1. Vì sao nên thực hiện xét nghiệm tầm soát tiểu đường?
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh hiểm nghèo như đột quỵ, tai biến mạch máu não, mù mắt, đoạn chi.... Tuy nhiên, căn bệnh này lại khó bị phát hiện nếu người bệnh lơ là, chủ quan với các dấu hiệu, triệu chứng, đặc biệt là vấn đề tầm soát bệnh.
Theo bác sĩ Lương Lễ Hoàng, bệnh tiểu đường sẽ không phải là bệnh lý nguy hiểm nếu như không có biến chứng. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ biến chứng bệnh tiểu đường lại rất đa dạng và không có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Bên cạnh đó, các triệu chứng của căn bệnh này lại vô cùng mơ hồ.
Nếu như trước đây bệnh tiểu đường được nhận biết thông qua 3 dấu hiệu điển hình là: ăn nhiều, uống nhiều và tiểu nhiều, thì hiện nay các triệu chứng được cho là đáng báo động của căn bệnh này lại chính là: thường bị đau khớp vào buổi sáng, thay đổi tính tình đột ngột,...
Do đó, bệnh tiểu đường sẽ không thể nhận biết nếu chỉ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng mà phải dựa trên các tiêu chí khách quan, khoa học, tức là thực hiện xét nghiệm. Xét nghiệm tiểu đường chính là biện pháp giúp tầm soát và phòng ngừa sớm nhất đối với bệnh tiểu đường.
2. Những loại xét nghiệm tiểu đường thường áp dụng
2.1 Xét nghiệm nước tiểu
Thử nước tiểu là xét nghiệm cần được thực hiện đối với bệnh tiểu đường (Nguồn: Internet)
Thử nước tiểu là xét nghiệm bắt buộc trong việc tầm soát bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, thử nước tiểu không phải để phát hiện bệnh tiểu đường mà là giúp xác định trong nước tiểu người bệnh có đạm, hồng cầu, bạch cầu hay những thể xeton hay không, nhằm giúp bác sĩ có thể theo dõi và điều chỉnh lại các phương pháp điều trị và chế độ ăn uống hợp lý cho người bệnh.
Lưu ý: Việc chẩn đoán bệnh tiểu đường thông qua việc “xem nước tiểu có bị kiến bu hay không” là một quan niệm sai lầm, bởi không phải ai bị bệnh tiểu đường cũng sẽ gặp phải tình trạng kiến bu nước tiểu. Ngoài ra, kiến không chỉ bu ở những chất có đường mà còn có thể bu nếu nước tiểu có chất xeton khi nhiễm trùng bàng quang hoặc trong nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu... vì thế nếu chỉ chẩn đoán bệnh dựa vào việc “kiến bu vào nước tiểu” sẽ là một sai sót nghiêm trọng.
2.2 Xét nghiệm đường huyết lúc bụng đói
Xét nghiệm đường huyết lúc bụng đói là một trong những xét nghiệm tiểu đường được thực hiện khá thường xuyên.
Đối với một người bình thường, sau một đêm ngủ lượng đường huyết trong cơ thể sẽ trở về mức bình thường. Nhưng với người bệnh tiểu đường, sau khi thức dậy lượng đường huyết vẫn cao hơn định mức bình thường. Vì thế, có thể sử dụng xét nghiệm đường huyết lúc bụng đói để ghi nhận mức đường huyết của một người. Tuy nhiên, đây là xét nghiệm có nhiều yếu tố rủi ro, bởi kết quả có thể không chính xác nếu như trước đêm làm xét nghiệm người bệnh có:
- Ăn quá nhiều đồ ngọt.
- Uống thuốc cảm, thuốc kháng viêm...
- Mất ngủ.
Chính vì thế, hiện nay phần lớn các bác sĩ ít đặt giá trị về phương pháp đo lường đường huyết trong lúc bụng đói, mà chỉ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện phương pháp này như một cách theo dõi đường huyết tại nhà. Sau khi ghi lại các kết quả đo được trong một khoảng thời gian nhất định người bệnh sẽ đến gặp bác sĩ để được xem xét và đưa ra những giải pháp điều trị cụ thể.
2.3 Xét nghiệm đường huyết 2 giờ sau khi ăn
So với phương pháp đo đường huyết lúc bụng đói thì phương pháp đo đường huyết 2 giờ sau khi ăn có tính chính xác cao hơn. Theo bác sĩ Lương Lễ Hoàng, một người bình thường dù có ăn ngọt nhiều bao nhiêu thì trong vòng 30 phút đường huyết cũng sẽ trở lại bình thường vì đã được tụy tạng điều chỉnh lại. Tuy nhiên, với người bệnh tiểu đường sau khi ăn 2 giờ đường huyết sẽ vẫn còn cao hoặc xuống rất chậm, càng xuống chậm thì chứng tỏ bệnh tiểu đường càng nặng.
Xét nghiệm đường huyết sau 2 giờ có tính chính chính xác cao (Nguồn: Internet)
Do đó bác sĩ có thể chọn 2 phương pháp hoặc là cho bệnh nhân uống ngay 1 đường cao rồi đo đường huyết sau 1 giờ đồng hoặc có thể đo đường huyết 2 giờ sau khi ăn. Phương pháp này, ngoài tính chính xác cao còn giúp người bệnh có thể thoải mái hơn trong việc ăn uống vì không cần phải nhịn ăn uống trước khi làm xét nghiệm.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn cho thấy các biến chứng bệnh tiểu đường thường bắt nguồn từ tình trạng dao động đường huyết, đặc biệt là lượng đường huyết 2 - 3 giờ sau khi ăn. Do đó, nếu có thể làm ổn định đường huyết sau khi ăn khoảng 2 giờ sẽ là một yếu tố thuận lợi để giúp ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.
Mặc dù vậy, bác sĩ Hoàng cho rằng kết quả xét nghiệm đường huyết sau 2 giờ vẫn chưa hoàn toàn chính xác, bởi vì nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: lượng tinh bột, chất đường có trong bữa ăn hoặc nếu người bệnh ăn nhiều món ăn cũng có thể khiến cho lượng đường trong máu xuống chậm hơn.
2.4 Xét nghiệm HbA1c
Để tầm soát bệnh tiểu đường người bệnh có thể thực hiện xét nghiệm HbA1c, đây là một loại xét nghiệm giúp đo lường chất đường gắn vào trong hồng cầu. HbA1c là một hemoglobin đặc biệt giúp kết hợp giữa hemoglobin và đường glucose, HbA1c tồn tại trong hồng cầu khoảng 90 – 100 ngày. Khi thực hiện xét nghiệm này bác sĩ sẽ có thể suy ngược trở lại trong 90 – 100 ngày vừa qua lượng đường trong máu của người bệnh có cao hơn bình thường hay không. Đồng thời, xét nghiệm HbA1c còn giúp bác sĩ biết được việc điều trị có hiệu quả không.
HBA1C cũng là xét nghiệm quan trọng khi trong việc thăm khám và điều trị bệnh tiểu đường. Thông thường những người đã bị tiểu đường nhưng không biết hoặc đã được điều trị nhưng không mang lại hiệu quả hay thì bác sĩ có thể dựa vào kết quả xét nghiệm HbA1c để chẩn đoán bệnh lý thuộc về nhóm bệnh nặng hay bệnh nhẹ, từ đó sẽ giúp đưa ra những hướng điều trị phù hợp hơn.
Bạn có thể nghe lại phần tư vấn của bác sĩ từ audio dưới đây: