Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

50 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về sự giả tạo, lời nói dối

VOH - Những câu tục ngữ nói về sự giả tạo hay từ những tiền nhân đi trước sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về lòng người trong cuộc sống. Vậy đó là những câu tục ngữ nào?

Dưới sự bao bọc của gia đình mà chúng ta thường lầm tưởng rằng cuộc sống này luôn màu hồng. Nhưng thực tế không phải như vậy, xung quanh chúng ta vẫn còn rất nhiều sự lừa dối, nó thậm chí là đến từ những người thân quen của chúng ta. Những câu ca dao tục ngữ nói về sự giả tạo dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm phần nào về việc này. 

Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về sự giả tạo

Người Việt chúng ta có rất nhiều câu tục ngữ, thành ngữ nói về sự giả tạo hay, nó không chỉ giúp chúng ta nhìn rõ được bản chất con người mà còn được xem là bài học quý giá để mọi người học hỏi. Dưới đây là những câu ca dao tục ngữ hay về sự giả tạo mà bạn có thể tham khảo.

Câu ca dao, tục ngữ nói về sự giả tạo hay và ý nghĩa nhất 1
Ảnh Internet
  1. Ai ngờ lòng chim dạ cá
    → Ý nghĩa: Đây là một câu tục ngữ nói về những người giả dối, họ giả dối về lòng chung thủy, về tính trung thực của bản thân mình. Những người có sự giả dối trong đời sống sẽ không được người khác tôn trọng và không được mọi người chăm sóc, yêu thương.
  2. Ăn gian nó giàn ra đấy
    → Ý nghĩa: Khi đang làm việc gian dối thì sẽ thể hiện ra nét mặt, không giấu được những người xung quanh.
  3. Miệng nam mô, bụng bồ dao găm
    → Ý nghĩa: ý để chỉ những kẻ giả dối, miệng thì nói lời từ bi, nhân nghĩa, đạo đức nhưng trong lòng thì nham hiểm, độc địa.
  4. Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay
    → Ý nghĩa : (“Nêu” là tên gọi một loại cây thường được trồng vào tết âm lịch) Câu tục ngữ nhằm phê phán những người có chức trọng quyền cao nhưng không ngay thẳng.
  5. Khẩu Phật tâm xà
    → Ý nghĩa: Những người có lối sống giả tạo, bề ngoài thể hiện mình là người hiền lành tử tế nhưng bên trong thì lòng dạ nham hiểm, độc ác.
  6. Cá vàng bụng bọ
    → Ý nghĩa: Bề ngoài đẹp đẽ, hào nhoáng nhưng bên trong thì lại chứa đựng đầy sự xấu xa, đốn mạt.
  7. Vấy máu ăn phần
    → Ý nghĩa: Câu nói ám chỉ những người không làm gì cả, chỉ đứng ngoài cuộc, thế nhưng khi công việc người khác làm xong xuôi cả lại tỏ ra mình cũng có công.
  8. Ăn bằng nói chắc
    → Ý nghĩa: Trái ngược với sự giả tạo thì những người sống chất phác ngay thật luôn được mọi người trong đời sống tôn trọng và yêu thương. Chúng ta nên sống trung thực, không nên giả tạo trong đời sống này.
  9. Ăn cho ngay, ở cho lành
    ​​​​​​​→ Ý nghĩa: Câu tục ngữ trên khuyên tất cả chúng ta nên ăn ở đường hoàng, ngay thật không nên lọc lừa, lừa dối mọi người xung quanh. Chúng ta nên có những cách sống đúng đắn trong xã hội này.
  10. Ăn cho thật, nói cho thà
    ​​​​​​​→ Ý nghĩa: Ăn nói thật thà dễ thương và đáng yêu sẽ luôn được mọi người tôn trọng và yêu thương, không ai đi yêu thương những người nói dối, lừa lọc.
  11. Ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối
    ​​​​​​​→ Ý nghĩa: Người bình thường mà ăn ở ngay thẳng tốt hơn nhiều người tu hành mà sống giả dối. Phê phán những kẻ đạo đức giả. Thà ăn thịt ăn cá nhưng lòng ngay thẳng còn hơn ăn chay nhưng thực tâm sống không tốt, dối gian.
  12. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
    ​​​​​​​→ Ý nghĩa: Để thử nhân cách của một người hãy thử họ ở độ trung thực.

