Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Giải thích ý nghĩa tục ngữ ‘Trăm nghe không bằng một thấy’ nói đến đạo lý nào?

(VOH) - Từ điển thành ngữ tục ngữ ta có câu 'Trăm nghe không bằng một thấy' với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Tuy vậy, không hẳn ai cũng hiểu nghĩa câu tục ngữ đó một cách trọn vẹn nhất.

Từ ngàn đời xưa, ông bà ta đã luôn dạy bảo con cháu, mọi điều trong cuộc sống cần được nhìn tận mắt, tìm hiểu rõ trước khi nói. Lời răn dạy ấy được thể hiện rất rõ nét qua câu tục ngữ “Trăm nghe không bằng một thấy”.

1. Giải thích ý nghĩa câu “Trăm nghe không bằng một thấy” 

tram-nghe-khong-bang-mot-thay-voh-1
"Trăm nghe không bằng một thấy" nghĩa là gì?

“Trăm nghe” là từ dùng để ám chỉ những câu chuyện được đồn thổi từ tai người này đến tai người khác. Trong quá trình đó, sự thật của mỗi câu chuyện đều được “thêm mắm dặm muối” thành nhiều dị bản khác nhau. Bởi vậy, đôi khi tin tức bạn nghe được hoàn toàn trái ngược với sự thật diễn ra. 

Nhiều người thường dễ tin tưởng vào những gì họ nghe được hoặc nghe kể đồn thổi, cho dù họ không chứng kiến sự việc hay biết về nhân vật được nói đến, nhưng vẫn kể những câu chuyện sai sự thật đó cho những người khác. Dẫn đến hiểu nhầm không mong muốn, đôi khi còn gánh thiệt vào chính bản thân. 

Vế thứ hai là từ “một thấy” ám chỉ con người ta nên chứng kiến sự việc diễn ra hoặc đã tìm hiểu xác minh thật kỹ càng trước khi tin hoặc trước khi nói. Việc tận mắt theo dõi, tìm hiểu sẽ có giá trị hơn rất nhiều so với việc nghe đồn từ người khác. 

Xem thêm: ‘Cha mẹ sinh con trời sinh tính’ đúng hay sai?

2. Bài học đằng sau câu tục ngữ “Trăm nghe không bằng một thấy”

Trong cuộc sống, đã có rất nhiều vụ việc đau lòng xảy ra do có người lựa chọn tin vào những lời đồn thổi, những câu chuyện bịa đặt mà không có sự kiểm chứng. Để rồi xảy ra xung đột, cãi vã và dẫn đến những hệ quả đau lòng hơn. 

Chúng ta đều hiểu rõ giao tiếp chính là chìa khóa kết nối những mối quan hệ. Các mối quan hệ được xây dựng trên sự tin tưởng và sự thật sẽ luôn bền vững. Nếu bạn bỏ qua những điều đó mà lựa chọn tin và lời bịa đặt hay những câu chuyện chưa rõ đúng sai thì rất khó để bạn giao tiếp, tạo dựng mối quan hệ với mọi người. 

tram-nghe-khong-bang-mot-thay-voh-2
Bài học cuộc sống qua "trăm nghe không bằng một thấy"

Vì thế, ở đời nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi con người ta tiếp xúc với quá nhiều nguồn thông tin không chính thống thì bạn nên học cách chỉ tin vào những gì mình thấy, mình tận mắt chứng kiến và tìm hiểu kỹ càng để sau này không hối hận.

Như vậy, qua tục ngữ “trăm nghe không bằng một thấy” ông cha ta cũng muốn nhắc nhở mỗi con người cần sống chậm, lắng nghe quan sát nhiều hơn trước mọi sự vật, mọi câu chuyện trong cuộc sống. 

Thay vì nói hay kể những câu chuyện vô nghĩa, bạn quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của người thân, bạn bè nhiều hơn. Từ đó bạn có thể nhận ra nhiều điều nhỏ bé ý nghĩa có thể làm thay đổi cuộc sống bạn trở nên tốt đẹp.

Tôn trọng sự thật, chỉ tin vào những gì mình biết, mình hiểu sẽ giúp giúp con người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn, bảo vệ giá trị đúng đắn nhất, giúp cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản hơn.

