Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

William James là ai? Câu nói hay của triết gia, nhà tâm lý học William James

(VOH) - William James là một triết gia nổi tiếng thế kỷ XIX. Ông là người có đóng góp to lớn cho ngành khoa học tâm lý thế giới bằng những quyển sách của tầm ảnh hưởng.

Triết gia William James là một trong những đại diện có tiếng nói theo trường phái triết học thực dụng. Hơn nữa ông còn là một nhà tâm lý học tài ba có nhiều học thuyết đóng góp cho nền móng của ngành tâm lý học hiện đại.

1. William James là ai?

William James sinh 11 tháng 1 năm 1842 tại Thành phố New York, Hoa Kỳ trong một gia đình khá giả, nên ông có đủ điều kiện về tài chính lẫn năng lực để theo học Y tại đại học Harvard danh giá. 

Năm 1896 ông nhận bằng thạc sĩ của đại học Harvard. Tuy nhiên biến cố gia đinh đã khiến định hướng của William James gần như rẻ sang hướng khác.

Ông đã từng đau khổ vì vấn đề sức khỏe và trầm cảm nặng trong hai năm ở Pháp và Đức. Đây là giai đoạn khó khăn nhưng cũng mang tính quyết định trong chuyển biến tâm lý của William James. 

Sau khi tốt nghiệp và trở thành giảng viên tại đại học Harvard, căn bệnh trầm cảm của ông cũng không có tiến triển tốt. Tuy nhiên giai đoạn này, ông được tiếp xúc với Hermann von Helmholtz - một bác sĩ và nhà vật lý học - nên ngày càng quan tâm đến tâm lý học.

Xem thêm: Những thành tựu nổi bật và danh ngôn đầy lãng mạn của ‘hoàng tử’ toán học Carl Gauss

Triết gia William James và ngành tâm lý học thế giới 1
William James - người đặt nền móng cho tâm lý học

2. Bước ngoặt của sự nghiệp tâm lý học của William James

Vào nửa đầu thế kỷ XIX, triết học và tâm lý học vẫn chưa hoàn toàn tách bạch và cũng không có quá nhiều nhận thức rõ ràng về điều này. 

Lúc bấy giờ, sau khi được công nhân năng lực William James tiếp tục giảng dạy tại đại học Harvard và thành lập phòng thí nghiệm tâm lý đầu tiên ở Hoa Kỳ - đặt nền móng đầu tiên cho khoa học nghiên cứu tâm lý học.

3. Những lý thuyết tâm lý học của William James

James đã có những nhận thức và đóng góp mang tính nền tảng cho sự nghiệp nghiên cứu tâm lý học thế giới:

3.1 Chủ nghĩa thực dụng (Pragmatism)

Chủ nghĩa thực dụng hay còn gọi là chủ nghĩa hành động, được William James và Charles Sanders Peirce lập ra vào thế kỉ 19.

Trường phái thực dụng đặt hành động thực tế lên trên lý lẽ mang tính lý thuyết. Trong chủ nghĩa thực dụng, một chân lý lý thuyết được công nhận dựa trên sự thành công thực tế của nó, vì thế hành động theo trường phái thực dụng không nhất thiết phải theo đuổi những nguyên tắc bất biến nào.

Xem thêm: 40 câu nói hay của Sigmund Freud - Nhà phân tâm học vĩ đại

Triết gia William James và ngành tâm lý học thế giới 2

Chủ nghĩa thực dụng được lập ra vào khoảng thế kỷ 19

Chủ nghĩa thực dụng được John Dewey, George Herbert Mead và George Santayana, tiếp tục triển khai trong thế kỷ 20 và tạo ra ảnh hưởng sâu rộng ở Mỹ.

3.2 Chủ nghĩa chức năng

James phản đối chủ nghĩa cấu trúc tập trung vào nội tâm và phá vỡ các sự kiện tinh thần đến những yếu tố nhỏ nhất. Ý nghĩa cốt lõi là cái trạng thái tinh thân (như lo lắng, sợ hãi, đau đớn,...) được hình thành bởi chức năng của chúng. Nghĩa là có mối quan hệ nhân quả giữa cảm xúc và hành vi (đầu vào cảm xúc và đây ra hành vi).

Suy rộng tất cả những chức năng của xã hội, mỗi khía cạnh của xã hội phụ thuộc lẫn nhau và góp phần vào sự ổn định và hoạt động của toàn xã hội (có mối quan hệ nhân quả giữa các khía cạnh của xã hội với nhau và với chức của chúng).

3.3 Lý thuyết về cảm xúc của James-Lange 

Lý thuyết cảm xúc James-Lange được phát triển một cách độc lập bởi hai nhà tâm lý học William James và Carl Lange.

Lý thuyết nhấn mạnh: Cảm xúc là kết quả của các phản ứng sinh lý của cơ thể khi bạn đối diện với một kích thích. Nghĩa là khi gặp một kích thích từ môi trường, cơ thể bạn sẽ có những phản ứng sinh lý đáp lại. Cảm xúc của bạn lúc này phụ thuộc vào việc bạn lý giải phản ứng đó như thế nào.

Xem thêm: Những danh ngôn vượt thời đại của "cha đẻ ngành khoa học máy tính Alan Turing

4. Những quyển sách nổi tiếng của William James

Sách của William James là nguồn tư liệu quý giá ngoài phục vụ nghiên cứu học thuật còn giúp bạn thấu hiểu chính những điều tiềm ẩn trong mình.

Triết gia William James và ngành tâm lý học thế giới 3
On Some Of Life'S Ideals (Cuộc Đời Vốn Dĩ Rất Khó Nghĩ)
  • On Some Of Life'S Ideals (Cuộc Đời Vốn Dĩ Rất Khó Nghĩ): Cuốn sách thú vị từ cái tên đến nội dung. Nó lí giải nhiều phương diện của cuộc sống qua những câu chuyện.
  • “The Principles of Psychology” (Những nguyên tắc của tâm lý học)- 1890: Một trong những thành công đầu tiên được nhiều người công nhận nhất phải kể đến Sách giáo khoa kinh điển “The Principles of Psychology” (Những nguyên tắc của tâm lý học)- 1890.
  • "James" và "the Jimmy": Hai cuốn sách được sử dụng rộng rãi bởi các sinh viên tâm lý học và được biết đến nhiều nhất là "James" và "the Jimmy".
  • Pragmatism (chủ nghĩa thực dụng): bao gồm tám bài giảng được ông trình bày tại Học viện Lowell ở Boston vào tháng Mười một và Mười hai 1906.
  • The Will to Believe (Ý chí để tin tưởng): Là một bài giảng của William James, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1896. 
  • The Varieties of Religious Experience (Các loại kinh nghiệm tôn giáo): Một nghiên cứu về bản chất con người là một cuốn sách của nhà tâm lý học và triết gia William James.
  • Talks to teachers on psychology (Nói chuyện với giáo viên về tâm lý học): Các giáo viên của đất nước này; người ta có thể nói- có tương lai của nó trong tay của họ. Sự nghiêm túc mà họ hiện đang thể hiện trong việc nỗ lực khai sáng và củng cố bản thân là một chỉ số về khả năng tiến bộ của quốc gia theo mọi hướng lý tưởng. (trích chương 1).

Xem thêm: Danh ngôn của Louis Pasteur - Nhà bác học được mệnh danh là "Ân nhân của nhân loại"

5. Những câu nói của William James

Ngoài những thành tựu có đóng góp to lớn, William James còn để lại những câu nói bất hủ:

Triết gia William James và ngành tâm lý học thế giới 4
Những câu nói hay của William James

1. "Believe that life is worth living and your belief will help create the fact."

Tạm dịch: "Hãy tin rằng cuộc sống là đáng sống và niềm tin của bạn sẽ giúp tạo ra sự thật."

2." Act as if what you do makes a difference. It does."

Tạm dịch: "Hãy hành động như thể những gì bạn làm tạo ra sự khác biệt. Nó có thể."

3. "Belief creates the actual fact."

Tạm dịch: "Niềm tin tạo ra thực tế."

4. "The art of being wise is the art of knowing what to overlook."