Những câu tục ngữ, thành ngữ về lời nói dối

Sự dối trá, giả tạo trong cuộc sống có thể bắt gặp ở bất cứ đâu, đặc biệt trong các cuộc buôn bán liên quan đến lợi nhuận của cá nhân hoặc sự ganh ghét trong công việc hàng ngày. Dưới đây là những câu tục ngữ nói về sự giả tạo, ăn gian nói dối hay và ý nghĩa.

Câu ca dao, tục ngữ nói về sự giả tạo hay và ý nghĩa nhất 2
Ảnh Internet
  1. Buôn gian bán lận
    ​​​​​​​→ Ý nghĩa: Mua bán gian trá, lừa lọc.
  2. Bụng gian miệng thẳng
    ​​​​​​​→ Ý nghĩa: Phê phán những kẻ giả dối, ngoài miệng thì ra vẻ thật thà nhưng trong bụng thì đầy gian trá.
  3. Bứng cây sống trồng cây chết
    ​​​​​​​→ Ý nghĩa: Phê phán những kẻ chuyên bịa chuyện để hại người.
  4. Cơm cá giả mặt bụt
    ​​​​​​​→ Ý nghĩa: Làm điều dối trá trước mặt người tinh tường thì không được.
  5. Đi dối cha, về nhà dối chú
    ​​​​​​​→ Ý nghĩa: Không thật thà, trung thực với người trên.
  6. Đường đi hay tối, nói dối hay cùng
    ​​​​​​​→ Ý nghĩa: nói dối quanh thì dễ bị lộ tẩy.
  7. Mật ngọt chết ruồi
    ​​​​​​​→ Ý nghĩa: Lời lẽ, giọng điệu thì ngọt ngào, quyến rũ nhưng lại rất giả dối, nguy hiểm. Khuyên chúng ta không nên tin vào những lời lẽ ngọt ngào đầy giả dối.
  8. Nói dối như Cuội​​​​​​​
    → Ý nghĩa: Nói dối thường xuyên.
  9. Buôn đằng sóng, nói đằng gió
    ​​​​​​​→ Ý nghĩa: Chỉ người không trung thực, thích nói lời gian dối. Làm một đằng lại nói một nẻo.

Xem thêm:
58 câu ca dao tục ngữ thành ngữ về tôn trọng sự thật
100 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về luật nhân quả cảnh tỉnh con người
110 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về con người xã hội được sử dụng hằng ngày

Những câu ca dao về sự giả tạo trong cuộc sống

Người ta vẫn thường nói “lòng người khó đoán”, gian dối và giả tạo là điều thường gặp nhất trong cuộc sống. Để nhằm giúp người đời sau hiểu rõ hơn kiểu người này, cha ông ta đã rút ra rất nhiều những câu ca dao nói về sự giả tạo và gian dối.

