Có thể bạn chưa biết, Penicillin là thuốc kháng sinh đầu tiên xuất hiện đóng vai trò quan trọng đối với nền y học, vì nó có thể chống lại các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra cho con người. Và người phát hiện ra penicillin chính là Alexander Fleming. Vậy bạn đã biết Alexander Fleming là ai chưa?
1. Alexander Fleming là ai?
Alexander Fleming là một nhà vi khuẩn học, bác sĩ và cũng là một nhà dược lý học tài ba người Scotland. Năm 1945, ông cùng với các đồng nghiệp của mình là Howard Florey và Ernst Boris Chain đã giành được giải thưởng Nobel về y học nhờ đã phát hiện ra Penicillin, từ đó đã mở ra kỷ nguyên dùng thuốc kháng sinh trong lĩnh vực y học.
1.1 Tiểu sử Alexander Fleming
Alexander Fleming sinh năm 1881 ở xứ Scotland (phía bắc nước Anh). Đây là vùng đất có khí hậu ẩm ướt nên môi trường bị ô nhiễm nặng, dịch bệnh xảy ra liên tục, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, bạch cầu, nhiễm trùng huyết…
Ông Hugh Fleming, cha của Alexander đã qua đời khi ông lên 7 tuổi. Chính vì tận mắt chứng kiến người thân của mình ra đi vì những căn bệnh ấy, nên khi còn bé Alexander Fleming đã quyết tâm trở thành một bác sĩ để cứu chữa những người bị bệnh.
Từ những năm trung học, Alexander đã bắt đầu tập trung học các môn sinh vật, hóa học. Sau đó, ông cũng đã nộp hồ sơ và ghi danh vào khoa Y, Học viện Y học Saint Mary (London).
1.2 Những thành công ban đầu của Alexander Fleming
Alexander đã thi đậu vào Đại học London. Trong thời gian học tại trường, ông luôn đứng đầu lớp trong các môn về miễn dịch học.
Năm 1906, Alexander làm phụ tá cho Almroth Wright – một người đi tiên phong trong lĩnh vực vắc-xin. Đến năm 1908, Alexander Fleming nhận bằng tốt nghiệp bác sĩ danh dự và huy chương vàng do Đại học London trao tặng. Sau khi ra trường, Fleming trở thành giáo sư về vi khuẩn học tại Trường Y khoa Bệnh viện Saint Mary.
Năm 1914, chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Alexander buộc phải dừng việc nghiên cứu và nhập ngũ. Ông đảm nhận công việc phục vụ quân y ngoài chiến trường. Trong những năm làm việc trong quân đội, ông chứng kiến rất nhiều chiến sĩ bị thương chết trên giường bệnh vì bị nhiễm trùng. Lúc này, ông nung nấu ý định tìm ra một loại thuốc kháng khuẩn có thể kìm hãm sự nhiễm trùng của vết thương.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Alexander giải ngũ và trở về Học viện Saint Mary để tiếp tục công việc nghiên cứu dang dở của mình.
Năm 1922, trong một lần tình cờ Alexander Fleming đã phát hiện một đĩa petri nuôi cấy vi khuẩn do ông vô tình hắt hơi vào, khuẩn lạc không mọc được ở chỗ có dịch từ mũi ông rơi vào.
Cho rằng trong cơ thể người, một số dịch có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, Alexander đã cùng trợ lý lấy hàng loạt các loại nước mắt, nước mũi, nước bọt, dịch vị... để tiến hành thí nghiệm. Kết quả cho thấy chúng đều có tác dụng ức chế tương tự nhau.
Sau đó, Alexander Fleming đã công bố việc ông phát hiện chất lysozyme do cơ thể con người tạo ra, có thể tiêu diệt một số vi khuẩn. Nhờ vào phát minh này, ông đã trở nên nổi tiếng và được giới y học Anh biết đến.
Xem thêm: Cuộc đời Sigmund Freud - Nhà tâm lý vĩ đại của nhân loại
1.3 Tìm ra Penicillin
Alexander trong một thời gian dài sau đó đã liên tục thực hiện các thí nghiệm nuôi cấy liên cầu khuẩn, tuy nhiên kết quả đạt được không khả quan.
Ngày 28/2/1928, phụ tá của Alexander phát hiện trong đĩa petri xuất hiện một loại nấm màu xanh nhạt trong lúc mang đĩa này đi làm thí nghiệm. Sau khi báo cáo cho Alexander, người phụ tá đã đổ đĩa petri ấy vào một cái đĩa khác. Lúc này, trên đĩa petri cũ còn lưu lại đường vân xanh của loại nấm mốc ấy.
