Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Bi quan là gì? Ý nghĩa và cách kiểm soát trạng thái bi quan của mỗi người

(VOH) - Trạng thái tinh thần tích cực luôn giúp bạn có cảm hứng trong cuộc sống. Tuy vậy, đã bao giờ bạn ở trong trạng thái bi quan một cách bất đắc dĩ chưa. Vậy bi quan là gì?

Lạc quan”, “bi quan” là những cụm từ rất thường được nhắc đến trong đời sống hàng ngày. Nếu như lạc quan chính là thái độ sống an nhiên, vui vẻ, tích cực trong mọi tình huống thì bi quan là gì và làm sao kiểm soát được chúng để cuộc sống không bị vùi lấp bởi những suy nghĩ tiêu cực. 

1. Bi quan là gì?

Bi quan được hiểu đơn giản là một cảm giác thôi thúc con người thường có những suy nghĩ thiên về hướng tiêu cực. Hay từ những tình huống nhất định, những kết quả không mong muốn thiêng về hướng xấu sẽ được nghĩ đến đầu tiên.

Tương tự như thế, một người được gọi là bi quan khi họ luôn nghĩ về những kết cục tiêu cực trong nhiều tình huống, họ thường mất hết niềm tin vào tương lai. Đôi lúc, người bi quan cũng tự cảm thấy bất lực với chính những suy nghĩ và hành động của mình nhưng họ lại không thể kiểm soát được những điều luôn thường xuyên xuất hiện trong đầu.

Bi quan là gì? Bi quan có hoàn toàn xấu 1
Bi quan là gì

1.1 Bi quan trong quan điểm tôn giáo và triết học

Người ta cho rằng bi quan tồn tại như một phần của con người. Theo quan điểm này, trạng thái bi quan có thể phát triển hay không phụ thuộc vào thế giới quan của mỗi người. Nếu bạn luôn nhìn thấy những điều bất công và xấu xa của thế giới mà bỏ lại một nửa tốt đẹp đang tồn tại nghĩa là thế giới quan của bạn đang giúp cho trạng thái bi quan lớn lên trong chính tâm trí bạn. 

1.2 Bi quan trong quan điểm tâm lý học

Theo quan điểm tâm lý học, chủ nghĩa bi quan (hay được gọi với tên tiếng Anh là Pessimistic) không chỉ là tập hợp những suy nghĩ tiêu cực, mà nó là một góc nhìn xét từ nhiều phương diện về kết quả cuối cùng của một sự việc.

Trong nhiều bài báo cao của mình, Fuschia Sirois - một nhà nghiên cứu về tâm lý học sức khỏe tại Đại học Sheffield - đề cập đến trạng thái “bi quan phòng thủ” - nghĩa là người bi quan phòng thủ có xu hướng bận tâm nhiều về kết quả hơn so với người lạc quan. Và khi những suy nghĩ đó vượt ngưỡng cho phép của rào chắn tâm lý thì tâm trí bạn xuất hiện những lo lắng thái quá về mọi thứ.  

1.3 Nguyên nhân nào dẫn đến sự bi quan và làm sao nhận biết?

Bi quan là một trạng thái tâm lý có thể xảy ra với bất kỳ ai và điều này dù ít hay nhiều cũng sẽ mang đến những chướng ngại tâm lý tiêu cực cho bạn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự bi quan, dưới đây là một nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Do sự ảnh hưởng từ những người xung quanh: Bi quan có thể đến từ tác động của những người xung quanh. Có thể do gánh vác quá nhiều kỳ vọng từ gia đình và người thân, khiến bản thân sinh ra áp lực mà không thể chia sẻ với ai. Cũng có thể do những người xung quanh luôn trong trạng thái tiêu cực khiến những áp lực trong cuộc sống trở nên càng khó khăn.
  • Do di truyền hay môi trường sống: Không có nhiều bằng chứng khoa học về mối liên quan giữa GEN và bi quan. Tuy nhiên, nếu sinh trưởng trong một gia đình có quan niệm nhìn sự việc tiêu cực thì bản thân rất dễ rơi vào trạng thái bi quan.
  • Do quá khứ không thuận lợi: Những sự kiện không suôn sẻ trong quá khứ có thể gây ra những chướng ngại tâm lý nhất định. Từ đó, bản thân dễ rơi vào trạng thái bi quan trong nhiều quyết định.
  • Do bệnh trầm cảm: Người trầm cảm thường có những có những suy nghĩ, và hành vi rất không ổn định. Đặc biệt, những cảm xúc bi quan rất dễ ảnh hưởng và gây ra những sự việc tiêu cực.

Không khó để nhận ra một người có đang bị quan cuộc sống hay không thông qua những hành động, cử chỉ và suy nghĩ của họ về cuộc đời và những người xung quanh. Cụ thể, người bi quan sẽ có những biểu hiện:

  • Luôn truy tìm tận cùng gốc rễ của mỗi sự tồi tệ, đau buồn.
  • Ghen ghét, đố kỵ và hoài nghi đối với mọi người. Thường có suy nghĩ chính những người xung quanh chính là nguyên khiến bạn có cuộc sống bế tắc, đau khổ.
  • Thường thích đăng những dòng trạng thái đau khổ, thất vọng lên trên mạng xã hội.
  • Cuộc sống mỗi ngày không tìm thấy niềm vui, chán ghét việc thức dậy sớm mỗi ngày bởi sợ phải đối mặt với nỗi sợ hãi, lo toan.
  • Thường hay phản ứng thái quá với tất cả các vấn đề xảy ra, dù nó rất nhỏ nhặt không đáng để bận tâm quá nhiều.
  • Thích tìm kiếm và soi mói về khuyết điểm của người khác. Đồng thời lại không thích nghe bất kỳ lời khuyên hay lời góp ý nào. 
  • Không tin vào chính mình. Luôn có suy nghĩ mọi thứ mình có đều do yếu tố khác tác động chứ không phải chính bản thân mình cố gắng mà có được.

