung thu bằng chai nhựa hình heo con.
- Cách làm đèn Trung thu bằng vỏ chai và túi.
- Cách làm đèn Trung thu đẹp hình quả dứa.
- Cách làm đèn Trung thu hình ma chùm dễ nhất.
Xem chi tiết cách làm lồng đèn Trung thu bằng chai nhựa
4. Hướng dẫn cách làm đèn Trung thu bằng ống hút
Tham khảo ngay cách làm các mẫu đèn Trung thu đẹp từ ống hút cực đơn giản sau nhé!
4.1 Cách làm đèn Trung thu bằng ống hút hình trụ tròn
Lồng đèn Trung thu tự làm “xịn sò” như ngoài tiệm với các bước đơn giản sau.
4.1.1 Chuẩn bị nguyên vật liệu
- Ống hút nhiều màu
- 1 chai nhựa cỡ lớn (loại 2 – 3 lít dáng tròn)
- Keo nhựa, súng bắn keo, kéo, băng keo trong, băng keo 2 mặt, dây cột, nến viên tealight,…
4.1.2 Các bước thực hiện
- Bước 1: Cắt chai nhựa để lấy phần trụ tròn làm thân lồng đèn (chiều dài trụ ngắn hơn chiều dài ống hút 5 – 6cm).
- Bước 2: Dán băng keo 2 mặt vòng quanh mép trên và mép dưới của trụ nhựa.
- Bước 3: Lột băng keo, dán lần lượt ống hút lên phủ kín mặt ngoài trụ nhựa.
- Bước 4: Cố định chắc chắn ống hút trên trụ đèn bằng 2 vòng băng keo trong.
- Bước 5: Cắt các đầu ống hút cho đều nhau.
- Bước 6: Chia đường tròn thành 4 phần, mỗi góc 1/4 cắt 2 đầu ống hút để chiều dài ống bằng chiều dài trụ bình. Vị trí này sẽ dùng để gắn các thanh ngang đặt nến và buộc dây cầm cho chiếc lồng đèn.
- Bước 7: Sử dụng keo và súng bắn keo để dính 2 ống hút lại, gắn chúng vào vị trí 1/4 đã chừa sẵn trên thân lồng đèn. Làm tương tự với góc 1/4 còn lại để tạo thành hình dấu cộng ở mép trên và mép dưới trụ đèn lồng.
- Bước 8: Trang trí hoa, ông sao, bông tua rua cho lồng đèn thêm sinh động.
- Bước 9: Buộc dây cầm và dùng keo nến gắn nến viên vào giữa dấu cộng ở mép dưới trụ đèn lồng là hoàn thành.
4.2 Cách làm đèn trung thu ông sao truyền thống bằng ống hút
Chỉ với những nguyên vật liệu cùng cách làm đơn giản, các ông bố, bà mẹ có thể dễ dàng “xắn tay áo” tự làm đèn Trung thu cho bé yêu vi vu chơi phố.
4.2.1 Chuẩn bị nguyên vật liệu
- Ống hút nhựa 2 màu khác nhau
- Thước kẻ, dây thép loại nhỏ, keo, súng bắn keo, kéo,…
4.2.2 Các bước thực hiện
- Bước 1: Dùng kéo cắt các ống hút thành đoạn 10cm. Xếp 3 ống hút màu khác nhau thành hình tam giác. Dùng súng bắn keo gắn cố định các góc lại với nhau.
- Bước 2: Cắt các đoạn nhựa nhỏ rồi gắn vào giữa hình tam giác. Làm tương tự để tạo thành 10 cánh.
- Bước 3: Xếp 5 hình tam giác thành ngôi sao rồi dùng 1 đoạn dây thép nối các ống hút với nhau. Làm tương tự với mặt còn lại.
- Bước 4: Dùng 1 đoạn dây thép nối giữa các đỉnh ngôi sao cho chắc chắn.
- Bước 5: Cắt 5 đoạn ống nhỏ có chiều dài 6cm gắn vào 5 mối nối ghép 2 hình ngôi sao để tạo khung.
- Bước 6: Dùng súng bắn keo gắn các đỉnh ngôi sao lại với nhau.
- Bước 7: Gắn ống hút vào giữa phần tâm của ngôi sao, gắn tiếp các ống hút khác theo các kích cỡ phù hợp. Thao tác lặp lại ở mặt còn lại.
- Bước 8: Dùng dây buộc phần đỉnh trên cùng của đèn lại. Trang trí thêm tùy theo sở thích.
4.3 Hướng dẫn làm đèn kéo quân Trung thu bằng ống hút
Hãy “bỏ túi” ngay cách làm lồng đèn Trung thu kéo quân đẹp nhất từ những chiếc ống hút đầy màu sắc nhé!
4.3.1 Chuẩn bị nguyên vật liệu
- Ống hút nhựa 4 màu khác nhau
- Keo nhựa, súng bắn keo, kéo, băng keo trong bản nhỏ, nến viên tealight,…
4.3.2 Các bước thực hiện
- Bước 1: Gắn 10 ống hút nhựa 1 màu với nhau rồi dùng súng bắn keo cố định lại. Dùng băng keo trong dán lại cho chắc chắn.
- Bước 2: Lấy súng bắn keo gắn ống hút màu khác vào 3 cạnh miếng ghép tạo viền khung.
- Bước 3: Làm tương tự với những chiếc ống hút khác để tạo thành 6 miếng ghép của chiếc lồng đèn kéo quân.
- Bước 4: Cắt phần ống thừa theo kiểu vát chéo rồi chụm các miếng ghép với nhau thành hình chữ nhật (nên để màu đan xen).
