Thương Ưởng - một nhân vật rất nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, thời Chiến Quốc. Ông là nhà chính trị, nhà pháp chế cũng như nhà quân sự tài ba được mô tả trong “Sử Ký” của Tư mã Thiên và cuốn “Đông Chu Liệt Quốc” của Phùng Mộng Long. Ông góp công lớn trong việc đưa nước Tần đến chỗ hùng cường, nhưng vì luật pháp ông ban hành quá hà khắc nên khiến cho lòng dân than oán, sau cùng dẫn đến kết cục bi thảm.
1. Thương Ưởng là ai?
Thương Ưởng (商鞅) sinh vào khoảng năm 390 TCN - 338 TCN, còn gọi là Vệ Ưởng hay Công tôn Ưởng. Ông xuất thân dòng dõi họ Cơ thuộc con cháu tôn thất của Chu Văn vương trấn trụ tại vùng đất Vệ, nên về sau lấy họ Vệ.
Là người nước Vệ, Thương Ưởng chịu ảnh hưởng lớn từ Pháp kinh của Lý Khôi. Từ nhỏ, ông thích học Hình Danh, một lòng trung thành và nhận tể tướng nước Ngụy là Công Thúc Tọa làm thầy. Công Thúc Tọa biết Ưởng có tài nhiều lần muốn tiến cử ông với vua Ngụy là Ngụy Huệ Vương nhưng chưa có cơ hội.
Mãi đến khi sắp lâm chung, vua Ngụy thân hành đến thăm bệnh, hỏi về người có thể giữ chức tướng quốc thì Công Thúc Tọa mới có dịp tiến cử ông. Thế nhưng, vua Ngụy không có ý định tin dùng. Khi ấy, Công Thúc Tọa đã thuyết phục vua Ngụy bằng một câu hết sức kinh điển và cương quyết: “Nếu nhà vua không nghe tôi, không dùng Ưởng thì phải giết y đi chớ để cho y ra khỏi biên giới.” Tuy vậy, sau khi Công Thúc Tọa mất, vua ngụy không dùng cũng không giết Thương Ưởng.
Lúc bấy giờ ở vùng phía Tây nước Ngụy, có nước Tần đang ngày một suy yếu do tình hình bình dân trị quốc có nhiều khuyết thiếu. Sau khi lên ngôi, Tần Hiếu công cho ra chiếu cầu hiền. Thương Ưởng nghe tin lập tức đi sang nước Tần xin vào yết kiến. Tuy nhiên, phải tới lần thứ 3 xin diện kiến, vua Tần mới chấp nhận ông. Về sau, Thương Ưởng cùng Vua Tần vô cùng hợp ý, Tần Hiếu công rất thích cùng Thương Ưởng luận bàn việc quân cơ.
Đó chính là khởi đầu cho những cống hiến to lớn sau này của Thương Ưởng trong công cuộc cải cách pháp luật, bình dân trị quốc của Nước Tần sau này.
2. Thương Ưởng và 2 lần ban hành pháp chế trị quốc
Sau khi được trọng dụng, Thương Ưởng đã có rất nhiều đóng góp cho nước Tần. Lúc bấy giờ Thương Ưởng nổi danh là nhà chính trị gia và pháp gia có tầm ảnh hưởng bậc nhất trong triều chính nước Tần. Trong đó, phải kể đến hai lần ban hành pháp chế được xem là cuộc cải cách quy mô lớn về chính trị, quân sự, kinh tế trong lịch sử Trung Hoa.
2.1 Ban hành pháp chế lần 1
Năm 356 TCN, Thương Ưởng bẩm tấu với vua Tần về ý định thay đổi hẳn pháp độ. Tuy vấp phải sự phản đối của một số triều thành đặc biệt là Cam Long và Đỗ Chí, nhưng Tần Vương vẫn tin tưởng phong cho ông là Tả thứ trưởng và cho thay đổi pháp chế.
Thương Ưởng lệnh chia dân thành từng nhóm, năm hộ (gọi là bảo), mười hộ (gọi là liên), phải kiểm soát nhau và bị ràng buộc vào nhau, đồng thời quy định thưởng-phạt rõ ràng. Một số điều luật trong đó là:
- Người không tố cáo kẻ gian thì bị chém ngang lưng; Người tố cáo kẻ gian sẽ được thưởng ngang với người chém đầu quân địch.
- Người che giấu quân gian bị phạt ngang với người đầu hàng quân địch.
- Gia đình có hai người con trai trở lên nếu không chia của ở riêng thì bắt đánh thuế gấp đôi.
- Người có quân công được thưởng theo thứ bậc.
- Người đánh nhau vì việc riêng đều bị xử phạt, tùy theo mức độ lớn hay nhỏ, nặng hay nhẹ mà trị.
