Tụt huyết áp nên ăn gì, uống gì?

Bên cạnh tình trạng tăng huyết áp thì tụt huyết áp cũng là một triệu chứng thường gặp. Trong nhiều trường hợp, tụt huyết áp có thể xử lý tại nhà bằng chế độ ăn uống dưới đây.

1. Tụt huyết áp nên ăn gì?

Tụt huyết áp là tình trạng huyết áp giảm đột ngột xuống dưới 90/60mmHg, với huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg.

Khi bị tụt huyết áp bạn sẽ có những triệu chứng như chóng mặt, ngất xỉu, mất khả năng tập trung, nhìn mờ hoặc hoa mắt, buồn nôn, mệt mỏi,…Khi có những triệu chứng này bạn có thể ăn những thực phẩm sau đây để cân bằng lại huyết áp.

1.1 Ăn nhiều muối hơn

tut-huyet-ap-nen-an-gi-uong-gi-voh-1

Người bị huyết áp thấp nên ăn mặn hơn bình thường (Nguồn: Internet)

Chế độ ăn nhạt (ít muối) không tốt cho người có huyết áp thấp. Khi bị tụt huyết áp, bạn nên cân nhắc tăng lượng muối dung nạp vào cơ thể để giúp tăng huyết áp. Tuy nhiên, số lượng muối cần tăng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh huyết áp tăng quá cao.

1.2 Tỏi

Tỏi chứa thành phần giúp ổn định huyết áp cùng với nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Nếu bị tụt huyết áp, bạn có thể ăn khoảng 2 tép tỏi sống trước khi đi ngủ một giờ hoặc bổ sung tỏi khi chế biến thức ăn.

1.3 Nho khô

Nho khô được coi là bài thuốc tự nhiên tuyệt vời để chữa huyết áp thấp. Nó giúp duy trì chỉ số huyết áp trong giới hạn bình thường nhờ sự hỗ trợ hoạt động của tuyến thượng thận.

Bạn có thể ngâm khoảng 30 – 40 quả nho khô trong một cốc nước rồi để qua đêm và ăn chúng vào buổi sáng khi đói. Thực hiện cách này ít nhất một tháng sẽ thấy hiệu quả.

1.4 Húng quế

Lá húng quế chứa nhiều kali, magie, vitamin C và vitamin B5 có hiệu quả trong kiểm soát huyết áp ở người bị tụt huyết áp. Người bệnh có thể nhai 4 – 5 lá húng quế vào mỗi sáng hoặc uống 1 thìa nước lá húng quế với mật ong hàng ngày khi đói.

2. Tụt huyết áp uống gì?

Ngoài các loại thức ăn vừa kể trên, người tụt huyết áp nên quan tâm thêm các loại nước uống hỗ trợ điều trị huyết áp thấp dưới đây:

2.1 Nước chanh

Nước chanh rất hiệu quả trong điều trị huyết áp thấp do tác dụng giảm mất nước. Các chất chống oxy hóa có trong nước chanh có thể điều hòa tuần hoàn máu và duy trì huyết áp.

Vì thế, nếu cảm thấy kiệt sức hoặc mệt mỏi do huyết áp thấp thì hãy uống một cốc nước chanh pha thêm 1 thìa đường và muối để kiểm soát huyết áp.

2.2 Nước ép cà rốt

Nước ép cà rốt có thể cải thiện tuần hoàn máu và điều chỉnh huyết áp ổn định. Bạn có thể cho 2 thìa cà phê mật ong vào một cốc nước ép cà rốt để uống. Uống khi đang đói, 2 lần mỗi ngày sẽ cho kết quả tốt hơn.

2.3 Nước rễ cam thảo

tut-huyet-ap-nen-an-gi-uong-gi-voh-2

Bị tụt huyết áp có thể uống nước rễ cam thảo để ổn định huyết áp (Nguồn: Internet)

Rễ cam thảo có tác dụng như một vị thuốc ổn định huyết áp. Hợp chất có trong cam thảo bằng cách ức chế hoạt động của enzym chịu trách nhiệm phân hủy cortisol.

Hãy cho rễ cam thảo đã sấy khô hoặc tán bột vào cốc nước sôi, lọc và uống trà này vài ngày để kiểm soát tình trạng tụt huyết áp.

2.4 Thức uống chứa caffein

Thực phẩm chứa caffein có thể làm tăng huyết áp tạm thời. Nguyên nhân chính xác còn chưa rõ, nhưng nó có thể ức chế hoạt động của hormon chịu trách nhiệm làm giãn động mạch hoặc kích thích giải phóng hormon tuyến thượng thận. Nếu bạn thường xuyên bị tụt huyết áp, hãy uống một cốc cà phê đen mỗi sáng nhé.

2.5 Sữa và hạnh nhân

Ngâm 4 - 5 quả hạnh nhân trong nước qua đêm, sáng hôm sau bóc vỏ và xay nhuyễn. Cho thêm một cốc sữa vào hỗn hợp này và uống vào mỗi buổi sáng trong vài tuần. Bài thuốc này sẽ kích hoạt tuyến thượng thận và giúp điều trị tình trạng tụt huyết áp.

Nếu đang băn khoăn tụt huyết áp ăn gì hay uống gì thì trên đây là một gợi ý tuyệt vời cho bạn.

Lưu ý: Khi bị tụt huyết áp bạn nên tránh các loại thức uống có cồn, đặc biệt là bia, rượu vì chúng có thể làm huyết áp tụt giảm liên tục.

3.  Tụt huyết áp có nguy hiểm không?

Nhiều người quan niệm rằng chỉ tình trạng cao huyết áp mới nguy hiểm vì có thể đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, huyết áp thấp cũng gây nguy hiểm không kém.

Tụt huyết áp có thể gây chóng mặt, ngất xỉu khi não không được cung cấp đủ máu. Nguy hiểm hơn, tụt huyết áp có thể gây chảy máu không kiểm soát, nhiễm trùng nặng hoặc dị ứng cũng sẽ đe dọa đến tính mạng.

Vì thế, bạn không nên xem thường tình trạng tăng huyết áp hay tụt huyết áp.

Bình luận