- Bước 5: Dùng dây thép nối các ống hút lại, buộc chúng với nhau. Làm đều 2 đầu rồi dùng súng bắn keo gắn khe nối giữa các miếng ghép là hoàn thành phần khung lục giác cho đèn kéo quân.
- Bước 6: Dùng súng bắn keo gắn 3 thanh ống hút lại với nhau để làm đế nến. Gắn vào đáy đèn kéo quân.
- Bước 7: Cắt 3 thanh ống hút gắn vào 3 cạnh so le của phần trên khung đèn, chụm chúng lại với nhau. Dùng súng bắn keo gắn chặt phần đầu lại.
- Bước 8: Dính chặt nến viên tealight vào bên dưới đáy đèn rồi dùng dây dù buộc phần đỉnh đèn lồng lại.
- Bước 9: Trang trí thêm bên ngoài đèn lồng để đèn thêm bắt mắt hơn là xong.
Xem thêm:
Công thức cách làm bánh Trung thu nhân đậu xanh chuẩn nhất dành cho người mới bắt đầu
Hướng dẫn cách làm bánh Trung thu bằng nồi chiên không dầu “ngon như lò nướng”
5. Hướng dẫn cách làm đèn Trung thu truyền thống hình ông sao đơn giản
Đèn ông sao Trung thu đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao người. Mặc dù hiện nay, đèn lồng khá đa dạng với nhiều màu sắc phong phú, nhưng đèn ông sao vẫn luôn được nhiều bạn nhỏ yêu thích. Hãy cùng chúng tôi trổ tài làm lồng đèn Trung thu ngôi sao cực đơn giản nhé!
5.1 Chuẩn bị nguyên vật liệu
- 10 thanh tre vót dẹp, mỏng, dài khoảng 50cm/thanh (độ dài cần đều nhau).
- 5 thanh tre dẹp dài 8cm/thanh.
- Hồ dán.
- Giấy kiếng màu bé yêu thích.
- Kéo, kềm, dây kẽm mỏng.
5.2 Các bước thực hiện
Bước 1: Tạo khung hình ông sao
- Nối 10 thanh tre dài đã chuẩn bị thành 2 hình ông sao 5 cánh, cố định chắc chắn các đầu nối bằng dây kẽm.
- Chồng 2 ngôi sao lên nhau rồi tiếp tục cố định 5 đầu nhọn của 2 ngôi sao lại bằng dây kẽm.
- Dùng các đoạn tre ngắn chống vào các điểm giao nhau tạo thành hình ngũ giác ở giữa 2 ngôi sao để tạo khung xương hoàn chỉnh cho lồng đèn. Cố định chắc chắn các cây chống này để chúng không xê dịch khi dán giấy kiếng lên.
Bước 2: Dán giấy kiếng cho lồng đèn
- Trước tiên bôi hồ dán lên 2 mặt chính của ngôi sao (thực hiện từng mặt 1).
- Cắt giấy kiếng to hơn phần cánh tam giác của ngôi sao rồi dán đè lên phần keo đã bôi trước đó. Để keo khô và cắt bỏ phần giấy thừa.
- Thực hiện lần lượt với các ô trống còn lại của khung đèn, chừa lại 2 ô đáy cùng 2 ô bên trên để châm đèn cầy cho lồng đèn và để thông khí.
Bước 3: Trang trí cho lồng đèn ngôi sao thêm sinh động
- Tùy theo sở thích của bé mà bạn trang trí các họa tiết, hoa văn đa màu sắc cho lồng đèn trở nên bắt mắt và sinh động hơn.
6. Hướng dẫn cách làm đèn Trung thu bằng hộp sữa chỉ trong 1 nốt nhạc
Sau đây, chúng tôi sẽ “mách” bạn cách làm đèn Trung thu từ hộp sữa vừa đơn giản, vừa ấn tượng.
6.1 Chuẩn bị nguyên vật liệu
- Lon sữa.
- Dây đồng, dây kẽm.
- Nến.
- Đinh, búa, kìm, bật lửa
- Bút dạ.
- Hộp sơn nhỏ, chổi quét sơn.
- Giấy scan.
- Cát, nước…
6.2 Các bước thực hiện
- Bước 1: Rửa sạch lon sữa, sau đó đổ đầy cát và nước rồi để vào ngăn đá của tủ lạnh. Mẹo này giúp vỏ lon không bị móp méo và biến dạng khi làm lồng đèn.
- Bước 2: Phác thảo các hình ảnh tùy thích lên thân lon sữa hoặc dùng scan để scan lại hình ảnh bạn thích rồi cố định chúng lên thân lon sữa.
- Bước 3: Tiến hành đục lỗ theo hình ảnh trên thân lon, khoảng cách giữa các lỗ khoảng từ 0.3 - 0.5cm.
- Bước 4: Tiếp tục đục thêm 2 lỗ nhỏ đối diện nhau ở gần miệng lon để làm dây treo.
- Bước 5: Đổ hết cát ra ngoài rồi tô vẽ cho chiếc lồng đèn theo ý thích.
- Bước 6: Luồn dây kẽm qua 2 lỗ gần miệng lon đã đục sẵn sao cho chắc chắn và cân xứng là xong.
Trên đây là tổng hợp các cách làm đèn Trung thu đơn giản nhưng cực xinh xắn. Chỉ với nguyên vật liệu đơn giản, dễ kiếm, hãy "hô biến" mùa Tết Thiếu nhi của trẻ thêm náo nhiệt, rộn ràng với những chiếc đèn lồng handmade lung linh, độc đáo nhé!
(Sưu tầm - Nguồn ảnh: Internet)