Sociopath là gì? Liệu chúng có giống psychopath?

(VOH) - Sociopath là một chứng bệnh xuất hiện nhiều trên phim ảnh. Tuy nhiên, thực tế không phải ai cũng biết rõ về sociopath là gì, biểu hiện, nguyên nhân cũng như hậu quả mà nó gây ra.

Sociopath là căn bệnh rối loạn nhân cách chống đối xã hội, những người mắc chứng bệnh này thường không có sự đồng cảm hay lòng tốt trước bất cứ tình huống nào, họ rất vô cảm và lạnh lùng

1. Sociopath là gì?

Sociopath còn có tên tiếng Anh là Antisocial personality disorder-ASPD, là một thuật ngữ dùng để chỉ những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội. 

Chứng bệnh này rất khó bị phát hiện do người bệnh hầu như ít bộc lộ những đặc điểm của bệnh, thậm chí họ còn sinh hoạt, suy nghĩ không khác những người bình thường. Trong một vài trường hợp, người mắc chứng Sociopath còn vượt trội về một số khía cạnh đặc biệt hơn người bình thường.

sociopath-la-gi-voh-1
Tìm hiểu về "Sociopath"

Sociopath bao gồm những hành vi bốc đồng, hành xử vô trách nhiệm, họ có cái tôi quá lớn và thường có tâm lý thích thao túng người khác, thậm chí còn có những hành vi nhằm phá hoại và chống đối xã hội. 

Theo nhiều nghiên cứu cũng như thực tế đã chỉ ra, chứng rối loạn nhân cách sociopath thường được bắt gặp phần lớn ở những tên tội phạm nguy hiểm. Đôi khi những người nghiện ma túy và bia rượu cũng có thể bị chứng sociopath.

Xem thêm: Những cách giúp bạn bộc lộ ‘gu’ của bản thân đầy tinh tế trong cuộc sống

2. Dấu hiệu của chứng bệnh Sociopath

Mặc dù những người Sociopath hành xử và hoạt động giống những người bình thường, tuy nhiên họ cũng có những dấu hiệu chung dễ bắt gặp. 

2.1. Luôn muốn thao túng tâm lý người khác

Những người mắc chứng Sociopath đều luôn muốn nắm bắt suy nghĩ, điểm yếu của người khác và lợi dụng nó. Người bị Sociopath thường chọn những người có tâm lý yếu hoặc gặp các trở ngại, khó khăn trong cuộc sống để dễ dàng thao túng tâm lý họ.

Khi bạn giao tiếp, tiếp xúc với người Sociopath, bạn thường cảm thấy mình là người làm sai, tự nghi ngờ trí nhớ và những nhận thức của chính mình. Họ làm bạn cảm thấy mình có nhiều khuyết điểm, mình là con người tồi tệ, không xứng đáng có những điều tốt đẹp. 

2.2. Có xu hướng bạo lực, hung hăng

sociopath-la-gi-voh-2
Người mắc "Sociopath" thường có xu hướng bạo lực

Tâm lý luôn muốn chống đối xã hội khiến người mắc Sociopath có xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết xung đột. Họ thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, hay những cơn nóng giận của bản thân mình. 

Người mắc chứng Sociopath không bao giờ nghĩ đến hậu quả khi hành động, họ chỉ thực hiện mọi việc để thỏa mãn cảm xúc của bản thân mình. Họ luôn coi những lời nhận xét và cái nhìn của người khác là thiếu tôn trọng và nhằm gây hấn với họ. 

2.3. Vô cảm

Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến, dễ gặp nhưng cũng rất dễ gây nhầm lẫn giữa Sociopath và những căn bệnh khác. Những người mắc bệnh Sociopath thường gặp khó khăn trong việc kết nối với những người xung quanh, họ không mấy để tâm đến cuộc sống hay cảm xúc của người thân, bạn bè. 

Thay vì chia sẻ và đồng cảm, Sociopath có xu hướng lợi dụng các mối quan hệ để phục vụ những mục đích cá nhân. Họ coi thường suy nghĩ của người khác mà chỉ đề cao bản thân mình. 

2.4. Cái tôi quá lớn

Sociopath có suy nghĩ chống đối, coi thường pháp luật, đạo đức. Họ luôn cảm thấy mình là trung tâm của mọi vấn đề. Mọi lời nói của họ đều đúng và tất cả mọi người cần tôn trọng và làm theo ý kiến của họ. 

Sociopath không chấp nhận lỗi sai của bản thân họ mà sẽ có xu hướng đổ lỗi cho người khác, rằng mọi sai lầm của họ đều do người khác làm hại. 

2.5. Rất lôi cuốn

Vì biết cách nắm bắt cảm xúc của người khác nên những người mắc Sociopath rất lôi cuốn và thu hút trong khi giao tiếp.

Chỉ cần có cơ hội, người Sociopath sẽ dễ khiến mọi người xung quanh rơi vào lưới tình với họ, bị họ điều khiển và sai khiến. Sự lôi cuốn của họ cũng đến từ vẻ ngoài quyến rũ, “bad” đậm chất hư hỏng, và khí chất thành thục. Những chàng trai, cô gái như vậy thường mang đến sự bí ẩn ai cũng muốn được làm quen. 

3. Sociopath và Psychopath khác biệt ở đâu?

Mặc dù cả sociopath và psychopath đều được xếp vào danh sách bệnh về các chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD). Song, sociopath và psychopath vẫn có những điểm khác biệt rõ ràng. 