2. Bi quan có hoàn toàn xấu?

Từ xưa đến nay trạng thái bi quan thường mang lại nhiều kết quả tiêu cực, thậm chí bi quan có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe tinh thần của con người. Một người thường xuyên có những suy nghĩ bi quan trong cuộc sống sẽ có thể gặp phải các vấn đề như: 

  • Căng thẳng mệt mỏi kéo dài: Khi bị mắc kẹt trong trạng thái bi quan, bạn thường xuyên lo lắng về rất nhiều vấn đề cùng lúc. Điều này không chỉ không giải quyết được vấn đề bạn đang gặp phải mà còn khiến bạn luôn trong trạng thái căng thẳng.
  • Khó ngủ và cáu gắt: Trước khi đi ngủ thường là lúc não thư giãn, nhưng những suy nghĩ bi quan sẽ khiến bạn càng nghĩ càng mệt mỏi và trằn trọc. Trạng thái này kéo dài dễ gây mất ngủ và dễ gắt gỏng với những thứ xung quanh.
  • Thiếu sức sống và sự sáng tạo: Sự bi quan xuất phát từ lo lắng nho nhỏ và nó sẽ làm trạng thái lo lắng ngày càng lớn hơn. Khi ấy bạn trở nên lo ngại với nhiều thứ. Điều này kìm hãm sự đột phá và sáng tạo của bạn. Khi sức khỏe thân thể kèm với tin thần đi xuống sẽ dễ khiến con người thiếu năng lượng và sức sống để học tập và làm việc.
Bi quan là gì? Bi quan có hoàn toàn xấu 2
Tác hại của bi quan

Bi quan luôn được nhìn nhận là một trạng thái tin thần không tốt và nên được loại bỏ. Tuy nhiên, trong trường hợp kiểm soát tốt sự “bi quan” trong chính mình thì bạn sẽ “kể ra một câu chuyện” hoàn toàn khác.

  • Bi quan phòng thủ: Khi cân bằng giữa việc lo lắng và hướng giải quyết, bạn đạt được trạng thái của bi quan phòng thủ. Khi ấy bi quan chính là cách thức bạn tìm ra vấn đề và chính bạn sẽ là người giải quyết chúng.
  • Bi quan giúp bạn có một góc nhìn thực tế: Nếu bi quan ở mức độ vừa phải, bạn sẽ kéo bản thân về thực tại, tránh khỏi những ảo tưởng dễ làm tổn thương chính mình.

Xem thêm: 

Những câu nói an ủi động viên đúng lúc dành cho người tuyệt vọng trầm cảm chính là liều thuốc quý báu hơn bạc vàng

Những danh ngôn hay về sự quan tâm sẻ chia với người khác

An ủi bản thân qua 30+ status động viên ý nghĩa

3. Cách kiểm soát trạng thái bi quan

William Arthur Ward (một nhà văn, một nhà giáo dục) từng nói “Người bi quan phàn nàn về gió; người lạc quan mong nó thay đổi; người theo chủ nghĩa hiện thực điều chỉnh các cánh buồm.”cho thấy bi quan đơn thuần là một trạng thái tinh thần, vì thế chỉ cần bạn kiểm soát tốt sự bi quan, suy nghĩ theo hướng tích cực và hành động để thay đổi thì những vấn đề khó nhằn sẽ được giải quyết.

Bi quan là gì? Bi quan có hoàn toàn xấu 3
Kiểm soát trạng thái bi quan

3.1 Cân bằng giữa cảm xúc và lý trí

Bi quan xuất phát từ những cảm xúc lo lắng. Nếu bạn để cảm xúc này chiếm toàn quyền quyết định, mọi thứ sẽ đi xa và không định hướng so với xuất phát điểm. Để kiểm soát sự bi quan trong suy nghĩ của mình, hãy để lý trí can thiệp. Cụ thể:

  • Hãy để những lo lắng bản năng tìm ra vấn đề và những phương hướng tiêu cực của vấn đề đó.
  • Bạn hãy trấn an mình bằng cách nói với chính mình rằng “mọi thứ chỉ là dự đoán”. Tất nhiên, vì chưa có điều gì thực sự xảy ra.
  • Sau đó hãy cẩn thận xem xét những phương hướng giải quyết. Khi ấy chính bạn sẽ là người trấn an chính mình hiệu quả nhất.
  • Bằng cách này bạn không lãng phí thời gian của mình vào suy tư lo lắng, thay vào đó bạn còn rèn luyện được kỹ năng phán đoán và xử lý tình huống của chính mình.

3.2 Xem những thất bại là kinh nghiệm đáng quý

Những thất bại chính là kẻ thù số một của những người bi quan, vì thế bạn hãy học cách bắt tay với chính “kẻ thù” này để có thể kiểm soát và vượt qua sự lo lắng và sợ hãi.

Hãy để nhìn nhận thất bại đơn giản như một sự kiện trong cuộc đời. Khi bạn không còn “lo được lo mất” thì cũng là lúc bạn đã kiểm soát tốt trạng thái bi quan của mình.

Thực tế, có nhiều cách trả lời cho câu hỏi “bi quan là gì’ tuy nhiên có một sự thật rằng: bi quan không hoàn toàn xấu. Nếu bạn biết cách kiểm soát tốt trạng thái tinh thần thì bi quan sẽ giúp ích trong nhiều quyết định của bạn. 

Sưu tầm

Nguồn: Internet

Bình luận