Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giải thích ý nghĩa thành ngữ ‘Rán sành ra mỡ’ nói về điều gì?

(VOH) - ‘Rán sành ra mỡ’ nghĩa là gì? Câu thành ngữ này muốn nhắn gửi đến người đọc điều gì?  Khám phá bài viết sau đây để tìm kiếm lời giải đáp.

Ai trong chúng ta cũng đã có ít nhất một lần nghe qua câu thành ngữ ‘Rán sành ra mỡ’. Tuy nhiên bàn về ý nghĩ của câu thành ngữ này lại ít ai có thể nắm được hết. Bởi câu thành ngữ này tuy ngắn nhưng lại chứa đựng một hàm ý vô cùng to lớn. Hãy cùng mình tìm hiểu tất tần tần ý nghĩa của câu thành ngữ trên qua bài viết này nhé!

1. “Rán sành ra mỡ” nghĩa là gì?

Để tìm hiểu về ý nghĩa của thành ngữ  “Rán sành ra mỡ” thì trước tiên bạn cần hiểu thành ngữ là gì?

1.1 Thành ngữ là gì?

Hiểu một cách đơn giản thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng, nghĩa của những cụm từ trong câu thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. 

Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Mỗi một thành ngữ đều rất ngắn gọn nhưng hàm súc, có tính hình tượng và tính biểu cảm cao.

Tìm hiểu thành ngữ ‘Rán sành ra mỡ’ có nghĩa là gì? 1
“Rán sành ra mỡ” là thành ngữ  quen thuộc với người dân Việt Nam

1.2 “Rán sành ra mỡ” nghĩa là gì?

Nghĩa đen câu thành ngữ “Rán sành ra mỡ”

  • “Rán - ra” : Là một hành động  chiên, rán một thứ gì đấy để tạo thành thứ mình muốn.
  • “Sành - mỡ”: Từ “sành” ở đây là một từ dùng để chỉ những đồ vật sành sứ được tạo nên từ đất nung. Thời xưa, mỡ dùng để nấu ăn thường được đựng trong sành. Còn từ “mỡ” là từ dùng để chỉ mỡ động vật mỡ, mỡ dùng trong việc chiên rán, nấu đồ ăn.

Nghĩa bóng câu thành ngữ “Rán sành ra mỡ”

Như vậy, “Rán sành ra mỡ” là một thành ngữ mang tính châm biếm mỉa mai những người có lối sống keo kiệt và bủn xỉn. Bởi về cơ bản  “sành” chính là một đồ vật cứng và không thể nào “rán ra mỡ”. Đây là chuyện ngược đời, chuyện không thể thực hiện được.

2. “Rán sành ra mỡ” và tiết kiệm khác nhau như thế nào?

Có khá nhiều người còn nhầm lẫn về lối sống tiết kiệm và lối sống keo kiệt bủn xỉn “Rán sành ra mỡ”. Vậy chúng ta hãy cùng tìm ra những đặc điểm khác nhau của hai lối sống này ngay sau đây nhé!

Tìm hiểu thành ngữ ‘Rán sành ra mỡ’ có nghĩa là gì? 2
Keo kiệt và tiết kiệm là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau 
  • Người tiết kiệm: Là những người biết quý trọng tiền bạc và thời gian của mình, họ biết cách sử dụng tiền bạc một cách hợp lý và  không tiêu xài  chúng một cách phung phí. 
  • Người keo kiệt, bủn xỉn: Là những người ích kỷ chỉ biết sống cho bản thân. Họ có thể tiêu xài phung phí cho bản thân nhưng khi phải bỏ ra cho ai đó vài đồng họ lại tính toán rất chi ly. Thậm chí một số trường hợp còn keo kiệt, hà khắc với chính bản thân mình. “Rán sành ra mỡ” trái ngược với tiết kiệm và là một đức tính, lối sống, lối suy nghĩ cần được loại bỏ.

3. Cách tạm biệt thói xấu “ Rán sành ra mỡ”

Như đã nói ở trên keo kiệt bủn xỉn là một lối sống mà chúng ta nên loại bỏ để bản thân trở nên tốt hơn và hoàn thiện hơn từng ngày. Vậy biện pháp từ giã thói quen xấu này là gì?

3.1 Không tính toán từng đồng với bạn bè, người thân

Để nói lời từ biệt với thói quen xấu keo kiệt bủn xỉn, các bạn cần tập cho mình một lối suy nghĩ và chi tiêu thoáng hơn. Chi tiêu thoáng hơn ở đây không có nghĩa các bạn phải tiêu xài một cách hoang phí mà là các bạn hãy  từ bỏ việc tình toán chi  ly từng đồng một với bạn bè và người thân.

