Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

7 tác dụng của nghệ đối với sức khỏe, làn da phụ nữ

(VOH) – Nghệ vốn đã quá nổi tiếng trong việc điều trị các vấn đề về da, bao gồm mụn trứng cá và sẹo mụn. Hãy cùng xem thử có bao nhiêu tác dụng của nghệ tốt cho sức khỏe và làn da của bạn nhé!

Nghệ (hay còn gọi là uất kim, khương hoàng) có tên khoa học là Curcuma longa, là một loại cây thân thảo lâu năm, thuộc họ Gừng, có củ (rễ) dưới mặt đất. Nghệ có nguồn gốc từ Ấn Độ, thường được sử dụng để tạo màu sắc cho các món ăn.

Nghệ cũng là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhờ vào chất curcumin, một thành phần hoạt tính sinh học, có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả. Một số nghiên cứu y học hiện đại còn cho biết, nghệ là một thành phần có lợi cho làn da và sức khỏe con người.

1. Nghệ có tác dụng gì cho sức khỏe?

Có rất nhiều tác dụng của nghệ dành cho sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng tiêu biểu nhất mà bạn có thể nhận được từ củ nghệ:

1.1 Chữa lành vết thương

Chất curcumin trong nghệ có thể giúp các vết thương trên da mau lành hơn bằng cách giảm viêm và chống oxy hóa. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đã phát hiện, nghệ có thể ảnh hưởng tích cực đến mô và collagen trong da.

7-tac-dung-cua-nghe-doi-voi-suc-khoe-lan-da-phu-nu-voh-0
Hoạt chất curcumin trong nghệ có thể giúp làm lành vết thương (Nguồn: Internet)

1.2 Giải quyết tốt các vấn đề về dạ dày

Đối với dạ dày, chất curcumin trong nghệ có tác dụng giúp giảm các yếu tố tấn công gây tổn thương niêm mạc dạ dày, ức chế vi khuẩn HP. Đồng thời giúp kích thích các tế bào bảo vệ hoạt động tiêu hóa và giảm các yếu tố gây viêm.

1.3 Chữa bệnh vảy nến

Chất chống oxy hóa và chống viêm trong nghệ có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến. Đồng thời, nó còn giúp kiểm soát tốt các đợt bùng phát của căn bệnh này.

Xem thêm: Bệnh vảy nến-kiểm soát sớm những tổn thương không chỉ ở làn da

1.4 Hỗ trợ điều trị ghẻ

Một nghiên cứu được thực hiện ở Ấn Độ cho thấy, sự kết hợp giữa nghệ và neem – một loại cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, có hiệu quả trong việc điều trị bệnh ghẻ.

1.5 Có thể hữu ích với một số bệnh da liễu

Mặc dù không có nhiều bằng chứng để kết luận rằng nghệ có thể giúp các tình trạng da liễu. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gợi ý rằng nó có thể hữu ích đối với một số loại bệnh như: chàm, rụng tóc, lichen planus (bệnh lý tự miễn dịch ở những bệnh những có thể di truyền) và các vấn đề về da khác.

1.6 Hỗ trợ điều trị viêm khớp

Nhiều nghiên cứu cho thấy, curcumin là chất chống viêm mạnh, điều này cho thấy nó có thể hữu ích trong viêm khớp. Trong một nghiên cứu bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, curcumin thậm chí còn hiệu quả hơn các thuốc chống viêm khác.

Nhiều nghiên cứu khác cũng đã xem xét hiệu quả của curcumin trong việc điều trị viêm khớp và đã có những ghi nhận bước đầu về sự cải thiện nhiều triệu chứng khác nhau đối với căn bệnh này.

Xem thêm: Ấn vào một khớp nào đó và cảm thấy đau, bạn có thể đang mắc một trong các loại bệnh viêm khớp

2. Những tác dụng của nghệ đối với làn da

Nếu bạn đang quan tâm những tác dụng của nghệ đối với làn da thì đây là những lợi ích mà nghệ có thể mang đến cho làn da của bạn:

2.1 Giúp da căng bóng, sáng tự nhiên

Nghệ có chứa chống oxy hóa và các thành phần chống viêm. Những đặc điểm có thể giúp cung cấp độ sáng và căng bóng cho da. Ngoài ra, nghệ có thể giúp hồi sinh làn da bằng cách mang lại vẻ sáng tự nhiên.

7-tac-dung-cua-nghe-doi-voi-suc-khoe-lan-da-phu-nu-voh-1
Nghệ hữu ích trong việc làm sáng đẹp làn da (Nguồn: Internet)

Đắp mặt nạ nghệ được xem là một trong những phương pháp làm đẹp hiệu quả. Bạn có thể thử đắp mặt nghệ với mật ong và sữa chua Hy Lạp bằng cách: Pha một lượng nhỏ sữa chua Hy Lạp, mật ong và nghệ với nhau và thoa lên mặt. Giữa mặt nạ trong 15 phút và sau đó rửa sạch lại với nước.