Nghĩ là xác của vi khuẩn, Alexander đã lấy một giọt dịch của đĩa petri bỏ đi ấy quan sát dưới kính hiển vi. Kết quả ông phát hiện trong đó không hề có dấu vết của liên cầu khuẩn.
Sau khi đem nuôi cấy loại nấm này và cho chúng vào các dung dịch chứa vi khuẩn thương hàn, phế cầu khuẩn, vi khuẩn lỵ, não mô cầu... Kết quả, các loại vi khuẩn lỵ, thương hàn... vẫn phát triển, trong khi những loại còn lại chết toàn bộ.
Phát hiện này của Alexander Fleming được công bố vào năm 1929. Tuy nhiên, khi ấy ông vẫn chưa thể tách chiết được Penicillin từ nấm Penicillium.
Theo thời gian, báo cáo của Alexander dần rơi vào quên lãng, mãi đến năm 1938 hai nhà khoa học là Ernst Boris Chain và Howard Walter Florey đã gửi thư cho ông đề nghị được hợp tác để tiếp tục thực hiện nghiên cứu về Penicillin.
Sự hợp tác này đã mang lại thành công, tháng 8/1940 Alexander Fleming bố báo cáo kết quả nghiên cứu trên tập san khoa học Lancet.
Năm 1945, Alexander Fleming cùng Ernst Boris Chain và Howard Walter Florey đã nhận được giải thưởng Nobel về sinh lý học và y học vì đã tìm ra và phân tách được penicillin – loại kháng sinh đầu tiên trong giúp điều trị những bệnh nhiễm trùng.
Năm 1955, Alexander Fleming qua đời vì một cơn đau tim. Tại thời điểm này Alexander đã 74 tuổi.
Xem thêm: Cuộc đời và sự nghiệp của Alexander Graham Bell - Người phát minh ra điện thoại
2. Những câu nói hay nhất của Alexander Fleming
Dường như Alexander Fleming đã dành trọn đời mình để cống hiến cho các nghiên cứu y khoa, các đóng góp của ông cho nền y học là vô cùng to lớn. Bên cạnh đó, những câu nói của Alexander Fleming cũng mang đến nhiều giá trị to lớn cho con người.
- “I did not invent penicillin. Nature did that. I only discovered it by accident.”
Tạm dịch: Tôi không phát minh ra penicillin. Thiên nhiên đã làm điều đó. Tôi chỉ tình cờ phát hiện ra nó. - “It is the lone worker who makes the first advance in a subject; the details may be worked out by a team, but the prime idea is due to enterprise, thought, and perception of an individual.”
Tạm dịch: Đó là người lao động duy nhất tạo ra bước tiến đầu tiên trong một chủ đề; các chi tiết có thể được giải quyết bởi một nhóm, nhưng ý tưởng chính là do doanh nghiệp, suy nghĩ và nhận thức của một cá nhân. - “One sometimes finds what one is not looking for.”
Tạm dịch: Đôi khi người ta phát hiện ra thứ mà mình không tìm kiếm. - “I have been trying to point out that in our lives chance may have an astonishing influence and, if I may offer advice to the young laboratory worker, it would be this - never to neglect an extraordinary appearance or happening.”
Tạm dịch: Tôi đã cố gắng chỉ ra rằng trong cuộc sống của chúng ta, cơ hội có thể có một ảnh hưởng đáng kinh ngạc và, nếu tôi có thể đưa ra lời khuyên cho nhân viên phòng thí nghiệm trẻ tuổi, thì đó là điều này - đừng bao giờ bỏ qua một biểu hiện xuất hiện bất thường. - “People who abuse penicillin today, they are responsible for the death of patients infected with penicillin-resistant bacteria later.”
Tạm dịch: Những người lạm dụng penicillin ngày hôm nay, họ phải chịu trách nhiệm cho cái chết của những bệnh nhân nhiễm vi khuẩn kháng penicillin sau này. (Alexander Fleming cảnh báo mọi người về sự lạm dụng kháng sinh).
Penicillin được xem là một trong những phát minh nhờ vào “tai nạn nghề nghiệp” của Alexander Fleming và sau này nó được công nhận là một trong 3 phát minh lớn nhất trong Thế chiến II, ngang hàng với bom nguyên tử và radar. Vì thế, không quá khi nói Alexander Fleming chính là “cha đẻ” của thuốc kháng sinh, người đã mở ra kỷ nguyên dùng kháng sinh trong lĩnh vực y học.
Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet