Tiêu điểm: Nhân Humanity

Câu nói nổi tiếng của Luciano Pavarotti huyền thoại âm nhạc Ý

(VOH) - Luciano Pavarotti được mệnh danh là ‘Vầng mặt trời’ của âm nhạc Italy và thế giới. Có điều gì đặc biệt trong giọng ca opera huyền thoại này?

Với những ai đam mê âm nhạc cổ điển thì ắt hẳn Luciano Pavarotti không còn là cái tên quá xa lạ. Ông là một huyền thoại của âm nhạc nước Ý cũng như thế giới, là danh ca sở hữu giọng tenor nổi tiếng, những tác phẩm giá trị, và đặc biệt là nổi tiếng vì những hoạt động xã hội ý nghĩa.

1. Cuộc đời của Luciano Pavarotti 

Luciano Pavarotti - Một huyền thoại của âm nhạc nước Ý 1

Luciano Pavarotti được biết đến là một huyền thoại âm nhạc nước Ý, được tạo hóa ban cho một giọng hát đẹp, đầy cá tính không thể nhầm lẫn.

Luciano Pavarotti sinh ngày 12/10/1935 tại Modena, miền bắc nước Ý. Mẹ của ông, bà Adelee, làm việc trong nhà máy thuốc lá.  Còn cha của Luciano Pavarotti, ông Fernando Pavarotti, là thợ bánh mì và một giọng nam cao nghiệp dư tài năng. Chính ông là người đã truyền cảm hứng âm nhạc cho Pavarotti.

Ngay từ nhỏ, Luciano Pavarotti đã sớm tiếp xúc với âm nhạc. Ông thường xuyên nghe các bản thu âm của cha mình và thường được cha đưa đi theo để hát trong Corale Rossi (một dàn hợp xướng nam) ở Modena. Chính những điều này đã nuôi dưỡng niềm đam mê âm nhạc trong Pavarotti.

Năm 1954, Pavarotti (khi ấy 19 tuổi) quyết định trở thành một ca sĩ opera chuyên nghiệp. Ông học tập nghiêm túc với giọng nam cao chuyên nghiệp Arrio Pola. Sau 6 năm học, Luciano Pavarotti chỉ có một vài buổi biểu diễn ở các thị trấn nhỏ mà không được trả lương. Vì vậy ông đã làm giáo viên bán thời gian ở trường (Pavarotti tốt nghiệp một viện giảng dạy ở Modena vào năm 1955) và sau đó là nhân viên bán bảo hiểm.

Trong quá trình theo đuổi đam mê âm nhạc, Luciano Pavarotti gặp và đem lòng yêu nữ ca sĩ opera Adua Veroni. Cả hai kết hôn vào năm 1961, có với nhau 3 người con gái và có một khoảng thời gian dài hạnh phúc. Năm 1966, họ ly hôn sau 35 năm chung sống và Luciano Pavarotti tái hôn với Nicoletta Mantovani vào cuối năm 2003.

Luciano Pavarotti đã có một khoảng thời gian dài chống chọi với bệnh tật và đến tháng 7/2006 ông phải phẫu thuật tại New York vì ung thư tuyến tụy.

Ngày 06/9/2007, tượng đài opera quốc tế Luciano Pavarotti đã về cõi vĩnh hằng tại nhà riêng ở Modena, miền bắc nước Ý. Ông hưởng thọ 71 tuổi.

 Luciano Pavarotti ra đi trong sự tiếc nuối của hàng triệu người hâm mộ trên toàn thế giới. Lễ tang của ông được tổ chức trọng thể như quốc tang với sự tham sự của nhiều người nổi tiếng cũng như hàng nghìn người yêu âm nhạc trên thế giới.

2. Những dấu ấn đặc biệt trong sự nghiệp của Luciano Pavarotti 

Luciano Pavarotti - Một huyền thoại của âm nhạc nước Ý 2

Luciano Pavarotti tiếp xúc với âm nhạc từ rất sớm. Năm 1955, ông tham gia cuộc thi hợp xướng quốc tế tại xứ Wales với cha mình trong dàn hợp xướng Corale Rossi và giành giải nhất. Chính cuộc thi này đã làm cho niềm đam mê âm nhạc trong Pavarotti trỗi dậy và khiến ông chú tâm vào con đường âm nhạc chuyên nghiệp của mình.

Năm 1961, Luciano Pavarotti ra mắt trong vở opera La Boheme của Giacomo Puccini trong vai Rodolfo tại nhà hát opera ở Reggio Emilia. Đến năm 1963, ông ra mắt quốc tế tại Nhà hát Opera Hoàng gia ở London với La Boheme của Giacomo Puccini.

Cùng năm đó, Pavarotti gặp giọng nữ cao Joan Sutherland. Mối quan hệ hợp tác huyền thoại nhất trong lịch sử thanh nhạc bắt đầu từ đây. Năm 1965, Pavarotti ra mắt khán giả Mỹ tại Nhà hát Opera Miami.

Năm 1982 đánh dấu bước chuyển lớn của Luciano Pavarotti khi ông chuyển từ sân khấu hòa nhạc sang lĩnh vực màn bạc. Trong bộ phim, Yes, Giorgio ông đóng vai một ca sĩ giọng cao nổi tiếng thế giới với chất giọng đặc biệt.

Năm 1988, một lần nữa Pavarotti tái hợp cùng ngôi sao opera Joan Sutherland trong vở Maria Stuarda. Năm 1990, ông cùng với Placido Domingo và Jose Carreras lập ra nhóm Three Tenors ở Roma, đây là 3 giọng tenor (giọng nam cao) nổi tiếng hàng đầu thế giới.

Dấu ấn quan trọng đưa tên tuổi của Luciano Pavarotti nổi tiếng quốc tế hơn đó chính là vào năm 1990 bản “Nessun Dorma” được đài BBC lựa chọn trở thành bài hát chủ đề trong chương trình truyền hình của họ về FIFA World Cup năm 1990.

Năm 2003, Luciano Pavarotti phát hành album “Ti Adoro”. Năm 2006, tại lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông ở Ý, ông hát Nessun Dorma. Đây cũng chính là buổi biểu diễn cuối cùng của Pavarotti.

Luciano Pavarotti cũng được biết đến là người tích cực với các hoạt động xã hội. Ông sáng lập, tổ chức các buổi hòa nhạc từ thiện hàng năm “Pavarotti & Friends” và các hoạt động liên quan ở Modena, Ý. Pavarotti hát với các ngôi sao quốc tế có phong cách khác nhau để gây quỹ cho một số hoạt động của Liên Hợp Quốc. Ông cũng thành lập và tài trợ cho Trung tâm Âm nhạc Pavarotti ở Bosnia, gây quỹ trong các buổi hòa nhạc từ thiện cho những người tị nạn từ Afghanistan và Kosovo.

Xem thêm:
The Beatles - ban nhạc của những khúc hát kinh điển
Những câu nói hay của ca sĩ huyền thoại Frank Sinatra
Những câu nói nổi tiếng của Elvis Presley, ông hoàng nhạc Rock 'n' Roll

3. Những giải thưởng và danh hiệu mà Luciano Pavarotti đạt được

Luciano Pavarotti - Một huyền thoại của âm nhạc nước Ý 3

Với niềm đam mê cùng sự nghiêm túc, trong suốt quá trình cống hiến cho âm nhạc thế giới Luciano Pavarotti đã đạt được nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý.

  • 5 lần nhận giải Grammy Best Classical Vocal Solo (năm 1979, 1980, 1982, 1989, 1991).
  • Luciano Pavarotti giữ hai vị trí trong sách kỷ lục Guinness. Đó là Ca sĩ được khán giả vỗ tay mời hát lại nhiều nhất (165 lần) và Ca sĩ có album nhạc cổ điển bán chạy nhất mọi thời đại (Carreras, Domingo, Pavarotti: The Three Tenors in Concert).
  • Năm 1998, Pavarotti là ca sĩ opera đầu tiên hát trên kênh truyền hình Saturday Night Live; ông cũng được bổ nhiệm làm Sứ giả Hòa bình của Liên Hợp Quốc và được vinh danh là MusiCares Nhân vật MusiCares của năm. Cùng năm đó, Luciano Pavarotti được vinh danh với giải Grammy Huyền thoại.
  • Năm 2001, Luciano Pavarotti được Trung tâm Kennedy vinh danh. Cùng năm đó, ông được trao giải Nansen vì người tị nạn của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn.
  • Năm 2005, Pavarotti được Chính phủ Vương quốc Anh vinh danh công dân danh dự London vì đã tổ chức nhiều chương trình hòa nhạc từ thiện, gây quỹ cho Tổ chức Chữ Thập đỏ nước này.

Ngoài những danh hiệu và giải thưởng trên, Luciano Pavarotti được người hâm mộ trao tặng các danh hiệu như “Ông vua những nốt đô” hay “Vầng mặt trời” của nền âm nhạc opera Italy.

