Sau cuộc gặp gỡ đầy kỳ diệu giữa trứng và tinh trùng, một hợp tử nhỏ xíu đã được hình thành. Lúc này, thai đã được 3 tuần và cơ thể bạn cũng xuất hiện những dấu hiệu có thai rõ rệt hơn.
1. Sự phát triển của thai nhi 3 tuần tuổi
Mặc dù bạn có thể không cảm nhận được mình đã mang thai chưa, nhưng chắc chắn đang có một đứa trẻ đang lớn lên và phát triển bên trong cơ thể bạn.
Khi thai nhi 3 tuần tuổi, hợp thể có kích thước nhỏ siêu vi bắt đầu phân bào và tiếp tục phân chia theo cấp số nhân. Bắt đầu từ tuần thứ 3 của thai kỳ, bé đã nhận được đầy đủ các thông tin, vật liệu di truyền cần thiết cho sự hình thành và phát triển các cơ quan bên trong của cơ thể.
Tuy vậy, thai nhi lúc này cũng chỉ giống như một quả bóng nhỏ xíu, được gọi là phôi nang. Các phôi nang sẽ trở nên rỗng và chứa đầy chất lỏng, được biết đến như một túi phôi. Sau đó, phôi nang sẽ tự gắn và nội mạc tử cung. Điều này được gọi là cấy ghép.
Thai nhi 3 tuần tuổi đã thực sự hình thành và phát triển (Nguồn: Internet)
Tại đây, hàng trăm tế bào đang nhân lên với tốc độ nhanh chóng, các tế bào ở giữa sẽ trở thành phôi, trong khi các tế bào bên ngoài sẽ trở thành nhau thai, cơ quan hình bánh kếp cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho bé và loại bỏ chất thải.
Các tế bào phát triển thành nhau thai bắt đầu sản xuất ra nội tiết tố mang thai hCG – nội tiết tố này khiến buồng trứng ngừng rụng trứng và kích thích tăng sản xuất estrogen và progesterone – những nội tiết tố giúp thành tử cung không bong tróc lớp niêm mạc ra, để giữ thai nhi và kích thích sự phát triển của nhau thai. Khi có đủ hCG trong nước tiểu, bạn sẽ có kết quả thử thai dương tính.
Ngoài ra, dịch nước ối cũng đang bắt đầu hình thành để phát triển thành túi ối. Chất lỏng này sẽ là “lớp đệm” bảo vệ thai nhi trong suốt thai kỳ.
Bên cạnh đó, nang hoàng thể cũng phát triển to ra để sản sinh các tế bào hồng cầu, giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai. Thời điểm này nhau thai vẫn chưa phát triển đầy đủ để tiếp nhận nhiệm vụ này cho đến cuối tuần sau.
Và nếu như thai 2 tuần tuổi chỉ là những hình dung mơ hồ về những thay đổi nhỏ nhoi của thai nhi, thì đến tuần thứ 3 đã có những chuyển biến rõ rệt. Kích thước của thai nhi tuy rất nhỏ nhưng đã thực sự thực tồn tại trong bụng mẹ.
2. Dấu hiệu mang thai tuần 3 tuổi
Khi bắt đầu có thai, cơ thể bạn sẽ có những thay đổi nhất định, những biểu hiện này đều có thể dễ dàng nhận biết như:
- Ngực căng tức.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Buồn nôn và nôn.
- Nhạy cảm với một số mùi khác nhau.
- Khẩu vị ăn thay đổi.
- Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ.
- Có thể xuất hiện máu báo thai.
Buồn nôn hoặc nôn là một trong những dấu hiệu điển hình khi mang thai (Nguồn: Internet)
2.1 Khi thai nhi 3 tuần tuổi có làm "chuyện ấy" được không?
Với phụ nữ mang thai lần đầu thường có tâm trạng lo lắng, không dám “quan hệ vợ chồng” vì sợ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu bạn không có tiền sử sảy thai hay các dấu hiệu dọa sảy thai thì bạn hoàn toàn có thể quan hệ bình thường. Nhưng để đảm bảo an toàn hãy thật nhẹ nhàng.
3. Những điều lưu ý khi thai nhi 3 tuần tuổi
Muốn biết bạn đã có thai hay chưa, bạn có thể dùng que thử thai. Nếu kết quả dương tính, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra chính xác. Một số trường hợp que thử thai 1 vạch nhưng bạn vẫn có thai, điều này có thể là do bạn đã thử thai quá sớm. Để có kết quả chính xác, bạn nên đợi khoảng vài ngày hoặc một tuần khi quá ngày kinh nguyệt hàng tháng.
Ngoài ra, nếu bạn là một người có thói quen tập thể dục với những động tác mạnh thì nên trao đổi cùng bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Việc tập thể dục rất có lợi cho thai kỳ, nhưng bạn cần phải biết tập luyện với cường độ như thế nào để không gây hại cho mẹ và thai, đặc biệt là khi thai chỉ mới 3 tuần tuổi.
Bên cạnh đó, hãy giữ tâm lý thoải mái, tránh stress vì đây có thể nguyên nhân làm tăng tỷ lệ sảy thai 3 tháng đầu.
Xem thêm: Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi trong giai đoạn thai kỳ
3.1 Có thai 3 tuần nên ăn gì ?
Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu dưỡng chất hàng ngày (Nguồn: Internet)
Thai nhi 3 tuần tuổi cần được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển của trẻ, chẳng hạn như:
- Bổ sung axit folic đặc biệt quan trọng vì axit folic giúp ngăn ngừa khuyết tật của ống thần kinh (cấu trúc tạo ra não và tủy sống), hình thành rất sớm trong thai kỳ.
- Lượng protein được sử dụng để tạo mô mới, sẽ tăng lên trong thai kỳ, do đó nên bổ sung nhiều các thực phẩm giàu protein như: trứng, hạnh nhân, bông cải xanh, yến mạch...
- Canxi hỗ trợ sự phát triển của xương và răng, vì vậy hãy cung cấp cho cơ thể hàm lượng canxi thông qua các sản phẩm từ sữa, rau xanh và các loại đậu (đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng, v.v.).
- Sắt rất cần thiết trong khi mang thai vì hỗ trợ tăng thể tích máu của em bé. Các nguồn chất sắt tốt bao gồm thịt đỏ, các loại đậu, trứng và rau xanh.
3.2 Có thai 3 tuần nên kiêng gì ?
Một số thực phẩm bạn cũng cần tránh khi đang mang thai 3 tuần tuổi, đó là:
- Thịt chưa nấu chín, trứng hồng đào hoặc hải sản hun khói.
- Hạn chế ăn những loại cá hồi, cá ngừ, cá nóc, cá thu, cá kiếm... vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi do có chứa hàm lượng thủy ngân cao.
- Tránh uống rượu, sử dụng ma túy và các sản phẩm thuốc lá.
Như vậy, thai nhi 3 tuần tuổi đã thực sự hình thành và đang phát triển mỗi ngày trong cơ thể của mẹ bầu. Do đó, bạn hãy chú ý đến những thay đổi của cơ thể để cảm nhận sự hiện diện của con yêu mẹ nhé!