Trong lịch sử, Jean-Jacques Rousseau là một trong những cái tên vô cùng nổi bật bởi ông không chỉ là một nhà tư tưởng vĩ đại, nhà Khai sáng lỗi lạc của Triết học khai sáng Pháp thế kỷ 18, ông còn là nhà chính trị học, nhà nghệ thuật học, nhà văn và nhà giáo dục học.
1. Jean-Jacques Rousseau là ai?
Jean-Jacques Rousseau sinh ngày 18/6/1712 tại Geneva (một bang của Thụy Sĩ). Ông xuất thân trong gia đình trung lưu, cha ông làm trong lĩnh vực kinh doanh đồng hồ và mẹ ông là con của một gia đình thượng lưu.
Tuy nhiên, tuổi thơ Jean-Jacques Rousseau cũng không quá tươi đẹp bởi mẹ ông đã mất sau 9 ngày sinh ông ra đời. Ông đã sống cùng với cha tại Geneva đến năm 10 tuổi, sau đó gia đình ông buộc phải rời khỏi nơi này sau khi cha ông xảy ra ẩu đả với một chủ đất giàu có trong vùng.
Tiếp theo, Jean-Jacques Rousseau đã có 2 năm sống với một mục sư Calvin tại một ngôi làng bên ngoài Geneva. Quay trở lại quê hương ở tuổi 13, Rousseau bắt đầu học việc nghề thư ký. Thế nhưng chỉ sau 2 năm, ngày 14/7/1728 ông lại tiếp tục rời Geneva đến Turin, từ đó bắt đầu cuộc đời phiêu bạt mà những phút giây yên ổn, hạnh phúc chỉ là đôi khi.
Có rất ít thông tin, tài liệu về thời trai trẻ của Jean-Jacques Rousseau, chỉ biết rằng ông đã đến thủ đô Paris vào năm 1742. Trở thành thư ký cho Đại sứ Pháp tại Venezia từ năm 1743-1744. Thời gian này, ông làm bạn với Diderot và có đóng góp cho tập Bách khoa thư.
Bắt đầu từ năm 1749 với một số bài báo về âm nhạc sau đó là những bài viết về kinh tế, chính trị. Trong tác phẩm "Lettre sur les aveugles" của ông được viết trong thời gian này đã ám chỉ chủ nghĩa duy vật , niềm tin vào nguyên tử và chọn lọc tự nhiên, đặc biệt trong tác phẩm này ông đã xem khái niệm chọn lọc tự nhiên "như một tác nhân để cải thiện loài người” .
Năm 1750 ông tham gia một cuộc thi viết luận và giành được giải nhất. Sau đó, ông tiếp tục việc viết lời và nhạc cho vở opera Le devin du Village (The Village Soothsayer), được trình diễn cho Vua Louis XV vào năm 1752.
Năm 1754, Jean-Jacques Rousseau trở về Geneva và đến năm 1755, ông đã hoàn thành tác phẩm lớn thứ hai của mình, Bài luận về nguồn gốc và cơ sở của bất bình đẳng giữa nam giới (Diễn thuyết về bất bình đẳng), trong đó trình bày chi tiết các lập luận của Diễn luận về nghệ thuật và khoa học.
Khoảng thời gian sau đó, do viết nhiều tiểu thuyết đả kích tôn giáo, Jean-Jacques Rousseau buộc phải chuyển đến Bern và Môtiers (Thụy Sĩ), nơi ông viết Đề án Hiến pháp cho đảo Corse và tiếp tục phải tị nạn với nhà triết học David Hume tại Anh Quốc.
Năm 1767, Jean-Jacques Rousseau về Pháp, đến năm 1770 ông trở về thủ đô Paris. Ông tiếp tục viết nhưng các tác phẩm chỉ được xuất bản sau khi ông qua đời vì xuất huyết não vào ngày 2/7/1778.
2. Những tư tưởng mới lạ của triết gia Jean-Jacques Rousseau
Trong suốt cuộc đời mình, Jean-Jacques Rousseau đã được biết đến với rất nhiều vai trò, từ nhà soạn nhạc, nhà văn cho đến nhà triết học, nhà giáo dục… và ở mỗi vai trò đó, Jean-Jacques Rousseau đã thể hiện được những tư tưởng khác với đại đa số học giả cùng thời.
Với tư cách nhà triết học: Về phương diện thế giới quan, Jean-Jacques Rousseau theo thuyết thần luận. Ngoài sự tồn tại của thần linh, ông thừa nhận sự tồn tại của linh hồn bất tử. Trong lĩnh vực lý luận nhận thức, ông đề cao cảm giác luận bên cạnh việc thừa nhận tính chất bẩm sinh của các ý niệm đạo đức. Trong đạo đức học, ông coi trọng đức hạnh con người, bởi ông cho rằng triết học đích thực là “lắng nghe tiếng nói của lương tâm”.
