Chờ...

Chuột rút khi mang thai: Nguyên nhân và bí quyết chữa trị nhanh hiệu quả

Hầu hết phụ nữ đều bị 'chuột rút' khi mang thai. Hiện tượng này gây nhiều phiền phức và đau đớn cho mẹ bầu. Những mẹo dưới đây sẽ giúp mẹ bầu chữa 'chuột rút' nhanh chóng để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Hầu hết mẹ bầu đều bị “tra tấn” bởi các cơn chuột rút ngay từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 3. Khi bầu càng lớn thì cường độ chuột rút càng dày lên.

1. Bị chuột rút là gì?

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho người bệnh không tiếp tục cử động được nữa.

Chuột rút gây ra cảm giác đau bởi sự co rút, thường là co cơ. Tuy mọi bắp thịt đều có thể bị chuột rút nhưng bệnh hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Chuột rút gây nguy hiểm nếu bạn đang bơi dưới nước hay khi đang lái xe.

Chuột rút có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng có xu hướng gia tăng khi tuổi cao và đặc biệt là phụ nữ mang thai.

bi-quyet-chua-bi-chuot-rut-khi-mang-thai-cho-me-bau-voh-1

Vì sao bà bầu dễ bị chuột rút khi mang thai? (Nguồn: Internet)

2. Nguyên nhân bị chuột rút khi mang thai

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị chuột rút. Cụ thể là:

2.1 Do trọng lượng tăng nhanh

Ở những người bình thường, chuột rút được xem là một hiện tượng còn đối với bà bầu thì chúng được xem như một chứng bệnh với tần số xuất hiện nhiều.

Các bác sĩ chuyên khoa cũng chỉ ra, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị chuột rút là trọng lượng cơ thể ngày càng tăng lên, gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân khiến chuột rút (nhất là về đêm và càng đến cuối thai kỳ càng xảy ra thường xuyên hơn).

2.2 Dây chằng bị béo căng

Vào đầu thai kỳ, bà bầu hay bị ốm nghén, nôn ói và không ăn uống được khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, mất nước, mất cân bằng điện giải,…dẫn đến chứng co cứng cơ.

Khi thai càng lớn lên, tử cung mẹ cũng phải giãn rộng ra để có đủ không gian cho con. Điều này đồng nghĩa với các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng, gây nên các cơn đau nhức, co rút ở vùng bụng,…

2.3 Do thiếu canxi

Một nguyên nhân phổ biến khác khiến bà bầu bị chuột rút là thiếu canxi.

Trong giai đoạn mang thai, nhất là giai đoạn cuối thai kỳ, nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi. Khi lượng canxi không được cung cấp đầy đủ, cơ thể mẹ có xu hướng tự rút canxi để truyền cho bé. Thiếu canxi khiến cơ bắp mẹ đau nhức, dễ căng cứng cơ, co rút,…

Vai trò của Sắt và Canxi trong thời kỳ mang thai: Canxi và sắt là 2 loại khoáng chất cần được đặc biệt chú ý trong thời gian người mẹ mang thai.

3. Cách xử lý khi bị chuột rút khi mang thai

Khi chân bị chuột rút, mẹ bầu ngay lập tức thực hiện các động tác sau đây để xử lý:

  • Căng duỗi cơ ở mức cực đại, duỗi thẳng đầu gối, túm lấy bàn chân và kéo ngược về phía mình. Ban đầu mẹ sẽ cảm thấy khó chịu nhưng sau đó cơn đau do chuột rút sẽ dịu dần.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng các cơ với một chai nước ấm (hoặc khăn nhúng nước nóng) để giúp các cơ thư giãn. Đi bộ vài phút cũng sẽ giúp chân mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn.

bi-quyet-chua-bi-chuot-rut-khi-mang-thai-cho-me-bau-voh-2

Massage để xử lý tình trạng chuột rút khi mang thai (Nguồn: Internet)

4. Làm thế nào để giảm tình trạng chuột rút khi mang thai?

Điều quan trọng đầu tiên mẹ cần nhớ để tránh bị chuột rút khi mang thai là cần bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết từ thực đơn hàng ngày. Khi nhu cầu canxi tăng lên, mẹ có thể bổ sung thêm bằng cách uống viên canxi tổng hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trong trường hợp bị thiếu canxi nặng, mẹ bầu sẽ được chỉ định tiêm bổ sung trực tiếp vào tĩnh mạch.

Bên cạnh việc bổ sung canxi, mẹ bầu có thể thực hiện các mẹo dưới đây để giảm tình trạng chuột rút khi mang thai:

  • Thứ nhất, để đôi chân được vận động, thư giãn thường xuyên, tránh tình trạng đứng hoặc ngồi lâu 1 chỗ. Nếu làm việc văn phòng, mẹ bầu hãy tranh thủ thời gian để đứng lên đi lại, ngồi với tư thế thoải mái, duỗi và vận động chân thường xuyên.
  • Thứ hai, massage chân: Hãy nhẹ nhàng xoa bóp, massage từ đùi đến bắp chân, các ngón chân, mắt cá,…để máu được lưu thông tốt hơn và các cơ cũng được thư giãn.
  • Thứ ba, kê chân lên gối mềm: Khi ngủ hoặc nằm nghỉ ngơi, mẹ bầu có thể kê chân cao một chút với chiếc gối hoặc chăn mềm để không cản trở sự thông máu, tránh bị chuột rút.
  • Thứ tư, ăn uống đầy đủ: Đặc biệt là uống đủ nước mỗi ngày để tránh bị mất nước, mất cân bằng điện giải gây co cứng cơ.
  • Thứ năm, tập luyện mỗi ngày: Tùy vào tình trạng sức khỏe và tình hình thai nghén, mẹ có thể tham khảo những bài tập phù hợp để cơ thể khỏe mạnh, linh hoạt, máu lưu thông tốt. Đi bộ, yoga và những bài tập cho chân là một gợi ý cho mẹ.

5. Gợi ý món ăn hỗ trợ giảm chứng chuột rút khi mang thai

Cháo hến

Nguyên liệu:

  • Hến sông 1,5 kg.
  • Gạo tẻ 100g.
  • Gia vị gồm chanh, ới.

Cách làm:

Hến luộc chín, lấy nước và thịt bỏ vỏ. Nấu cháo bằng nước luộc hến với gạo tẻ, thịt hến trộn gia vị. Sau khi phi hành mỡ thơm, cho thịt hến vào cùng gia vị vào xào chín.

Chờ khi cháo chín kỹ, cho món xào này vào trộn đều là được, thêm chanh ớt, rau thơm và ăn lúc nóng. Mỗi tuần dùng 3 – 4 lần.

Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng chuột rút khi mang thai. Những chia sẻ này chắc chắn sẽ rất bổ ích dành cho các mẹ bầu.