2.2 Trị sẹo mụn

Một trong những tác dụng nổi bật nhất của nghệ chính là giúp làm giảm mụn trứng cá và mọi vết sẹo trên da. Các hoạt chất chống viêm sau khi thẩm thấu sẽ làm dịu da, ngăn sẹo và ức chế hắc tố gây sạm màu da.

Xem thêm: 'Đẩy lùi' sẹo mụn với 9 phương pháp 'đặc trị' từ chuyên gia

3. Những lưu ý cần nắm rõ khi sử dụng nghệ trong làm đẹp

Nghệ được xem là thực phẩm làm đẹp an toàn, tuy vậy, nó vẫn tiềm ẩn những rủi ro nếu bạn thực hiện sai cách hoặc lạm dụng nghệ quá nhiều.

Khi sử dụng nghệ, bạn cần phải thận trọng về liều lượng, nhất là trong vấn đề chăm sóc sức khỏe, bởi nó có thể phản ứng với các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng.

Không nên uống nghệ quá nhiều cùng một lúc. Bạn chỉ nên uống với liều lượng được khuyến cáo và chờ xem phản ứng của cơ thể trước khi dùng nhiều hơn. Nếu đang sử dụng một loại thuốc nào khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng song song cùng lúc với nghệ.

Khi thoa nghệ lên mặt, màu vàng của nghệ có thể khiến da bạn bị vàng, đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn bị ứng, việc dùng nghệ trực tiếp lên da có thể sẽ gây kích ứng, nổi mẩn đỏ và sưng tấy.

Tốt nhất bạn nên thử bôi nghệ lên tay trước và đợi 24 – 48 giờ để xem bạn có phản ứng dị ứng hay không trước khi bôi lên mặt. Lưu ý, không bôi nghệ lên mặt nếu bạn bị dị ứng với nghệ (gia vị) được dùng trong thức ăn.

4. Bà bầu ăn nghệ được không?

Cho đến hiện tại vẫn không có nhiều nghiên cứu về tính an toàn cũng như nguy hiểm khi bà bầu ăn nghệ. Do đó, bạn có thể sử dụng một lượng nhỏ nghệ tươi hay nghệ khô như một loại gia vị trong chế biến món ăn sẽ không ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe.

Vì các thành phần trong nghệ có đặc tính kháng viêm, tăng cường miễn dịch, thúc đẩy hệ tiêu hóa... Cho nên, bà bầu ăn nghệ sẽ nhận được các lợi ích sức khỏe như:

  • Giảm ợ nóng
  • Giảm viêm lợi
  • Phòng ngừa tiền sản giật cũng như nhiều lợi ích khác

Xem thêm: Bà bầu ăn nghệ được không? Đây là điều mà bạn cần biết khi muốn tiêu thụ nghệ

5. Món ăn ngon từ nghệ ngon hấp dẫn

Nghệ được dùng nhiều trong ẩm thực vì chúng có thể tạo ra được màu sắc hấp dẫn cho món ăn.

Ngoài các món kho, thì những món ăn khác như sữa nghệ, mứt nghệ, xôi nghệ, nghệ ngâm mật ong hay cháo nghệ cũng được nhiều gia đình yêu thích.

Xem thêm: Tổng hợp 5 món ăn với nghệ vừa thơm ngon ‘gấp bội’ vừa cung cấp dưỡng chất tốt cho sức khỏe

6. Ăn nhiều nghệ có tốt không

Tuy củ nghệ chứa đựng nhiều thành phần có lợi cho cơ thể, nhưng không vì thế mà bạn có thể lạm dụng thực phẩm này. 

Tiêu thụ quá nhiều củ nghệ trong thời gian dài có thể khiến bạn phải đối mặt với những mối lo ngại sức khỏe, bao gồm:

  • Sỏi thận
  • Không tốt cho mật
  • Ảnh hưởng đến đường tiêu hóa
  • Dị ứng
  • Đau đầu và buồn nôn

Xem thêm: 'Vạch mặt' những tác hại của nghệ khiến bạn dù có thích cũng không dám ăn nhiều

7. Thành phần dinh dưỡng của củ nghệ

Dưới đây là hàm lượng dinh dưỡng trong 100g nghệ tươi

  • Nước: 86.9 g
  • Năng lượng: 25 Kcal/103 KJ
  • Chất đạm: 1.1 g
  • Chất béo: 0.3 g
  • Chất đường bột: 4.4 g
  • Chất xơ: 6.5 g
  • Canxi: 12 mg
  • Photpho: 22 mg
  • Kali: 587 mg
  • Natri: 52 mg
  • Vitamin C: 4 mg
  • Vitamin B1: 0.03 mg
  • Vitamin B2: 0.03 mg
  • Vitamin PP: 0.4 mg

Như vậy, nghệ là một loại thực phẩm thật sự hữu ích trong công cuộc làm đẹp của các chị em phụ nữ. Đương nhiên, những tác dụng của nghệ đối với sức khỏe là không cần bàn cãi. Vì thế, đừng quên dự trữ nghệ trong căn bếp gia đình bởi những “điểm cộng” mà thực phẩm này mang lại.

Bình luận