1. Nghiến răng khi ngủ là bệnh gì?
Nghiến răng khi ngủ không phải là hiện tượng hiếm gặp, nếu nghiến răng khi ngủ thường xuyên thì bạn đang mắc một chứng bệnh gọi là chứng nghiến răng khi ngủ (sleep bruxism).
Chứng bệnh này không được điều trị và kéo dài sẽ gây ra những khó chịu cho người ngủ cùng, đồng thời người nghiến răng có thể bị tổn thương và gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng ở răng hàm.
Chứng nghiến răng (bruxism) là tình trạng 2 hàm răng bị ghì và siết, nghiến chặt tạo áp lực lên răng và có thể phát ra âm thanh ken két. Nếu bạn bị chứng nghiến răng, bạn có thể nghiến răng một cách vô thức bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi ngủ.
Nghiến răng khi ngủ là chứng rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ (Nguồn: Internet)
2. Nguyên nhân nghiến răng khi ngủ
Chứng nghiến răng khi ngủ có thể do sự kết hợp của các yếu tố vật lý, tâm lý và di truyền. Cụ thể là:
- Do những cảm xúc như lo lắng, stress, tức giận, thất vọng, căng thẳng tâm thần.
- Thói quen nghiến răng khi quá tập trung.
- Nhai kích động khi ngủ.
- Những rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng nghiến răng:
2.1 Stress
Tình trạng lo lắng, căng thẳng, tức giận hoặc thất vọng có thể dẫn đến nghiến răng khi đi ngủ.
2.2 Tuổi tác
Chứng nghiến răng khi ngủ thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng thường biến mất khi trưởng thành, đôi khi nghiến răng khi ngủ cũng xảy ra ở người lớn.
2.3 Tính cách
Những người có tính cách mạnh mẽ, cạnh tranh hoặc dễ kích động thường có nguy cơ bị nghiến răng khi ngủ.
2.4 Thuốc và các chất kích thích
Một số loại thuốc điều trị tâm thần như thuốc chống trầm cảm có thể gây tác dụng phụ dẫn đến nghiến răng khi ngủ. Thuốc lá, các loại đồ uống chứa caffein, rượu và các chất kích kích khác có thể làm tăng nguy cơ bị nghiến răng khi ngủ.
2.5 Di truyền
Những người có thành viên trong gia đình bị chứng nghiến răng khi ngủ có nguy cơ mắc chứng bệnh này cao.
2.6 Các hội chứng rối loạn khác
Nghiến răng liên quan đến một số hội chứng rối loạn tâm thần như bệnh Parkinson, chứng mất trí, trào ngược dạ dày thực quản, động kinh, rối loạn giấc ngủ,…
3. Nghiến răng khi ngủ có nguy hiểm không?
Trong hầu hết các trường hợp, chứng nghiến răng khi ngủ không gây ra biến chứng nghiêm trọng. Nhưng nếu tình trạng nghiến răng khi ngủ trở nặng và diễn ra thường xuyên có thể dẫn đến các ảnh hưởng sau đây:
- Tổn thương răng hoặc hàm.
- Căng đầu, đau, nhức đầu.
- Đau mặt hoặc hàm nặng.
- Biến dạng khuôn mặt.
- Chứng nghiến răng khi ngủ mãn tính có thể dẫn đến gãy răng, mòn răng, rụng răng.
- Chứng nghiến răng ngủ có thể làm bệnh viêm khớp thái dương hàm trở nên trầm trọng hơn.
Vì thế, bạn không nên chủ quan với tình trạng nghiến răng khi ngủ mà cần phải có cách xử lý ngay khi chẳng may gặp phải.
4. Cách chữa nghiến răng khi ngủ
Tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của những tổn thương do nghiến răng gây ra mà bạn sẽ có cách chữa nghiến răng khi ngủ khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu một số cách chữa cơ bản dưới đây:
4.1 Điều trị bằng thuốc
Nhìn chung, các loại thuốc không đem lại hiệu quả đáng kể trong điều trị chứng nghiến răng khi ngủ và cần nhiều nghiên cứu sâu hơn để xác định hiệu quả của các loại thuốc.
Các loại thuốc thường dùng để chữa nghiến răng khi ngủ hiện nay là:
- Thuốc giãn cơ: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc giãn cơ trước khi ngủ.