- Người chú trọng vào nghề nghiệp gốc, cày cấy, dệt vải, cung cấp nhiều lúa thì không phải nộp sưu dịch.Trái lại người chỉ biết ngồi hưởng lợi, người lười mà nghèo thì đều bắt cùng với vợ con làm nô.
- Người tôn thất mà không có quân công, thì không được ghi vào sổ sách họ nhà vua định cấp bậc tước trật cao thấp rõ ràng; ghi tên các ruộng vườn, thần thiếp, áo quần theo số hiệu từng nhà.
- Ai có công thì hiển vinh, ai không có công thì dù giàu có cũng không được vinh hoa.
Sau khi biên soạn xong pháp chế, sợ dân không tin theo, Thương Ưởng liền nghĩ ra một kế, ông cho dựng một cột trụ dài 3 trượng ở cổng thành phía Nam, lệnh rằng: “Ai vác được cây gỗ này sang cửa bắc thì thưởng cho mười nén vàng”. Ban đầu, không ai dám vác, ông liền lập tức tăng tiền thưởng lên năm mươi lạng vàng, thì có người đứng ra. Thương Ưởng liền thưởng cho người nọ.
Từ đó người ta truyền khắp cả nước rằng Tả thứ trưởng - Thương Ưởng đã nói là làm thưởng phạt công minh, và càng thêm tin tưởng ông hơn. Lúc bấy giờ ông mới ban hành pháp chế.
2.2 Ban hành pháp chế lần 2
Sau Ban hành pháp chế lần 1, nước Tần đã có sự cải thiện rõ rệt ở một số mặt đặc biệt là Sản xuất Nông nghiệp và Quân Sự. Năm 350 TCN, Thương Ưởng tiếp tục ban hành pháp chế lần thứ hai với những quy định quy định về đất đai và hành chính:
- Bỏ phép tỉnh điều, tức là chia mỗi mảnh đất làm chín phần, hình chữ tỉnh #, 8 gia đình xung quanh phải chung sức làm phần đất ở giữa cho nhà nước, phá bỏ các đường ngăn giữa các thửa ruộng để mở rộng diện tích trồng trọt, đồng thời khai khẩn thêm gò đống, rừng cây, đầm ao. Ai khai khẩn được thì thuộc quyền sở hữu của mình. Ruộng đất có thể mua bán.
- Xây dựng cấp huyện. Gộp thị trấn với làng xóm thành huyện, do nhà nước cử quan lại đến cai trị. Như vậy, quyền lực của trung ương càng tập trung.
- Dời đô về Hàm Dương. Để tiện phát triển về phía Đông, nên dời quốc đô từ Ung Thành (nay thuộc huyện Phượng Tường, tỉnh Thiểm Tây) về Hàm Dương ở phía bắc sông VỊ (nay ở Đông bắc thành phố Hàm Dương, Thiểm Tây).
- Thống nhất hộc, thùng, quả cân, thước, tấc, từ đó việc đánh thuế được tăng.
Có thể nói, các pháp chế mà Thương Ưởng ban hành đã giúp cho nước Tần ngày một hưng thịnh, thái bình nhưng bên trong đó chứa đựng nhiều sóng ngầm. Bởi nội dung “biến pháp” của ông là một hệ thống chặt chẽ về định đô, chia huyện quản lý, mở đất, định thuế, trọng giàu,... đặc biệt là chính sách cấm gian.
Tại thời điểm ấy, người dân không dám ăn cắp, không dám nói chuyện… bởi tất cả đều có hình phạt cụ thể. Nền kinh tế có phát triển nhưng lại trên cơ sở bức hại, ép buộc. Người dân chỉ sợ nên chấp hành chứ không tự nguyện.
Hành động gây tranh cãi nhất của Thương Ưởng có lẽ chính việc đem quân đi đánh nước Ngụy. Sử sách ghi chép, năm 352 TCN vua Tần phong Thương Ưởng chức Đại Lương tạo (tương đương chức tướng quốc) đồng thời cử ông chiếm đóng kinh đô cũ của nước Ngụy. Năm sau, ông lại đem quân đánh nước Ngụy, giành được Cố Dương.
Năm 344 TCN, Ngụy Huệ Vương muốn dẫn quân đánh nước Tần. Lúc này, Thương Ưởng đã đến gặp vua Ngụy đưa ra một số đề nghị để nước Ngụy chuyển hướng tấn công sang Tề, Sở thay vì ý định tấn công nước Tần như ban đầu.
Đến năm 349 TCN, Thương Ưởng xin đánh Ngụy để khống chế chư hầu. Được vua đồng ý, ông đem quân đánh Tây Hà của nước Ngụy. Khi ấy, Ngụy Huệ vương đã sai công tử Ngang đưa quân đón đánh. Thương Ưởng đã lợi dụng tình bằng hữu với Thái Tử Ngang lừa bạn, bắt bạn vào xe tù rồi đánh lén để giành chiến thắng. Ngụy Huệ Vương phải cắt đất Tây Hà dâng cho nước Tần để giảng hòa.
