1. Củ tỏi là gì ?
Tỏi (tên khoa học: Allium sativum) thuộc họ hành, là một loại cây lưu niên thuộc họ Liliaceae, được tìm thấy ở khu vực Trung Á từ khoảng hơn 5.000 năm trước. Tại Việt Nam, tỏi được coi là đặc sản của một số vùng, kể đến như tỏi cô đơn huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), tỏi Phan Rang, tỏi Hà Bắc.
Phần được sử dụng nhiều nhất của tỏi chính là củ, một củ tỏi có nhiều tép nhỏ, mỗi tép lại có một lớp vỏ mỏng bảo vệ bên ngoài, thường được dùng dưới 3 dạng chủ yếu là tỏi tươi, tỏi khô và tinh dầu.
2. Tác dụng của tỏi
Tỏi có chứa các hoạt chất của lưu huỳnh như thiosulfinate (allicin), diallyl disulfide và allylpropyl disulfide, tạo ra mùi thơm và quyết định các tác dụng của tỏi, trong đó, quan trọng nhất là vai trò của allicin.
2.1 Điều trị cảm cúm
Có tính sát khuẩn mạnh và chứa Allicin - thành phần giúp đặc trị bệnh cảm cúm khá hiệu quả, giúp long đờm, dễ thở, bớt ho và không bị nghẹt mũi nên khi bị cảm cúm ăn tỏi sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp bạn chống lại những cơn cảm lạnh thông thường.
2.2 Trị ho
Có thuộc tính ấm, khả năng khử hàn ẩm tốt, do đó ăn tỏi sống mỗi ngày chẳng những giúp bạn mau chóng phục hồi sức khỏe mà còn giảm ho hiệu quả.
2.3 Lọc độc tố trong máu
Allicin trong tỏi sẽ giúp cơ thể loại bỏ những chất độc hại, tăng cường sức khỏe của các tế bào bạch cầu, đồng thời còn giúp loại bỏ nicotine để thanh lọc máu và làm sạch đường hô hấp.
2.4 Tốt cho tim mạch
Khi cholesterol xấu tăng lên trong cơ thể, các chất béo lắng đọng trong mạch máu tăng lên, điều này có thể làm giảm lưu lượng máu, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và gây đột quỵ cho người bệnh. Tỏi có khả năng làm giảm cholesterol LDL, nhờ vậy, thường xuyên ăn tỏi rất tốt cho tim mạch.
Ngoài ra, tác dụng của tỏi có thể hạ mỡ máu, hạ huyết áp và đặc tính chống đông làm ngưng tập tiểu cầu ở người lớn, từ đó góp phần làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch do xơ vữa như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim.
Xem thêm: Cách phòng tránh nhồi máu cơ tim, dù già hãy trẻ đều cũng cần phải biết
2.5 Giảm huyết áp
Khi bạn nghiền và nhai tỏi sống sẽ tiết ra một enzyme gọi là alliinase, dẫn đến sự hình thành allicin, hoạt chất có khả năng làm giảm huyết áp tương tự như các loại thuốc chuyên dùng, khoảng 600 - 1.500 mg chiết xuất tỏi mang lại hiệu quả trong 24 tuần như loại thuốc Atenolol mà người cao huyết áp thường sử dụng.
2.6 Giảm stress oxy hóa
Stress oxy hóa được hiểu đơn giản là tình trạng số lượng gốc tự do nhiều hơn so với các chất chống oxy hóa bảo vệ trong cơ thể. Việc ăn tỏi sống mỗi ngày vừa giúp cân bằng giữa hoạt động gốc tự do và chất chống oxy hóa, hỗ trợ cơ thể chống lại các mầm bệnh.
2.7 Ngăn ngừa Alzheimer
Alzheimer là một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi. Chất dinh dưỡng có trong tỏi giúp bảo vệ tế bào não chống lão hóa và có thể ngăn ngừa được các bệnh thần kinh liên quan đến tuổi tác như bệnh mất trí Alzheimer.
2.8 Chắc khỏe xương
Tỏi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng hữu ích cho hệ xương như kẽm, mangan, vitamin B6, vitamin C. Trong đó, lượng mangan cao cùng với các enzyme rất cần thiết cho sự hình thành xương, các mô liên kết và sự hấp thụ canxi.
Đồng thời, ăn tỏi sống mỗi ngày còn giúp tăng lượng nội tiết tố estrogen giúp làm chậm quá trình loãng xương ở phụ nữ.
2.9 Phòng bệnh ung thư
Trong một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn tỏi mỗi ngày sẽ giúp bạn có khả năng chống lại nhiều căn bệnh ung thư quái ác như ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư vòm họng nhờ các hợp chất allicin có trong tỏi.
2.10 Điều trị mụn trứng cá
Ít ai biết tỏi là dược phẩm tự nhiên điều trị mụn hiệu quả cao. Hợp chất hữu cơ allicin trong tỏi có khả năng cản trở sự hoạt động của các gốc tự do và tiêu diệt vi khuẩn.
Ở dạng phân hủy, allicin chuyển hóa thành axit sulfenic, tạo phản ứng nhanh với các gốc tự do, giúp phòng ngừa sẹo mụn, các bệnh ngoài da và dị ứng.