- Thuốc kiểm soát lo lắng, stress hoặc thuốc chống trầm cảm: Bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo lắng trong thời gian ngắn để giúp bạn kiểm soát stress hoặc các vấn đề cảm xúc khác.
4.2 Thực hiện can thiệp nha khoa
Trong một số trường hợp (kể cả trẻ em và người lớn) bác sĩ có thể đề xuất can thiệp nha khoa để bảo vệ và cải thiện sức khỏe răng miệng. Các can thiệp nha khoa bao gồm:
- Dụng cụ bảo vệ hàm: Dụng cụ này được thiết kế để giữ răng tách nhau ra, tránh các tổn thương cho răng gây ra bởi tình trạng nghiến, siết hoặc nghiền.
- Chỉnh nha: Nếu việc đeo nẹp răng khiến bạn nhạy cảm hoặc hạn chế khả năng nhai, bác sĩ nha khoa có thể cần chỉnh nha, đặc biệt là bề mặt nhai của răng để sửa chữa hư hỏng trên răng.
4.3 Khắc phục các nguyên nhân
Dựa vào nguyên nhân gây ra nghiến răng khi ngủ, bạn có thể sử dụng các liệu pháp để trị chứng bệnh này.
- Tác dụng phụ của thuốc: Nếu bị nghiến răng khi ngủ do tác dụng phụ của loại thuốc nào đó đang sử dụng thì bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc thay đổi loại thuốc điều trị.
- Rối loạn liên quan đến giấc ngủ: Giải quyết các rối loạn liên quan đến giấc ngủ có thể cải thiện được chứng nghiến răng khi ngủ.
- Kiểm soát stress: Nếu nghiến răng khi ngủ do stress thì bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách thư giãn, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí hoặc ngồi thiền,…
4.4 Cách chữa nghiến răng ở trẻ em
Trẻ em là đối tượng dễ bị nghiến răng khi ngủ (Nguồn: Internet)
Đầu tiên, cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến con mình nghiến răng khi ngủ là gì để có cách khắc phục thích hợp. Đôi khi chính sự nóng giận, cáu gắt của cha mẹ đối với trẻ cũng có thể là nguyên nhân. Hãy nói chuyện với trẻ để xem trẻ có bị căng thẳng hay không. Hãy luôn tạo cho trẻ cảm giác an tâm để có thể có một giấc ngủ thoải mái.
Ngoài ra, nếu cha mẹ phát hiện trẻ có những vết mòn trên bề mặt răng, nên đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt. Có thể bác sĩ sẽ mài chỉnh răng để các răng ăn khớp với nhau hơn hoặc làm một máng nhựa mềm, thường mang trong miệng vào buổi tối, để ngăn trẻ nghiến răng hoặc giữ cho răng trẻ không bị mòn đi.
5. Cách phòng ngừa nghiến răng khi ngủ
Những thói quen sống lành mạnh sau đây sẽ giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nghiến răng khi ngủ:
5.1 Thư giãn toàn thân
Nghe nhạc, tắm nước ấm hoặc luyện tập thể dục đều đặn có thể giúp bạn thư giãn và giảm nguy cơ mắc chứng nghiến răng khi ngủ.
5.2 Tránh dùng chất kích thích
Hạn chế uống cà phê, trà vì các loại nước này chứa chất caffeine. Bạn cũng nên tránh uống rượu vào buổi tối vì những chất kích thích có thể làm chứng nghiến răng khi ngủ dễ xuất hiện và trở nên tồi tệ hơn.
5.3 Kiểm tra chứng nghiến răng khi ngủ
Ngủ ngon vào buổi tối có thể giúp điều trị các rối loạn giấc ngủ và giúp giảm chứng nghiến răng khi ngủ. Nếu bạn ngủ cùng với người khác, bạn nên nhờ người ngủ cùng để ý xem mình có nghiến răng hay tạo ra những âm thanh ken két vào ban đêm khi bạn ngủ hay không để đi khám kịp thời.
5.4 Khám răng định kỳ
Khám răng là cách tốt nhất để nhận biết chứng nghiến răng khi ngủ, bác sĩ có thể nhận biết các dấu hiệu nghiến răng khi ngủ thông qua khám miệng và hàm trong những lần khám và kiểm tra răng miệng định kỳ.
Nghiến răng khi ngủ đôi khi có thể tự khỏi nhưng trong một số trường hợp cần tới sự giúp đỡ của nha sĩ và bác sĩ tâm lý. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp bạn tránh được các biến chứng nguy hiểm.