Đổ mồ hôi trộm có thể là dấu hiệu trẻ bị nóng nhưng phần lớn lại là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe. Do đó, việc tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách chữa trị khi trẻ bị đổ mồ hồi trộm là rất cần thiết mà các bậc cha mẹ cần phải quan tâm.
1. Mồ hôi trộm là gì ?
Mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ là tình trạng trẻ bị ra rất nhiều mồ hôi trong trạng thái hoàn toàn tĩnh. Do tình trạng đổ mồ nhiều thường xuất hiện vào ban đêm nên dân gian thường gọi là “đổ mồ hôi trộm”.
Thành phần mồ hôi được thải ra hơn 90% là nứơc, còn lại là một ít muối và các chất cặn bã mà cơ thể cần tống ra ngoài.
Mồ hôi trộm được chia thành 2 loại là mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý:
1.1 Mồ hôi trộm sinh lý
Là do sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, với những sự hưng phấn và kích thích nhiều thì sẽ ra mồ hôi trộm nhiều hơn để tỏa nhiệt trong cơ thể.
Mồ hôi sinh lý thường ra nhiều ở đầu và cổ, phát sinh khoảng 30 phút trước khi ngủ và sẽ hết khoảng 60 phút sau. Mồ hôi trộm sinh lý thường không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Đổ mồ hôi trộm ở trẻ có thể do sinh lý hoặc bệnh lý (Nguồn: Internet)
1.2 Mồ hôi trộm bệnh lý
Thường xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm, với các biểu hiện là đầu trẻ ra nhiều mồ hôi, nhất là khi bú mẹ hoặc sau khi ngủ, đổ mồ hôi nhiều nhưng không liên quan đến thời tiết.
Cùng với tình trạng ra nhiều mồ hôi thì cơ thể bé còn có các những biểu hiện khác như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng hoặc ho kéo dài, ăn uống kém...
Đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất phổ biến, tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và liên tục trong thời gian dài sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của trẻ.
Ở trẻ nhỏ thường hay đổ mồ ở giai đoạn ngủ sâu và có khả năng đổ mồ hôi trộm khi ngủ cao hơn người lớn, vì ở hệ thống điều chỉnh nhiệt độ của trẻ còn non nớt. Đồng thời, bé cũng có tuyến mồ hôi so với kích thước cơ thể khá cao.
Những dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị đổ mồ hôi trộm chính là: trẻ thường quấy khóc nhiều vào ban đêm, ngủ không yên giấc, hay thức giấc nữa đêm. Ngoài ra, những nơi có mồ hôi hôi trộm ra nhiều nhất là ở lưng, trán, nách, hang, bàn tay – bàn chân.
Phân biệt trẻ đổ mồ hôi do nóng hoặc lạnh với trẻ bị đổ mồ hôi trộm: Khi trẻ bị nóng sẽ cảm thấy nóng bức, khó chịu trước khi bắt đầu giấc ngủ sâu. Còn những bé đổ mồ hôi trộm thì dù ngủ dậy mồ hôi ướt đẫm quần áo, bé vẫn thấy thoải mái trong lúc ngủ.
Để biết khi nào bé đổ mồi hôi do nóng hoặc lạnh, chỉ cần sờ vào phía sau gáy của bé. Nếu gáy trẻ ấm, đầu nóng thì mồ hôi đó là nóng, cần chú ý đến việc đều chỉ nhiệt độ và không đắp quá nhiều chăn cho bé. Còn nếu gáy lạnh, quanh đầu cũng cũng lạnh thì đó là mồ hôi lạnh, chỉ cần lau sạch hết mồ hôi và ủ ấm là được.
2. Nguyên nhân đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh
Có nhiều ý kiến cho rằng, việc đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là do bé bị thiếu canxi. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo rằng, với những bé thường hay ra nhiều mồ hôi một cách bất thường thì, các bậc cha mẹ cần nên lưu ý vì tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ có thể do các nguyên nhân sau đây gây ra:
2.1 Thiếu vitamin D
Phần lớn tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi là do thiếu vitamin D do đây là gia đoạn hệ xương của trẻ đang được phát triển mạnh mẽ nhất. Ngoài ra, những đứa bé bị sinh non, sinh nhẹ cân, trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, hay trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cfòi xương,.. cũng đều bị thiếu vitamin D.