Với tư cách nhà chính trị học: Jean-Jacques Rousseau mang lập trường cấp tiến. Ông là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp tiểu tư sản theo đường lối cánh tả trong các nhà Khai sáng Pháp. Ông phê phán gay gắt các quan hệ đẳng cấp phong kiến và chế độ chuyên chế, ủng hộ nền dân chủ tư sản và các quyền tự do của công dân, ủng hộ sự bình đẳng của con người; đồng thời, lên án những người đề cao khía cạnh kinh tế và hạ thấp vai trò của đạo đức trong chính trị.
Với tư cách nhà nghệ thuật học: Ông thừa nhận nghệ thuật là lĩnh vực mãi mãi cần thiết cho nhân loại, song vẫn cho rằng nó luôn bị con người sử dụng cho những mục đích bất chính và là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy đồi của xã hội. Về âm nhạc, ông đã đề xuất một kiểu ký âm mới cho âm nhạc và sáng tác nhạc kịch.
Với tư cách nhà văn: Jean-Jacques Rousseau đã sáng tác rất nhiều những áng văn tuyệt tác ca ngợi tình yêu chân thật, đấu tranh cho tự do hôn nhân... Những cuốn tiểu thuyết của ông đã góp phần tạo nên một trào lưu văn học lãng mạn mới, điển hình như tiểu thuyết July hay nàng Heloise…
Với tư cách nhà giáo dục học: Ông phê phán hệ thống giáo dục theo chế độ phong kiến và đề xuất xây dựng một hệ thống giáo dục mới với mục tiêu quan trọng là đào tạo những công dân tích cực, biết quý trọng lao động.
Xem thêm:
20 danh ngôn, câu nói truyền cảm hứng của triết gia John Dewey
Những câu nói hay của Nietzsche - triết gia nổi tiếng người Đức
Triết gia Hy Lạp cổ đại Aristotle và những câu danh ngôn để đời
3. Những câu nói hay, danh ngôn bất hủ của Jean-Jacques Rousseau
Khi nhắc đến Jean-Jacques Rousseau, người ta thường nhắc đến cuộc đời và sự nghiệp sáng tạo lý luận của ông thông qua các tác phẩm, bài luận,… Bên cạnh đó, những câu nói hay, danh ngôn của Jean-Jacques Rousseau cũng mang lại rất nhiều giá trị gợi mở cho thế hệ sau học tập.
- “Insults are the arguments employed by those who are in the wrong.”
Tạm dịch: Xúc phạm là những lý lẽ được sử dụng bởi những người sai. - “The world of reality has its limits; the world of imagination is boundless.”
Tạm dịch: Thế giới của thực tế có giới hạn của nó; thế giới của trí tưởng tượng là vô biên. - “A feeble body weakens the mind.”
Tạm dịch: Cơ thể yếu ớt thì trí óc cũng suy yếu. - “Falsehood has an infinity of combinations, but truth has only one mode of being.”
Tạm dịch: Sự giả dối có vô số sự kết hợp, nhưng sự thật chỉ có một hình thức tồn tại. - “Nature never deceives us; it is we who deceive ourselves.”
Tạm dịch: Thiên nhiên không bao giờ lừa dối chúng ta; chính chúng ta đã tự lừa dối mình.
- “People who know little are usually great talkers, while men who know much say little.”
Tạm dịch: Những người biết ít thường là những người nói nhiều, trong khi những người biết nhiều lại nói ít. - “:Those that are most slow in making a promise are the most faithful in the performance of it.”
Tạm dịch: Những người chậm đưa ra lời hứa nhất là những người trung thành nhất trong việc thực hiện lời hứa. - “The person who has lived the most is not the one with the most years but the one with the richest experiences.”
Tạm dịch: Người đã sống nhiều nhất không phải là người có nhiều năm nhất mà là người có nhiều kinh nghiệm phong phú nhất. - “Absolute silence leads to sadness. It is the image of death.”
Tạm dịch: Sự im lặng tuyệt đối dẫn đến nỗi buồn. Đó là hình ảnh của cái chết. - “It is too difficult to think nobly when one thinks only of earning a living.”
Tạm dịch: Thật quá khó để suy nghĩ viển vông khi một người chỉ nghĩ đến việc kiếm sống. - “Our will is always for our own good, but we do not always see what that is.”
Tạm dịch: Ý chí của chúng ta luôn luôn vì lợi ích của chúng ta, nhưng chúng ta không phải lúc nào cũng nhìn thấy điều đó là gì. - “To endure is the first thing that a child ought to learn, and that which he will have the most need to know.”
Tạm dịch: Chịu đựng là điều đầu tiên mà một đứa trẻ phải học, và cũng là điều trẻ cần biết nhất. - “When something an affliction happens to you, you either let it defeat you, or you defeat it.”
Tạm dịch: Khi một điều gì đó đau khổ xảy đến với bạn, bạn hoặc để nó đánh bại bạn, hoặc bạn đánh bại nó. - “Our affections as well as our bodies are in perpetual flux.”
Tạm dịch: Tình cảm cũng như cơ thể của chúng ta luôn thay đổi.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về cuộc đời, sự nghiệp và một số câu nói hay của Jean-Jacques Rousseau, hy vọng sẽ mang đến cho người đọc hiểu thêm về một nhà triết gia vĩ đại trong lịch sử tư tưởng nhân loại.
Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet