Có rất nhiều thai phụ sau khi sinh con được từ 1 đến 3 tháng sẽ gặp phải hiện tượng nổi mề đay. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến, nhất là những thai phụ sinh mổ.
Thông thường, hiện tượng bị nổi mề đay sau sinh sẽ xuất hiện nhiều ở trên bụng và phần đùi. Một số trường hợp, sản phụ sẽ bị nổi mề đay khắp người và mặt, gây ra nhưng cơn ngứa ngáy vô cùng khó chịu, càng gãi thì mề đay nổi càng nhiều và càng ngứa hơn.
Nguyên nhân dẫn đến việc phai phụ bị nổi mề đay sau sinh
Theo các bác sĩ sản khoa, hiện tượng thai phụ bị nổi mề đay sau sinh phần lớn đều xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
- Do sự thay đổi các nội tiết tố ở phụ nữ sau sinh dẫn đến rối loạn nội tiết, từ đó làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể.
- Sự thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt cũng có thể gây ra tình trạng mẹ bị nổi mề đay sau khi sinh. Việc ăn uống kiêng khem cộng với phải thường xuyên thức khuya chăm bé dẫn đến mất cân bằng các dưỡng chất trong cơ thể.
Cơ thể không bài tiết được độc tố ra ngoài cũng làm xuất hiện tình trạng nổi mề đay sau sinh (Nguồn: Internet)
- Nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh có thể xuất hiện khi sức khỏe phụ nữ bị yếu, ăn chưa đủ hoặc ăn không tiêu, khiến gan thiếu máu, từ đó cơ thể không thể bài tiết được độc tố nên làm cho mề đay, mẩn ngứa xuất hiện.
- Mẹ sử dụng các loại thuốc chống viêm, huyết thanh, vắc xin không hợp lý cũng sẽ là nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh.
- Một số trường hợp, ngứa nổi mề đay sau sinh do các vết côn trùng đốt như kiến, muỗi… tạo ra.
Các triệu chứng đặc trưng của bệnh nổi mề đay sau sinh
Khi sản phụ bị nổi mề đay, cơ thể sẽ có những triệu chứng điển hình sau đây:
Da bị sẩn phù
Đây là thương tổn cơ bản xuất hiện đầu tiên, có thể xảy ra ở bất kì vùng da nào trên cơ thể với kích thước to nhỏ khác nhau.
Thường các sẩn phù sẽ nổi cao hơn trên mặt da, có màu đỏ hoặc nhạt hơn so với vùng da xung quanh.
Phù mạch
Hiện tượng này chỉ xảy ra ở một số vùng như mi mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài, gây nên các nốt ban đỏ, sẩn phù đột ngột và làm sưng to cả một vùng.
Sản phụ sẽ gặp phải các triệu chứng khác như khó thở, đi ngoài phân lỏng, đau bụng, tụt huyết áp, sốc phản vệ (trường hợp này khá nguy hiểm cần phải được xử lý kịp thời).
Hầu hết các trường hợp nổi mề đay đều gây ngứa ngáy (Nguồn: Internet)
Ngứa
Hầu hết các trường hợp phụ nữ bị nổi mề đay đều gây ngứa ngáy, khó chịu, càng gãy càng ngứa và nổi nhiều sẩn hơn. Đặc biệt, tình trạng ngứa gặp nhiều hơn khi về đêm.
Sản phụ bị nổi mề đay sau sinh phải làm sao ?
Vì đang trong giai đoạn cho bé bú nên các sản phụ khi bị nổi mề đay, nếu muốn điều trị hay uống thuốc cũng đều phải tuân theo những sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho nguồn sữa cũng như sức khỏe của trẻ.
Trong dân gian, hiện có một số cách điều trị nổi mề đay sau khi sinh bằng các loại nguyên liệu thảo dược nhằm giúp cơ thể sản phụ thải độc, thanh nhiệt, mát huyết mà chị em có thể tham khảo thêm.
-
Dùng trà thảo mộc
Trà thảo mộc (ví dụ như trà atiso, chè vằng , hoa cúc... ) có tác dụng bảo vệ gan, giúp thanh lọc cơ thể và thải độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó giúp điều trị mẩn ngứa. Không những thế, trà thảo mộc còn có khả năng tác động đến quá trình chuyển hóa chất béo, giúp các mẹ sớm lấy lại vóc dáng sau sinh.
-
Chữa mề đay bằng cây kinh giới
Trong cây kinh giới có chứa nhiều tinh dầu nóng cùng các hoạt chất có tính hàn, giúp làm ấm, giảm nhanh các triệu chứng của mề đay sau sinh.
Cách làm cực đơn giản, mẹ chỉ cần dùng cả lá và thân cây kinh giới đem rang nóng với muối tới khi vàng thì cho vào khăn, chườm trực tiếp lên vùng da bị nổi mề đay mẩn ngứa. Lặp lại nhiều lần cho đến khi hết ngứa thì dừng.
Dùng rau kinh giới chữa nổi mề đay là một trong những phương pháp dân gian được áp dụng nhiều (Nguồn: Internet)
Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể dùng nước lá kinh giới để xông hơi. Với phương pháp này, các mẹ dùng 1 nắm lá kinh giới rửa sạch, nấu cùng 2 lít nước. Khi nước sôi thì dùng chăn trùm kín lại khoảng 15 phút sẽ giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu, không còn cảm giác ngứa, các nốt mẩn đỏ cũng sẽ xẹp dần.
-
Sử dụng mướp đắng (khổ qua)
Mướp đắng có tác dụng giúp thanh nhiệt giải độc, làm mát cơ thể. Đồng thời, mướp đắng cũng giúp chống virus, diệt khuẩn nên thường được dùng để điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có mề đay mẩn ngứa.
Các mẹ thái nhỏ mướp đắng đem đun với nước khoảng 10 phút, sau đó cho một ít muối vào. Khi nước ấm thì dùng để tắm hoặc rửa vùng da bị nổi mề đay, bã mướp đắng thì đem đắp trực tiếp lên da. Sử dụng liên tục 2 ngày 1 lần để đạt hiệu quả tốt.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung mướp đắng vào thực đơn hàng ngày để làm mát cơ thể. Tuy nhiên, thực phẩm này sẽ không tốt cho những người có bệnh về gan, dạ dày và thận.
-
Tắm với nước lá khế
Lá khế có tính ôn giúp tán nhiệt độc, dùng để chữa lở, ngứa, ung nhọt rất tốt. Với các trường hợp mề đay, mẩn ngứa, việc tắm với nước lá khế cũng giúp mang lại hiệu quả điều trị rất cao.
Mẹ có thể hái 1 nắm lá khế rửa sạch rồi đem nấu với 3 lít nước, pha cho ấm rồi dùng để tắm. Sau khi tắm với nước lá khế xong thì tắm lại với nước sạch sẽ giúp làm dịu cơn ngứa. Thực hiện liên tục 2 – 3 ngày sẽ giúp giảm mề đay, mẩn ngứa.
Do sức khỏe của phụ nữ sau sinh rất nhạy cảm nên việc điều trị mề đay mẩn ngứa cũng cần được quan tâm chú trọng. Điều trị sớm căn bệnh này sẽ giúp sản phụ không còn phải chịu đựng những cơn ngứa ngáy, khó chịu, từ đó việc chăm sóc bé yêu cũng sẽ được tốt hơn.