2.11 Trị rụng tóc
Tác dụng của tỏi có đặc tính kháng khuẩn cao nên sẽ tiêu diệt nấm gây tổn thương nang tóc và ngăn ngừa rụng tóc, đồng thời vitamin B, E giúp chuyển đổi các protein kích thích tóc mọc nhanh. Do vậy nếu muốn phục ho
Xem thêm: Khắc phục tình trạng rụng tóc từ những thói quen hàng ngày
2.12 Trị giun
Với các thành phần chống viêm và kháng khuẩn mạnh, tỏi là vị thuốc trị giun khá hữu hiệu, đặc trị với tất cả các loại giun, kể cả giun đũa và giun kim.
3. Bà bầu ăn tỏi được không?
Vốn nổi tiếng là một kháng sinh tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể nên các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích mẹ bầu ăn thêm tỏi khi chế biến món ăn dưỡng thai. Nếu sử dụng đúng liều lượng và khoa học, các dưỡng chất từ tỏi sẽ giúp cải thiện một số vấn đề sức khỏe thường gặp trong thai kì như:
- Tăng huyết áp
- Nấm âm đạo
- Ung thư vú
- Rụng tóc
Xem thêm: Bà bầu ăn tỏi được không? Ăn bao nhiêu là tốt và an toàn cho thai kì?
4. Tác hại của tỏi khi ăn sai cách
Các tác dụng của tỏi tốt cho sức khỏe nhưng chúng ta nên biết rằng tỏi có vị cay và mùi hăng nồng nên thường rất khó để ăn sống trực tiếp. Chính vì thế, bạn có thể sử dụng tỏi trong chế biến món ăn, ngâm rượu tỏi, tỏi ngâm mật ong hoặc ủ tỏi đen. Tuy nhiên, dù sử dụng tỏi theo cách nào cũng cần đảm bảo thực hiện những lưu ý dưới đây:
- Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn 1-2 tép tỏi vì ăn tỏi sống quá nhiều sẽ gây đau dạ dày, đồng thời chất allicin trong tỏi có thể gây ra chứng loãng máu.
- Nếu đang bị tiêu chảy nên hạn chế ăn tỏi sống để tránh kích thích thành ruột, phù nề và nghẽn mạch máu.
- Bệnh nhân dùng các thuốc chống đông máu và thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như aspirin, clopidogrel thì không nên đồng thời dùng tỏi vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Tránh dùng các chế phẩm từ tỏi khoảng một tuần trước khi phẫu thuật để giảm nguy cơ chảy máu kéo dài trong và sau phẫu thuật.
- Không nên ăn tỏi khi đói vì có thể gây ra cảm giác khó chịu như đầy chướng bụng, buồn nôn, ỉa chảy và rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột.
- Đắp tỏi tươi có thể gây cảm giác rát bỏng, viêm da và nổi bọng nước tại chỗ, nên nghiền nát và trộn thêm ít nước, sau khi đắp tỏi hãy rửa sạch vùng da bằng nước.
- Trong một số trường hợp, việc dùng viên tỏi khô kéo dài có thể gây giảm đường huyết.
Không chỉ có thể ăn sống bạn có thể làm nước ép tỏi để uống cũng được. Ngoài ra trong quá trình sử dụng và bảo quản tỏi, nếu nhận thấy tỏi mọc mầm thì bạn cũng không nên quá lo lắng bởi tỏi mọc mầm không hề độc mà hoàn toàn có thể ăn được hoặc dùng để trồng tỏi ngay tại nhà.
5. Cách phân biệt tỏi Trung Quốc và Việt Nam
Hình dáng, kích thước cùng với hương vị của tỏi chịu ảnh hưởng phần lớn bởi đặc tính thổ nhưỡng và phương pháp trồng tỏi, tuy nhiên nếu không chú ý quan sát kĩ lượng sẽ rất khó để nhận biết được loại tỏi nào thơm cay, nhất là khi các giống tỏi kém chất lượng từ Trung Quốc "trà trộn" nhiều.
Dưới đây xin "mách bạn" một vài dấu hiệu quan trọng để phân biệt tỏi Trung Quốc và Việt Nam:
Tỏi Trung Quốc | Tỏi Việt Nam | |
Hình dáng | Tép tỏi xòe rộng, củ khá to, cuống ngắn | Ít tép, còn cuống dài, các tép chụm lại với nhau |
Màu sắc | Vỏ trắng hơi ngả vàng | Vỏ màu trắng tím |
Mùi vị | Hăng nhưng không thơm | Rất hăng và thơm nồng |
6. Thành phần dinh dưỡng của tỏi
Theo tài liệu từ Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam – Bộ Y tế, trong 100gr tỏi sẽ chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:
- Nước: 67.7g
- Năng lượng: 121Kcal
- Protein: 6.0g
- Lipid: 0.5g
- Glucid: 23.0g
- Calci: 24mg
- Mangan: 1.300mg
- Kali: 373mg
Trên đây đã nêu rõ các tác dụng của tỏi mang lại khi sử dụng hàng ngày, là thực phẩm rất phổ biến và hầu như luôn có mặt trong gian bếp, do đó việc dùng tỏi để trị bệnh, tăng cường sức khỏe là phương pháp tự nhiên đơn giản, dễ dùng và rất hiệu quả.