Sau khi đánh thắng quân Ngụy, Thương Ưởng được vua Tần phong cho mười lăm ấp ở đất Thương, hiệu là Thương Quân. Sau 10 năm làm tướng nước Tần, cùng với những hình pháp khắc nghiệt được ban hành, ông bị nhiều người oán trách, căm giận.
Năm 337 TCN, Tần Hiếu Công qua đời, Thế tử Tứ lên ngôi, nhớ oán xưa, quan lại bất bình; nhân dân âm ỉ… Thương Ưởng bị vu khống là tạo phản. Ông phải bỏ trốn đến Hàm Quang muốn vào ở trọ, nhưng chủ trọ lại nói theo phép của Thương Quân phải có giấy chứng nhận mới cho vào ở. Lúc này ông mới thấy sự bất cập trong pháp lệnh của mình.
Sau đó, ông bỏ sang nước Ngụy nhưng lại bị đuổi về nước Tần. Về nước, ông tập hợp binh ở đất Thương tiến về hướng Bắc đánh đất Trịnh, nhưng lại bị vua Tần đem quân vây đánh, bắt lấy ông và giết chết ở Dẫn Trì thuộc đất Trịnh.
Trong suốt thời gian tại vị thừa tướng nước Tần, Thương Ưởng đã có những cống hiến trong việc lập pháp và hành pháp cai trị đất nước. Ông có tài năng, những cải cách của ông giúp nước Tần trở nên hùng mạnh, mở đường cho việc thống nhất Trung Quốc của Tần Thủy Hoàng sau này. Thế nhưng, hình pháp của ông quá khắc nghiệt, ít dùng ân đức, không được lòng dân nên dẫn đến việc phải chết thảm.
Xem thêm:
Những danh ngôn, câu nói nổi tiếng của Quản Trọng về tư tưởng trị quốc
Những câu nói hay của Tào Tháo
Những câu nói hay của Khổng Minh Gia Cát Lượng
3. Những câu nói hay của Thương Ưởng
Thương Ưởng có thể xem là một hiền tài, tuy không sớm được trọng dụng nhưng ông vẫn tận trung với dân với nước Tần. Trong suốt thời gian làm quan ông không chỉ gây ấn tượng bởi những chính sách trị quốc mà còn để lại nhiều câu nói có giá trị chiêm nghiệm.
1. “秦孝公意图在当今争霸天下,所以对耗时太长才能取得成效的帝道、王道学说不感兴趣。”
Tạm dịch: “Vua Tần nghĩ đế đạo và vương đạo là chuyện viển vông nên đành phải đem thuật làm cho nước mạnh, thì nhà vua mới thích.”
2. “行动犹豫不决,就不会搞出名堂,办事犹豫不决就不会成功。”
Tạm dịch: “Nếu ngài do dự khi hành động, ngài sẽ không tạo dựng được tên tuổi cho chính mình, và nếu ngài chần chừ trong việc làm, ngài sẽ không thể thành công.”
3. ““甘龙所说的,是世俗的说法。一般人安于旧有的习俗,而读书人拘泥于书本上的见闻。这两种人奉公守法还可以,但不能和他们谈论成法以外的改革。”
Tạm dịch: “"Những gì Cam Long nói là một cách nói thế tục. Người bình thường bằng lòng với phong tục cũ, trong khi học giả thì mắc kẹt với những gì mình thấy trong sách vở. Hai loại người này không sao tuân theo luật pháp, nhưng ngài có thể 'không nói chuyện với họ về những cải cách khác với luật pháp.”
4. “治理国家没有一成不变的办法,有利于国家发展就能不仿效过去的法度。商汤、周武王不沿袭过去的法度能够得天下,夏朝、商朝因遵循旧制而灭亡。反对旧法的人不能非议,而沿袭旧礼的人不值得赞扬。”
Tạm dịch: “Không có một cách thức phù hợp nào để điều hành một quốc gia. Điều đó có lợi cho sự phát triển của đất nước mà không cần tuân theo luật lệ của quá khứ. Vua Đường và Vua Ngô của nhà Chu có thể giành được thiên hạ mà không cần tuân theo luật lệ của Quá khứ. Các triều đại nhà Hạ và nhà Thương bị diệt vong bởi vì họ tuân theo hệ thống cũ. Những người chống lại luật cũ không thể chỉ trích, và những người tuân theo các nghi lễ cũ không đáng được ca ngợi.”
Thương Ưởng là một nhân vật có sức ảnh hưởng to lớn trong lịch sử Trung Hoa. Với những quan điểm rõ ràng và cương quyết ông đã có những bước cải cách mang tính lịch sử cho nước Tần. Tìm hiểu về ông là tìm hiểu về sự sâu rộng của binh pháp trị quốc ở một khía cạnh khác.