4. Những câu nói hay của Luciano Pavarotti

Trong suốt cuộc đời của mình, Luciano Pavarotti đã để lại cho nền âm nhạc thế giới nhiều tác phẩm giá trị. Không những vậy, ông còn sở hữu nhiều câu nói hay, mang nhiều ý nghĩa trong cuộc sống.

Luciano Pavarotti - Một huyền thoại của âm nhạc nước Ý 4
  1. People think I’m disciplined. It is not discipline. It is devotion. There is a great difference.
    Tạm dịch: Mọi người nghĩ rằng tôi vô kỷ luật. Nó không phải là kỷ luật. Đó là sự tận tâm. Có một sự khác biệt lớn. 
  2. The rivalry is with ourself. I try to be better than is possible. I fight against myself, not against the other.
    Tạm dịch: Chúng ta cạnh tranh với chính mình. Tôi cố gắng trở nên tốt hơn có thể. Tôi chiến đấu chống lại chính mình, không chống lại người khác.
  3. Some singers want the audience to love them. I love the audience.
    Tạm dịch: Một số ca sĩ muốn khán giả yêu mến họ. Tôi yêu khán giả.
  4. Above all, I am an opera singer. This is how people will remember me.
    Tạm dịch: Trên tất cả, tôi là một ca sĩ opera. Đây là cách mọi người sẽ nhớ đến tôi.
  5. I want to reach as many people as possible with the message of music, of wonderful opera.
    Tạm dịch: Tôi muốn tiếp cận nhiều người nhất có thể với thông điệp của âm nhạc, của vở opera tuyệt vời.
  6. Opera is one of the most important art forms. It should be listened to and appreciated by everyone.
    Tạm dịch: Opera là một trong những loại hình nghệ thuật quan trọng nhất. Nó cần được lắng nghe và đánh giá cao bởi tất cả mọi người.
  7. Music making is the most joyful activity possible, the most perfect expression of any emotion.
    Tạm dịch: Sáng tác âm nhạc là hoạt động vui vẻ nhất và là cách thể hiện hoàn hảo nhất của bất kỳ loại cảm xúc nào.
Luciano Pavarotti - Một huyền thoại của âm nhạc nước Ý 5
  1. The better voice doesn’t mean being a better singer.
    Tạm dịch: Giọng hát hay hơn không có nghĩa là trở thành ca sĩ hay hơn.
  2. As an art form, opera is a rare and remarkable creation. For me, it expresses aspects of the human drama that cannot be expressed in any other way, or certainly not as beautifully.
    Tạm dịch: Là một loại hình nghệ thuật, opera là một sáng tạo hiếm có và đáng chú ý. Đối với tôi, nó thể hiện những khía cạnh của bộ phim nhân sinh mà không thể diễn tả theo bất kỳ cách nào khác, hoặc chắc chắn là không đẹp bằng. 
  3. If I could live my life over again, there is one thing I would change. I would want to be able to eat less.
    Tạm dịch: Nếu tôi có thể sống lại cuộc đời của mình, có một điều mà tôi sẽ thay đổi. Tôi muốn ăn ít hơn.
  4. The reason fat people are happy is that the nerves are well protected.
    Tạm dịch: Lý do khiến người béo hạnh phúc là bởi các dây thần kinh được bảo vệ tốt. 
  5. If you see me once, you cannot confuse me with another.
    Tạm dịch: Nếu bạn gặp tôi một lần, bạn không thể nhầm lẫn tôi với người khác.
  6. Sometime to be called Pavarotti is not always an advantage.
    Tạm dịch: Đôi khi được gọi là Pavarotti không phải lúc nào cũng là một lợi thế.
  7. I’m a perfectionist, and I always think that I can do better what I have done, even if it’s good.
    Tạm dịch: Tôi là một người cầu toàn và tôi luôn nghĩ rằng mình có thể làm tốt hơn những gì mình đã làm, ngay cả khi nó tốt.
  8. I received a beautiful welcome to the world of music. I want to give something back to the younger generation.
    Tạm dịch: Tôi đã nhận được một sự chào đón tuyệt vời khi đến với thế giới âm nhạc. Tôi muốn trao lại một cái gì đó cho thế hệ trẻ.

Luciano Pavarotti đã sống một cuộc đời đầy ý nghĩa với niềm đam mê cháy bỏng và những cống hiến cho âm nhạc thế giới. Mặc dù, ông đã ra đi mãi mãi nhưng những giá trị mà ông tạo nên vẫn còn vang vọng cho đến mãi sau này.

Sưu tầm

Nguồn ảnh: Internet

Bình luận