Thai nhi 6 tuần tuổi: Những thay đổi trong quá trình phát triển của bé yêu

(VOH) – Sự phát triển của thai nhi 6 tuần tuổi là một bước “tiến” rõ ràng nhất về kích thước và trọng lượng của bé. Vậy thai nhi 6 tuần tuổi phát triển ra sao, mẹ bầu cần lưu ý điều gì?

1. Có nên siêu âm thai 6 tuần không ?

Thai nhi 6 tuần tuổi đã có sự phát triển nhất định nhưng chỉ với kích thước rất nhỏ, phôi thai đã hoàn chỉnh nên bạn có thể nhìn thấy em bé thông qua hình ảnh siêu âm. Do vậy, siêu âm là kỹ thuật thường được các bác sĩ áp dụng để quan sát sự thay đổi của thai nhi. Từ đó, bác sĩ sẽ phát hiện những dấu hiệu bất thường để kịp thời xử trí, tránh để nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Siêu âm thai 6 tuần được thực hiện bằng phương pháp siêu âm đầu dò để có kết quả chính xác, không gây đau đớn và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

1.1 Thai 6 tuần có tim thai chưa ?

Sau 13 ngày kể từ thời điểm thụ tinh thành công, hình dạng trứng đã có nhiều thay đổi. Bắt đầu từ ngày thứ 16, phôi thai đã xuất hiện 2 mạch máu, tạo thành 2 ống dẫn của tim, mặc dù ở thời điểm này tim thai vẫn chưa được hình thành.

Sau tuần thứ 4, thai nhi lớn hơn 1 chút, tuy vẫn chưa có ngũ tạng và chân tay nhưng tim thai thì đang đi vào quá trình hoàn thiện hơn. Sang tuần thứ 5 và thứ 6 tim thai bắt đầu hoạt động với tần suất khoảng 120 – 16 lần/phút.

thai-nhi-6-tuan-tuoi-tim-hieu-nhung-thay-doi-trong-qua-trinh-phat-trien-cua-be-yeu-voh

Thai nhi 6 tuần tuổi phát triển mạnh về kích thước và trọng lượng (Nguồn: Internet)

Nếu bước sang tuần thứ 6 mà bé vẫn chưa có tim thai, bạn cũng không cần quá lo lắng. Tùy vào mức độ phát triển khác nhau ở mỗi bé và nhiều nguyên nhân khác mà thời gian nghe được nhịp tim thai nhi có thể dịch sang đến tuần thứ 8 – 10.

Tuy nhiên, nếu tuổi thai được tính chính xác nhưng vượt qua tuần thứ 8 mà bạn vẫn chưa nghe thấy tim thai thì đó có thể là dấu hiệu thai lưu. Trường hợp này, bác sĩ sẽ có những hướng xử trí cụ thể.

2. Sự phát triển của thai nhi 6 tuần tuổi

  • Thai nhi 6 tuần tuổi, có kích thước cỡ hạt đậu và dài khoảng 0.6cm.
  • Van tim của bé đã xuất hiện, các đường dẫn khí từ cổ họng đến phổi cũng được hình thành.
  • Não và hệ thần kinh của bé đang phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc.
  • Túi quang ở 2 bên đầu thai nhi (phần sẽ trở thành mắt bé sau này) bắt đầu phát triển.
  • Các đường gấp nếp sẽ tạo nên tai trong của bé cũng đã bắt đầu phát triển.
  • Gan giữ chức năng tạo ra tế bào hồng cầu cho tới khi tủy xương được hình thành và đảm nhận vai trò này.
  • Cánh tay và chân đang phát triển, giống như hình mái chèo.

Ngoài ra, ruột thừa và tuyến tụy của bé đã xuất hiện – nơi sản sinh ra hormone insulin. Một đoạn ruột sẽ phát triển thành dây rốn, có mạch máu riêng biệt để nhận chất dinh dưỡng và oxy từ người mẹ.