Tạm dịch: "Nghệ thuật của sự khôn ngoan là nghệ thuật của việc biết những gì cần bỏ qua."

5. "Is life worth living? It all depends on the liver."

Tạm dịch: "Cuộc sống có đáng sống không? Tất cả phụ thuộc vào lá gan."

6. "Begin to be now what you will be hereafter."

Tạm dịch: "Bắt đầu là bây giờ những gì bạn sẽ là sau này."

7. "Acceptance of what has happened is the first step to overcoming the consequences of any misfortune."

Tạm dịch: "Chấp nhận những gì đã xảy ra là bước đầu tiên để khắc phục hậu quả của bất kỳ điều không may nào."

8. "It is our attitude at the beginning of a difficult task which, more than anything else, will affect its successful outcome."

Tạm dịch: "Hơn bất cứ điều gì khác, chính thái độ của chúng ta khi bắt đầu một nhiệm vụ khó khăn sẽ ảnh hưởng đến kết quả thành công của nó."

9. "A great many people think they are thinking when they are merely rearranging their prejudices."

Tạm dịch: "Rất nhiều người nghĩ rằng họ đang suy nghĩ khi họ chỉ đơn thuần sắp xếp lại định kiến ​​của mình."

10. "Nothing is so fatiguing as the eternal hanging on of an uncompleted task."

Tạm dịch: "Không có gì mệt mỏi bằng việc mãi mãi bị cuốn vào một nhiệm vụ chưa hoàn thành."

Xem thêm: Những câu nói bất hủ của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein

11. "When you have to make a choice and don't make it, that is in itself a choice."

Tạm dịch: "Khi bạn phải lựa chọn và không lựa chọn, bản thân nó đã là một sự lựa chọn."

12. "There is but one cause of human failure. And that is man's lack of faith in his true Self."

Tạm dịch: "Chỉ có một nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của con người. Và đó là sự thiếu niềm tin của con người vào Con người thật của mình."

13. "Genius... means little more than the faculty of perceiving in an unhabitual way."

Tạm dịch: "Thiên tài ... có nghĩa là nhiều hơn một chút so với khả năng nhận thức theo cách bất thường."

14. "Action may not bring happiness but there is no happiness without action."

Tạm dịch: "Hành động có thể không mang lại hạnh phúc nhưng không có hạnh phúc nếu không có hành động."

15. "To study the abnormal is the best way of understanding the normal."

Tạm dịch: "Nghiên cứu điều bất thường là cách tốt nhất để hiểu điều bình thường."

16. "It is wrong always, everywhere, and for everyone, to believe anything upon insufficient evidence."

Tạm dịch: "Việc tin bất cứ điều gì khi không đủ bằng chứng luôn luôn là sai lầm ở mọi nơi và đối với tất cả mọi người."

17. "The greatest enemy of any one of our truths may be the rest of our truths."

Tạm dịch: "Kẻ thù lớn nhất của bất kỳ sự thật nào của chúng ta có thể là phần còn lại của sự thật."

18. "To be conscious means not simply to be, but to be reported, known, to have awareness of one's being added to that being."

Tạm dịch: "Có ý thức không chỉ đơn giản là tồn tại, mà còn được báo cáo, biết đến, có nhận thức về việc một người được thêm vào bản thể đó."

19. "Everybody should do at least two things each day that he hates to do, just for practice."

Tạm dịch: "Mỗi người nên làm ít nhất hai điều mỗi ngày mà mình không thích làm, chỉ để luyện tập."

20. "The ideas gained by men before they are twenty-five are practically the only ideas they shall have in their lives."

Tạm dịch: "Những ý tưởng mà những người đàn ông có được trước khi họ 25 tuổi thực tế là những ý tưởng duy nhất mà họ sẽ có trong đời."

William James là nhà triết học - tâm lý học có nhiều đóng góp cho nhân loại. Hy vọng những thông tin trên đây có thể cung cho bạn những thông tin hữu ích về một nguồn tham khảo lý tưởng trong học tập và nghiên cứu.

Nguồn: Internet

Sưu Tầm

Bình luận