Câu ca dao, tục ngữ nói về sự giả tạo hay và ý nghĩa nhất 3
Ảnh Internet
  1. Áo người mặc đoạn cởi ra
    Chồng người mượn ấp ba canh lại hoàn
    ​​​​​​​→ Ý nghĩa: Câu ca dao trên nói đến những người có quan hệ bất chính, quan hệ bậy bạ trong những mối quan hệ yêu đương. Những người giả dối về việc này sẽ có những hiệu quả không tốt đẹp trong đời sống.
  2. Sáng trăng quân tử dạo chơi
    Dạo đi dạo lại có nơi mất quần
    ​​​​​​​→ Ý nghĩa: Quân tử là hình mẫu con người lý tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng. Nhưng “có nơi mất quần” ý chỉ người ở ngoài là mặt quân tử nhưng thực ra lại đi ăn cắp. Phê phán những kẻ tỏ ra đạo mạo nhưng thực chất lại sống không tốt.
  3. Khen ai khéo tạc bình phong
    Ngoài long lân phượng, trong lòng xấu xa
    ​​​​​​​→ Ý nghĩa: Ngụ ý chê trách những thói đời sống giả nhân, giả nghĩa hình thức bên ngoài, không sống chân thật, chân tình.
  4. Trông xa thì ngỡ là tiên
    Lại gần mới biết, Thuyền Quyên lộn chồng
    ​​​​​​​→ Ý nghĩa: Câu ca dao muốn nhắc nhở khi muốn biết về một người là tốt hay xấu thì phải sống cùng mới rõ tận tường.
  5. Em thương anh, bỏ nón dìa dầu
    Dìa cha mẹ hỏi, qua cầu gió bay
    ​​​​​​​→ Ý nghĩa: Trong tình yêu, con người thường có những tâm lý không chín chắn, những hành vi thiếu tâm lý nên có những sự lừa dối cha mẹ. Dù sự lừa dối này không hại đến ai nhưng tất cả chúng ta cần có những sự trung thực trong lời nói.

​​​​​​​Ngoài những câu ca dao, tục ngữ nói về sự giả tạo hay được kể trên thì người Việt chúng ta vẫn còn rất nhiều tục ngữ khác về người đạo đức giả, cụ thể như:

  1. Ăn mặn nói ngay
  2. Ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối
  3. Bà vãi miệng nam mô hớt
  4. Bán mướp đắng giả làm bầu, bán mạt cưa giả làm cám
  5. Bánh đúc bày sàng
  6. Bịa láo ông táo bẻ răng
  7. Bụng như câu liêm
  8. Buôn thừa bán thiếu
  9. Cửa ngang chẳng góp, lời tà chẳng thưa
  10. Của báu động lòng gian
  11. Con dao hai lưỡi, đòn xóc hai đầu
  12. Người ngay mắc cạn, kẻ gian vui cười.
  13. Cây vạy hay ghét mực tầu ngay.
  14. Đấu hàng xáo, gáo hàng dầu.
  15. Sông sâu còn có kẻ dò
    Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng.
  16. Đừng bảo rằng trời không tai
    Nói đơm nói đặt cậy tài mà chi.
  17. Mình nói dối ta mình chửa có chồng
    Ta đi qua ngõ mình bồng con ra
    Con mình khéo giống con ta
    Con mình bảy rưỡi, con ta ba phần
  18. Bóng tròn em nói chưa trưa
    Em có chồng rồi, dối bạn em chưa có chồng
  19. Đường đi hay tối,
    Nói dối hay cùng
  20. Tưởng rằng cây dứa không gai
    Ai ngờ gai dứa lại dài hơn chông
    Em nói dối anh, em chửa có chồng
    Con ai em bế em bồng trên tay ?
    Rồng nằm bể cạn phơi râu
    Mấy lời anh nói giấu đầu hở đuôi
  21. Bắc thang lên đến cung mây
    Hỏi sao Cuội phải ấp cây cả đời ?
    Cuội nghe thấy nói, Cuội cười:
    Bởi hay nói cuội, phải ngồi gốc cây
    Mình nói dối ta mình chửa có chồng
    Ðể ta mang cốm mang hồng sang sêu
    Ta sang mình có chồng rồi
    Ðể cốm ta mốc, để hồng long tai
    Ngỡ là long một long hai
    Ai ngờ long cả trăm hai quả hồng.
  22. Ai mà nói dối với ai
    Thì trời giáng hạ cây khoai giữa đồng
    Ai mà nói dối với chồng
    Thì trời giáng hạ cây hồng bờ ao

Bài viết trên đây đã tổng hợp và mang đến cho bạn đọc những câu tục ngữ nói về sự giả tạo hay nhất. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về “lòng người” cũng như hiểu được một mặt tối khác của cuộc sống.

Đừng quên cập nhật liên tục những bài viết mới nhất, hấp dẫn nhất tại VOH Sống đẹp.

Bình luận