Xem thêm: ‘Liệu cơm gắp mắm’ – khám phá bài học chi tiêu quan trọng trong cuộc sống

3. Ý nghĩa “Trăm nghe không bằng một thấy” trong cuộc sống hiện đại ngày nay

Trong thời đại 4.0 hiện nay, có rất nhiều luồng thông tin khác nhau trên mạng xã hội. Tất cả những câu chuyện, tin tức hay hình ảnh đều không mang tính xác thực 100%. Bởi vậy đừng dễ dàng tin tưởng mọi điều bạn thấy mà phải đến tận nơi nhìn tận mắt, tự tìm hiểu kỹ càng. 

Không thiếu những vụ lừa đảo với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng vì trót tin vào những bài đăng rao bán đất, bán nhà, hay góp vốn để hưởng lợi nhuận. Lợi dụng sự mềm yếu trong niềm tin và sử dụng thủ đoạn công phu, không ít người đã mất trắng cả gia tài vào những lời đồn về cách làm giàu nhanh chóng. 

Càng qua những câu chuyện có thật như vậy, càng thể hiện ý nghĩa sâu sắc của tục ngữ “trăm nghe không bằng một thấy”. Mỗi chúng ta cần đề cao ý thức bằng cách chỉ tin những gì mình tận mắt chứng kiến, hoặc tìm hiểu kỹ càng sự thật để tránh bản thân rơi vào cái bẫy nguy hiểm. 

Xem thêm: ‘Ăn trông nồi ngồi trông hướng’, câu tục ngữ hay dạy chúng ta về cách ứng xử phù hợp

4. Những câu nói danh ngôn, tục ngữ về triết lý “Trăm nghe không bằng một thấy”

tram-nghe-khong-bang-mot-thay-voh-3

Mỗi người cần quan sát, lắng nghe, tin tưởng và tìm hiểu kỹ tất cả các sự việc trước khi tin vào chúng là ý nghĩa câu tục ngữ “trăm nghe không bằng một thấy” muốn nhắc nhở chúng ta. Dưới đây là một số những câu thành ngữ danh ngôn có cùng ý nghĩa với “trăm nghe không bằng một thấy” để bạn có thể tham khảo thêm. 

  1. Nói có sách, mách có chứng
  2. Lời hay lẽ phải
  3. Nói phải củ cải cũng nghe
  4. Thật vàng không sợ lửa. 
  5. Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ
    Thò tay vào lờ mắc kẹt cái hom.
  6. Đừng bảo rằng trời không tai
    Nói đơm nói đặt cây tài mà chi.
  7. Một lần bất tín, vạn lần bất tin.
  8. Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng
  9. "Một chút suy xét, một chút Nghĩ cho Người khác, tạo nên tất cả khác biệt" - A. A. Milne
  10. “Trung thực mà không hiểu biết thì yếu ớt và vô dụng, còn hiểu biết mà không trung thực thì thật là nguy hiểm và đáng sợ. Còn những người trung thực và hiểu biết sẽ là những người viết nên lịch sử của chính mình” – Samuel Johnson
  11. "Bạn sẽ hối tiếc rất nhiều điều trong đời, nhưng bạn sẽ không bao giờ hối tiếc vì đã quá tốt hay quá công bằng" - Brian Tracy
  12. "Bạn nhắm mắt lại. Đó là điều khác biệt. Đôi lúc bạn không thể tin điều mắt thấy, bạn phải tin điều mình cảm nhận. Và nếu bạn muốn người khác tin tưởng mình, bạn phải cảm thấy mình cũng có thể tin tưởng họ, thậm chí ngay cả khi bạn ở trong bóng tối. Ngay cả khi bạn đang rơi" - Khuyết danh
  13. "Kẻ thù xưa và bạn bè mới, nếu khôn ngoan chớ vội vàng tin" - Ngạn ngữ Anh
  14. "Không hứa bậy, nên mình không phụ ai; không tin bậy, nên không ai phụ mình" - Ngô Hoài Dã
  15. "Niềm tin và sự nghi ngờ cùng đồng hành, chúng bù đắp lẫn nhau. Người không bao giờ nghi ngờ sẽ không bao giờ thực sự tin tưởng" - Hermann Hesse

Cuộc sống vốn tồn tại nhiều những khó khăn, thách thức, do đó mỗi người trong chúng ta nên thấm nhuần câu “trăm nghe không bằng một thấy”. Chỉ tin tưởng những thứ mình hiểu và chọn lọc thông tin kỹ càng sẽ giúp hạn chế những xung đột không đáng có xảy ra. 

Sưu tầm 
Nguồn ảnh: Internet

Bình luận