Xem thêm: Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi trong giai đoạn thai kỳ

3. Dấu hiệu mang thai 6 tuần

Mang thai 6 tuần tuổi chính là lúc mẹ có những thay đổi rõ rệt nhất về thể trạng và cảm xúc. Đặc biệt, thời điểm này mẹ đã bắt đầu làm quen dần với chuyện buồn nôn, chán ăn... triệu chứng của ốm nghén khó chịu. Các dấu hiệu có thai 6 tuần mẹ thường gặp phải là:

  • Ốm nghén: Khi thai nhi được 6 tuần tuổi, mẹ sẽ phải đối mặt thường xuyên với những cơn ốm nghén khó chịu. Có khoảng nửa số phụ nữ có thai sẽ cảm thấy buồn nôn trong 3 tháng đầu thai kỳ và hết tuần thứ 14.
  • Đi tiểu nhiều: Bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường do khối lượng máu tăng và lượng chất lỏng thận cần xử lý tăng. Tử cung lớn hơn cũng gây áp lực lên bàng quang và gây ra tình trạng đi tiểu nhiều.
  • Cảm xúc thay đổi: Sự thay đổi lên xuống thất thường của các hormone khiến bạn tự dưng thấy buồn rầu trong phút chốc, sau đó lại vui vẻ như chưa có xảy ra chuyện gì.
  • Mệt mỏi khi vận động: Những bài tập thể dục trước đây sẽ khiến bạn thấy mệt mỏi, thở nặng nề hơn.

thai-nhi-6-tuan-tuoi-tim-hieu-nhung-thay-doi-trong-qua-trinh-phat-trien-cua-be-yeu-1-voh

Triệu chứng nghén đã xuất hiện rất rõ ràng (Nguồn: Internet)

4. Những điều lưu ý khi thai nhi 6 tuần tuổi

Phụ nữ mang thai có rất nhiều điều cần phải quan tâm, với tuần thai thứ 6 những điều bạn cần lưu ý là:

  • Chuẩn bị cho lần khám thai đầu tiên. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy viết ra và nhờ bác sĩ giải đáp khi đi khám.
  • Bạn hãy thận trọng khi uống thuốc hoặc các loại thực phẩm chức năng. Tốt nhất là không nên dùng nếu không được sự cho phép từ bác sĩ. Những tác dụng phụ trong thuốc có thể gây hại đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bé.
  • Trò chuyện cùng chồng và lên kế hoạch cho cuộc sống sắp tới.
  • Chuẩn bị sẵn những loại đồ ăn vặt cho bà bầu để phần nào ngăn chặn được những cơn nghén.
  • Tăng cường bổ sung thêm vitamin, canxi và sắt.
  • Vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ hoặc tập yoga.
  • Chuyện “chăn gối vợ chồng” cũng nên hạn chế để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

4.1 Thai nhi 6 tuần tuổi nên ăn gì?

Ở tuần thai này, bạn chưa cần phải ăn “ăn cho 2 người” nên vẫn cứ ăn những món mình yêu thích. Mỗi ngày bạn chỉ nên nạp khoảng 2.000 calories là đủ.

thai-nhi-6-tuan-tuoi-tim-hieu-nhung-thay-doi-trong-qua-trinh-phat-trien-cua-be-yeu-2-voh

Mang thai 6 tuần mẹ vẫn cứ nên ăn những gì mình yêu thích (Nguồn: Internet)

Trong chế độ ăn và sinh hoạt hàng ngày, bạn nên:

  • Chia nhiều bữa nhỏ thay vì chỉ ăn 3 bữa chính.
  • Chế độ dinh dưỡng cần thêm nhiều các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như thịt bò, rau xanh, hoa quả….
  • Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

4.2 Có thai 6 tuần không nên ăn gì?

  • Tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, món ăn chiên xào.
  • Nên hạn chế ăn các món ăn cay.
  • Không uống rượu, bia, cà phê hay hút thuốc lá.

4.3 Có thai 6 tuần kiêng gì?

Khi mang thai 6 tuần tuổi bạn không nên:

Khi biết bé yêu đang ngày ngày phát triển khỏe mạnh trong cơ thể bạn, còn điều gì vui mừng hơn thế. Tuy nhiên, trong thời gian này vẫn có thể xảy ra những chuyện ngoài ý muốn, vì thế bạn hãy chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho thời kỳ mang thai để được “mẹ tròn con vuông” nhé!

Bình luận