Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Tại sao múa lân Trung thu trở thành phong tục lâu đời của người Việt?

(VOH) - Tham khảo bài viết sau để khám phá về phong tục cũng như chiêm ngưỡng những hình ảnh múa lân Trung thu ấn tượng nhất.

Hình ảnh múa lân Trung thu đã trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam mỗi khi bước vào giữa tháng 8 âm lịch. Không chỉ trẻ con mà cả người lớn cũng rộn ràng, háo hức đón chờ những màn trình diễn mãn nhãn từ các đoàn Lân Sư Rồng. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của phong tục này là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây. 

1. Nguồn gốc múa lân Trung thu

Bước vào mùa Trung thu, đường phố lại ngập tràn sắc đỏ của lồng đèn, hương thơm của bánh trái hay tiếng cười giòn tan của con trẻ. Đặc biệt, không thể thiếu những màn múa lân ấn tượng và đẹp mắt khiến cả trẻ con lẫn người lớn phải trầm trồ. Vậy tại sao Trung thu lại múa lân?

Múa lân là một nghệ thuật múa dân gian có gốc từ Trung Hoa xuất phát từ tích cổ xưa: “Vào thuở sơ khai có một con thú cứ vào rằm tháng Tám là gây hoảng sợ cho dân làng. Một ngày nọ, có một nhà sư từ vùng đất xa xôi đến để giúp người dân trừ ác thú. Nhà sư cho đệ tử bụng to, mặc đồ đỏ rực, tay cầm chiếc quạt thần để xua ác thú và những để tự khác thì gióng trống khua chiêng dồn dập làm con ác thú khiếp sợ mà bỏ chạy”. Theo thời gian, múa lân dần du nhập vào nước ta và trở nên phổ biến trong các ngày lễ quan trọng. 

Tại sao múa lân Trung thu trở thành phong tục của người Việt? 1
Kim Sư Phố biểu diễn trên Mai Hoa Thung

Trong quan niệm dân gian của người Việt, con lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà. Ngoài ra, hình ảnh Ông Địa luôn phe phẩy quạt, mỉm cười sát cách bên đoàn lân xuất phát từ truyền thuyết rằng ông Địa (hiện thân của Đức Phật Di Lặc) là người thuần phục quái vật.

Kể từ đó, hằng năm vào những ngày đặc biệt như Tết Nguyên đán, Trung thu,... ông Địa sẽ cùng con lân đi ban phước lành, may mắn, ấm no đến cho mọi nhà. Lân xuất hiện ở đâu thì ở đó tà ma bị loại trừ, nhân dân hạnh phúc, đất đai màu mỡ. Điều này còn tượng trưng cho quá trình cái ác được cảm hóa thành cái lành và tình cảm sâu sắc giữa loài người và loài vật.

2. Ý nghĩa múa lân Tết Trung thu

Không chỉ là món ăn tinh thần, múa lân Trung thu còn có ý nghĩa vô cùng thú vị và đặc biệt. Thông thường, múa Lân sẽ được tổ chức vào đêm 14 và đêm 15. Trong đội múa Lân gồm có một người đội chiếc đầu lân và chỉ huy cả đội múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Con Lân tượng trưng cho điềm lành vì vậy múa Lân đêm Trung thu thể hiện ước mong những điều tốt đẹp sẽ đến với mọi người, mọi nhà.

Tại sao múa lân Trung thu trở thành phong tục của người Việt? 2
Một màn diễn của Ông Địa trong đội lân sư rồng Nhân Nghĩa Đường
Xem thêm:

3. Tranh vẽ múa lân Trung thu

Trong các hoạt động chào mừng ngày Tết Thiếu nhi, không thể thiếu cuộc thi vẽ múa lân Trung thu siêu hấp dẫn. Sau đây, hãy cùng chúng tôi thưởng thức bộ sưu tập các bức tranh đơn giản và ấn tượng về đề tài này. 

Tại sao múa lân Trung thu trở thành phong tục của người Việt? 3
Tranh lễ hội Trung thu của học sinh 1
Tại sao múa lân Trung thu trở thành phong tục của người Việt? 4
Tranh lễ hội Trung thu của học sinh 2
Tại sao múa lân Trung thu trở thành phong tục của người Việt? 5
Tranh lễ hội Trung thu của học sinh 3
Tại sao múa lân Trung thu trở thành phong tục của người Việt? 6
Tranh lễ hội Trung thu của học sinh 4
Tại sao múa lân Trung thu trở thành phong tục của người Việt? 7
Tranh lễ hội Trung thu của học sinh 5

4. Hình ảnh múa lân Trung thu

Hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng hình ảnh múa lân Trung thu để cảm nhận không khí nhộn nhịp, háo hức của mùa lễ này nhé!

Tại sao múa lân Trung thu trở thành phong tục của người Việt? 8
Múa lân thu hút rất nhiều khán giả bao gồm trẻ em và người lớn
Tại sao múa lân Trung thu trở thành phong tục của người Việt? 9
Mùa lân trở thành phong tục truyền thống của người Việt mỗi khi Trung thu đến
Tại sao múa lân Trung thu trở thành phong tục của người Việt? 10
Múa lân thể hiện ước mong những điều tốt đẹp sẽ đến với mọi người, mọi nhà
Tại sao múa lân Trung thu trở thành phong tục của người Việt? 11
Dân gian quan niệm lân là linh vật đem lại may mắn
Tại sao múa lân Trung thu trở thành phong tục của người Việt? 12
Mai hoa thung - Tiết mục biểu diễn khó nhất của nghệ thuật múa lân

Xem thêm:

Mãn nhãn với màn tranh tài của 30 đội tại Giải lân sư tranh Cup Number 1

Hành trình rực rỡ của đoàn Lân sư rồng hơn 80 tuổi

Đặc sắc những bài múa lân sư rồng

5. Danh sách các bài nhạc múa lân Tết Trung thu hay nhất

Dưới đây là danh sách 10 bài nhạc múa lân đêm Trung thu cực hay dành cho bé yêu. 

  • Đêm Trung thu (Thùng thình thùng thình) - Sáng tác: Phùng Như Thạch
  • Chiếc đèn ông sao - Sáng tác: Phạm Tuyên 
  • Rước đèn tháng Tám - Sáng tác: Đức Quỳnh (Vân Thanh)
  • Ông Trăng miệng cười - Sáng tác: Nhạc Trường Kiều Diễm - Thơ Ngô Bá Lục
  • Lên thăm chú Cuội - Sáng tác: Phạm Tuyên
  • Ông Trăng xuống chơi - Sáng tác: Phạm Duy
  • Gọi Trăng là gì - Sáng tác: Thập Nhất
  • Cây đa quán dốc - Sáng tác: Dân ca Bắc Bộ
  • Rước đèn dưới Trăng - Sáng tác: Phạm Tuyên
  • Em đi rước đèn - Sáng tác: Vũ Đình Ân

 Bài hát: Chiếc đèn ông sao - Trình bày: Bé Hà Anh

Ngoài những chiếc bánh Trung thu thơm ngon hay mâm cỗ đủ đầy, múa lân rước đèn Trung thu cũng là một trong những hoạt động được nhiều người đón chờ nhất.

Clip biểu diễn tiết mục Mai hoa thung

Múa lân Trung thu là phong tục của người Việt mang ý nghĩa bình an, may mắn, hanh thông và thịnh vượng. Hãy “hô biến” mùa Trung thu năm nay trở nên thú vị với nhiều hoạt động hấp dẫn cho các bé nhé! 

Sưu tầm

Nguồn ảnh, video: Internet

Bình luận