Ví dụ như các bạn hãy thử mời bạn bè của mình hay những người thân trong gia đình đi ăn một món nào đó. Hay vào dịp ngày lễ hay sinh nhật có thể tặng cho họ một món quà nhỏ. Đừng sợ việc mình phải bỏ tiền ra những không thu được lợi ích gì. Vì tiền có thể kiếm lại nhưng tình bạn hay tình thân rạn nứt thì rất khó để hàn gắn đấy.

Tìm hiểu thành ngữ ‘Rán sành ra mỡ’ có nghĩa là gì? 3
Học cách cho đi giúp chúng ta trở nên hào phóng hơn

3.2 Học cách cho đi và nhận lại

Học cách cho đi và nhận lại cũng là một phương pháp giúp cách bạn nhanh chóng từ giã thói keo kiệt, bủn xỉn. Thay vì chỉ biết sống cho bản thân thì chúng ta cũng cần học cách nghĩ cho những người xung quanh.

Bạn có thể đăng ký tham gia những chiến dịch tình nguyện hay tham gia vào những chương trình giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Học cách cho đi, bạn sẽ thấy cuộc sống này trở nên tươi đẹp và ý nghĩa hơn.

Tìm hiểu thành ngữ ‘Rán sành ra mỡ’ có nghĩa là gì? 4
Tiết kiệm và keo kiệt hoàn toàn khác nhau, bạn cần phải phân biệt rõ

3.3 Học cách tiết kiệm thay vì keo kiệt

Có nhiều bạn sẽ nhầm lẫn rằng không keo kiệt nữa tức là sẽ tiêu xài một cách hoang phí, vô tội vạ. Đây là một điều hoàn toàn không đúng. Từ bỏ lối sống keo kiệt ở đây có nghĩa là các bạn sẽ từ bỏ việc tính toán chi li từng đồng một, từ bỏ việc sử dụng những phương pháp hà khắc, ngược đời để tiết kiệm một cách thái quá, từ bỏ việc sống ích kỷ với những người xung quanh.

Thay vì sống một cách ki bo, bủn xỉn thì các bạn có thể chuyển sang một lối sống tốt hơn đấy chính là tiết kiệm. Chớ nên nhầm lẫn lối sống tiết kiệm và lối sống ki bo, bủn xỉn. Bởi tiết kiệm là một lối sống tốt giúp các bạn biết quý trọng thời gian và tiền bạc và yêu thương con người hơn trong khi lối sống ki bo, bủn xỉn chỉ làm bạn dần trở nên ích kỷ cũng như kéo dài khoảng cách giữa bạn với mọi người xung quanh.

Xem thêm:
30 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về lối sống giản dị, khiêm tốn
Ý nghĩa của lối sống giản dị và tiết kiệm trong đời sống hiện nay
30 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về tiết kiệm

4. Các câu thành ngữ, tục ngữ bàn về tính keo kiệt, bủn xỉn

Bên cạnh thành ngữ “ Rán sành ra mỡ” Vẫn còn rất nhiều câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ dùng để châm biếm lối sống keo kiệt, bủn xỉn. “Vắt cổ chày ra nước” là một trong số những câu thành ngữ đồng nghĩa với câu thành ngữ ở trên.

Tìm hiểu thành ngữ ‘Rán sành ra mỡ’ có nghĩa là gì? 5
Có rất nhiều câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao mang ý nghĩa tương đồng thành ngữ “Rán sành ra mỡ”
  1. Cò kè bớt một thêm hai
  2. Rượu cheo, cháo thí, nghe hát nhờ
  3. Đau thương thân, lành thời tiếc của
  4. Đóng cửa đi ăn mày
  5. Muốn làm ông, cái lông chẳng mất
  6. Vắt cổ chày ra nước
  7. Xởi lởi trời gởi của cho, so đo trời co ro lại
  8. Muốn làm ông, cái lông chẳng mất
  9. Quần dài thì ăn mắm thối, quần đến đầu gối thì ăn mắm thơm
  10. Uống nước không chừa cặn.
  11. Mồm nhà, điếu mượn, thuốc đi xin
  12. Diêm đánh thó, nỏ hề mất chi cả.
  13. Của mình thì giữ bo bo
    Của người thì muốn ngả mo mà đùm.
  14. Giàu chi anh gạo đổ vô ve
    Chuột ăn không được mà khoe rằng giàu.

Nhìn chung  “Rán sành ra mỡ” chính là một lối sống không mấy tích cực mà chúng ta cần tránh, cần khắc phục để trở thành một phiên bản hoàn hảo hơn cả chính mình. Các bạn hãy học cách cho đi yêu thương và nhận lại yêu thương để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn nhé!

Nguồn ảnh: Internet

Bình luận