Cha mẹ có thể nhận thấy tình trạng này khi trẻ thường xuyên đổ mồ hôi ở vùng trán, sau gáy ngay cả khi thời tiết đang lạnh, đặc biệt là không lúc bé ngủ.
2.2 Bé mắc chứng tăng tiết mồ hôi
Tiết mồ hồi là cách để cơ thể tự cân bằng nhiệt độ, nhưng nếu để trẻ ở trong phòng lạnh, không khí thoáng mát mà trẻ vẫn đổ nhiều mồ hôi thì có thể bé đang mắc chứng tăng tiết mồ hôi. Hội chứng này cũng thường gặp ở những người có bàn tay và bàn chân hay dính ướt do ra mồ hôi.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ (Nguồn: Internet)
2.3 Có vấn đề về tim bẩm sinh
Nếu như tình trạng ra mồ hôi trộm không chỉ diễn ra trong lúc ngủ mà trong các hoạt động khác bé cũng ra nhiều mồ hôi thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh. Trong quá trình thụ thai, có thể tim của bé bị khuyết tật bẩm sinh nào đó khiến tim bé sau khi chào đời phải vận động nhiều hơn, vất vả hơn để có thể bơm máu đi khắp cơ thể.
2.4 Hiện tượng ngưng thở khi ngủ
Tình trạng này thường gặp nhiều ở những trẻ sinh non. Việc ngưng thở khi ngủ có thể kéo dài từ 10 – 20 giây. Khi bé có hiện tượng này, sẽ xuất hiện tình trạng da tái nhợt, tiếng thở khò khè, khó thở, ngưng thở và ra nhiều mồ hôi.
2.5 Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS
Bé có thể gặp phải hội chứng đột tử SIDS nếu như bé ngủ trong phòng có không khí quá ngột ngạt và nóng bức. Việc này có thể dẫn đến tìn trạng bé ngủ sâu li bì, đổ mồ troomk và khó có thể thức dây.
Một số trẻ ra mồ hôi trộm nhiều ban đêm cũng có thể do đắp quá nhiều chăn hoặc trong phòng ngủ của bé quá nóng quá bí hơi, không có chỗ thông gió. Những trường hợp này, việc đổ mồ hôi trộm không phải là bệnh lý, cha mẹ chỉ cần thay đổi các thói quen chăm sóc bé là có thể cải thiện tình trạng.
3. Những cách chữa trị cho trẻ khi bị đồ mồ hôi trộm
Điều điều trị tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ, các bậc cha mẹ có thể thực hiện cách sau đây:
Bổ sung vitamin D: Để bổ sung nguồn vitamin D cho trẻ, cha mẹ có thể cho trẻ tắm nắng vào mỗi buổi sáng, từ 6 – 9 giờ (vào mùa hè) và từ 9 – 10 giờ (vào mùa đông). Thời gian tắm tăng dần từ 10 đến 30 phút. Để da trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhưng không nên cho mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời.
Giữ cơ thể trẻ luôn mát mẻ: Để trẻ chơi đùa trong không gian rộng thoáng, trong bóng râm, phù ngủ không bí bách. Tắm rẻ sạch sẽ và bổ sung lượng nước đầu đủ cho trẻ mỗi ngày.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Những loại rau, quả có tính mát như rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam, quýt rất cần thiết cho trẻ. Thế nhưng, không cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn có tính nóng như dầu mỡ, thịt bò, tôm, cua, cá biển... các trái cây như mít, sầu riêng, xoài…bởi các loại thực phẩm này lượng chứ nhiều năng lượng, sinh nhiệt nhiều khi chuyển hóa, dễ làm cho cơ thể trẻ ra nhiều mồ hôi, có thể gây ngứa, thậm chí nổi mụn ngoài da.
Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chỉ định các loại thuốc điều trị đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ nếu phát hiện những bất thường về hiện tượng ra mồ hôi trộm của trẻ, kèm theo một số triệu chứng khác ở trẻ như bị sốt thường xuyên, tinh thần sa sút, đầu tóc lưa thưa, chậm mọc răng, thóp đầu chậm liền, chậm biết bò, chậm biết đi…
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ về những nguyên nhân cũng như các chữa trị khi trẻ bị mồ hôi trộm. Hi vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như có được các biện pháp phòng ngừa và điều trị đúng cách.