Trong cuộc sống, một số người khi mắc khuyết điểm sẽ không dám nhận xét, đánh giá người khác, cũng như không dám nói lên sự thật. Bởi họ sợ khi nói ra sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của chính bản thân mình. Câu thành ngữ “Há miệng mắc quai” với lối nói ẩn dụ đã lột tả rất rõ vấn đề này.
1. Ý nghĩa “Há miệng mắc quai” là gì?
Theo nghĩa tiếng Anh thì câu thành ngữ “Há miệng mắc quai” được dịch ra là “Put your foot in your mouth”. Đây là một câu thành ngữ cực kỳ quen thuộc với nhiều người, bởi rất dễ dàng hiểu được ý nghĩa của nó. Trong câu thành ngữ người ta sử dụng các bộ phận của cơ thể để chỉ một thực trạng thường xảy ra trong đời sống.
Miệng: hay còn gọi là mồm, là bộ phận trên cơ thể con người dùng để ăn uống hoặc để nói.
Quai: ở đây có 2 cách lý giải khác nhau.
- Thứ nhất, quai được xem là các loại dây buộc ở miệng một số đồ dùng xưa như: giỏ, gùi… Do vị trí nằm sát cạnh miệng nên khi mở nắp, mở miệng các vật này sẽ dễ bị mắc vào phần quai. Sự lòng thòng của quai được liên tưởng như những khuyết điểm, sự mắc mớ, ràng buộc…
- Thứ hai, quai được xem là từ rút gọn của từ quai thiếc hay hàm thiếc ở miệng con ngựa. Mỗi khi ngựa định mở miệng thì bị quai thiếc ghì chặt thêm, siết lại mạnh hơn.
Từ thời xa xưa, ông cha ta thường dùng các hình ảnh này để liên tưởng hay ví von với tính cách, hành động của con người.
Nghĩa đen của câu thành ngữ “há miệng mắc quai” ý chỉ về cách ăn nói của con người. Trong đó, miệng có chức năng ăn và nói; quai là từ rút gọn của quai hàm, có chức năng điều khiển hoạt động ăn, nói của con người.
Việc ăn nói của mỗi người có sự điều phối nhịp nhàng của quai hàm. Khi ăn, quai hoạt động theo cách riêng, ngược lại khi nói quai cũng sẽ điều khiển miệng hoạt động theo cách riêng phù hợp với nói. Do đó, nếu vừa ăn vừa nói sẽ bị quai tác động gây khó khăn, gọi là “mắc quai”.
Qua đây, ta có thể ngầm hiểu nghĩa bóng của câu thành ngữ “há miệng mắc quai” là dùng để chỉ những người do mắc khuyết điểm hoặc có hành động sai trái dẫn đến hậu quả không nói được người khác nữa, bởi nói ra là đụng chạm đến chính bản thân mình. Trong trường hợp này “quai” được hiểu là “cái níu giữ, không cho nói ra sự thật về ai đó”.
Xem thêm: 58 câu ca dao tục ngữ thành ngữ về tôn trọng sự thật
2. Bài học qua thành ngữ “há miệng mắc quai”
Câu thành ngữ “Há miệng mắc quai” để lại cho chúng ta những bài học về cuộc sống. Đặc biệt là trong xã hội ngày nay, khi mà sức mạnh của đồng tiền có thể tác động và chi phối đến đạo đức, hành động của một số người.
1. Luôn sống chân thật, thẳng thắn
Câu thành ngữ là lời cảnh tỉnh cho mỗi người, hãy sống một cách chân thật, thẳng thắn, không dối trá. Không vì những cái sai của bản thân mà không dám đứng ra nói sự thật.
Trong cuộc đời của mỗi người, việc mắc phải sai lầm là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên dám đối diện với sai lầm và sửa sai mới là điều đáng quý. Khi thấy người khác có khuyết điểm, bạn dám đứng lên chỉ ra những khuyết điểm của họ cho dù chính bạn cũng đang mắc khuyết điểm thì đó mới là người có bản lĩnh.
Ví dụ trong một công ty, bạn là người thường xuyên mắc lỗi đi muộn. Khi công ty tổ chức họp nhận xét về các cá nhân khác trong phòng ban, bạn dám nói đến lỗi đi muộn của các cá nhân khác và của chính mình để cùng nhau sửa chữa thì đó mới là người thẳng thắn, trung thực.
2. Không để đồng tiền chi phối
Tiền bạc đóng một vai trò rất quan trọng trong mọi mặt của cuộc sống. Tuy nhiên, không nên bất chấp tất cả để có tiền mà làm việc trái với luân thường đạo lý. Đừng để bản thân giống như câu “há miệng mắc quai”, tức là đã nhận (của người ta) thì không thể nói gì (về chuyện xấu của người ta) được nữa.
Chúng ta không thể phủ nhận sự quan trọng của tiền bạc, thế nhưng cũng đừng vì thế mà đánh mất bản thân, làm hại đến những người khác, bởi luật nhân quả không bỏ sót một ai. Khi làm những việc sai trái, sau này bạn sẽ phải đón nhận những hậu quả rất đắt, thậm chí là ảnh hưởng đến cả đời con cháu.
Xem thêm: 40+ câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về lời nói, lối ứng xử trong cuộc sống
3. Những thành ngữ, tục ngữ nói về sự đáng sợ của đồng tiền
“Há miệng mắc quai” là câu thành ngữ có nhiều ý nghĩa, và khi xét theo ý nghĩa hữu hình hay vô hình thì câu nói này cũng đều có sức nặng và sức mạnh đáng sợ, bởi nó có thể “trói buộc” chân lý và sự công bằng ở đời. Cùng điểm qua một số câu thành ngữ, tục ngữ hay về sức mạnh của đồng tiền, để từ đó càng thấm nhuần hơn nữa ý nghĩa câu thành ngữ “Há miệng mắc quai”.
1. Có của dò được lòng người
Ý nghĩa: Đồng tiền giúp bạn hiểu rõ về lòng dạ một con người
2. Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi
Ý nghĩa: Phê phán những kẻ ích kỷ, chỉ nghĩ đến quyền lợi của bản thân. Không quan tâm gì đến những người khác.
3. Thấy tiền tối mắt
Ý nghĩa: Đồng tiền có thể khiến con người ta bị sai đường, lạc lối, chấp nhận làm những việc sai trái.
4. Ngồi đống thóc, móc đống tiền
Ý nghĩa: Chỉ sự tham lam của con người, bất chấp tất cả vì tiền
5. Nhiều tiền thì thắm, ít tiền thì phai
Ý nghĩa: Phê phán việc trọng tiền bạc hơn tình nghĩa trong cuộc sống.
6. Mồm miệng đỡ chân tay
Ý nghĩa: Những người khéo ăn nói, giỏi giao tiếp luôn nhận được nhiều cái lợi hơn. Ngoài ra, câu nói này còn mang ý nghĩa châm biếm những người lười nhác, sử dụng lời nói, sự khôn lanh để trốn tránh công việc.
Thông qua bài viết, bạn đọc đã có thể giải nghĩa được câu thành ngữ “há miệng mắc quai”. Qua đây muốn nhắn nhủ chúng ta hãy luôn sống ngay thật, thẳng thắn, sẵn sàng đấu tranh với những điều sai trái để góp phần xây dựng một cuộc sống văn minh và tiến bộ hơn.
Nguồn ảnh: Internet