Nếu như Sociopath được các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh đó là là bị chịu ảnh hưởng từ bạo lực tinh thần, sang chấn tâm lý, Psychopath lại dựa trên sự thiếu sót về bẩm sinh về não bộ, sinh lý dẫn đến việc khó kiểm soát cảm xúc.

Psychopath thường không có cảm giác tội lỗi trước một hành vi sai trái, họ biết cách lợi dụng niềm tin của những người quen biết để lợi dụng họ. Trong khi đó, Sociopath lại có khả năng nhận thức rằng hành vi của mình là sai trái, nhưng họ vẫn tiếp tục làm bỏ qua suy nghĩ của mình. 

Nếu như Psychopath có trái tim lạnh lùng, vô cảm thì Sociopath lại nghiêng về việc nóng nảy và khó kiểm soát được hành vi của mình. Sociopath thường ít bạn bè, các mối quan hệ thân thiết, họ đề cao cái tôi cá nhân và không để tâm đến cái nhìn của người khác.

Họ hành xử nóng nảy và ít khi nghĩ đến hậu quả, cũng như không có sự chuẩn bị. Còn Psychopath lại là người lên kế hoạch cụ thể và rất bình tĩnh trước những sự việc xung quanh mình.  

Xem thêm: Chịu đựng là gì? Bạn có phải là người giỏi chịu đựng?

4. Nguyên nhân gây ra chứng bệnh Sociopath

Khác với Psychopath, người mắc chứng Sociopath thường được chẩn đoán do gặp những chấn thương về mặt tâm lý ngay từ thuở thơ ấu. Các cú sốc này có thể do họ từng bắt gặp những hành động phạm pháp, trái luân thường đạo lý hoặc từng bị bạo hành, bắt nạt dẫn đến tâm sinh lý vặn vẹo, sai lệch.

Qua thời gian, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ sinh ra chứng bệnh Sociopath. 

sociopath-la-gi-voh-3
Nguyên nhân gây ra "Sociopath" thương do những chấn thương về mặt tâm lý ngay từ thuở thơ ấu

Một nguyên nhân nữa dẫn đến bệnh này đó chính là di gen di truyền. Một người sinh ra trong gia đình hoặc sống cùng người mắc Sociopath cũng sẽ dễ mắc chứng bệnh này theo. Do sự ảnh hưởng từ tâm lý, suy nghĩ và lối sống của người bệnh tác động lên họ. 

5. Hậu quả của Sociopath đối với con người và xã hội

Với những người mắc chứng Sociopath họ thường xuyên cảm thấy buồn bã, chán nản và tồi tệ về bản thân. Họ không thể khống chế được hành vi của mình và thường để nó tự bộc phát. 

sociopath-la-gi-voh-4
Hậu quả mà "Sociopath" gây ra

Những hành động như vậy khiến họ dần mắc kẹt trong cuộc sống của chính mình, bị người khác xa lánh và mất dần các mối quan hệ bạn bè, người thân. Căn bệnh chống đối xã hội này còn khiến người bệnh có thể vướng vào các hành vi phạm pháp, dẫn đến quá trình tù tội. 

Đối với xã hội, việc ngày càng xuất hiện nhiều những người mắc Sociopath khiến tỷ lệ tội phạm tăng, các hành vi phá hoại tài sản công cộng, các hành vi chiếm đoạt tài sản,.. xuất hiện ngày một nhiều. Khiến người dân sống trong sợ hãi, bạo loạn. 

Xem thêm: Vô tâm là gì? Chúng ta có đang vô tâm với chính mình và xã hội?

6. Làm thế nào để đối phó khi gặp người Sociopath

Nếu ai đó trong cuộc sống của bạn mắc chứng Sociopath và bắt đầu có những hành vi thao túng, gây nguy hiểm với bạn, hãy sử dụng những cách sau để đối phó với học nhé!

  • Bắt đầu tạo khoảng cách, cho họ thấy bạn không còn hứng thú hay quan tâm gì đến suy nghĩ, cảm xúc của họ. Hãy học cách nói “không”, từ chối bất cứ yêu cầu, đề nghị nào của họ.
  • Nhờ đến sự can thiệp của cơ quan chức năng. Nếu bạn không thể kiểm soát được hành vi của người Sociopath, hãy đến gặp cơ quan chức năng để báo cáo về các hành động nguy hiểm của họ, nhờ những người có thẩm quyền giám sát và ngăn không cho họ tiếp xúc với bạn. 
  • Học cách phòng thủ. Bạn nên trang bị những thiết bị như xịt hơi cay, súng điện,...để giúp bạn đối phó với người Sociopath nếu như bạn bất chợt bị họ tấn công. Việc học một khóa võ thuật tự vệ cũng là cách thức rất hiệu quả đó. 
  • Không chia sẻ thông tin cá nhân của bạn cho người Sociopath. Sự lôi cuốn và thu hút của họ khiến bạn thường buông lỏng sự cảnh giác mà chia sẻ những bí mật thầm kín nhất. Điều này khiến bạn dễ gặp nguy hiểm do bị họ nắm “thóp”, bạn có thể trở thành người để họ lợi dụng. 

Sociopath là chứng bệnh gây ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc của người bệnh. Bởi vậy, để hạn chế mắc bệnh này, các bạn hãy giữ môi trường sống lành mạnh, tránh suy nghĩ và tạo áp lực lên bản thân!

Sưu tầm 
Nguồn ảnh: Internet